Tiêu chí là gì? Thước đo sự chuẩn mực để đánh giá mọi vấn đề

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2021-04-13 09:49:38

Có lẽ, tiêu chí là thuật ngữ mà chúng ta đã nghe, đã sử dụng một cách rất thường xuyên. Thế nhưng, nếu như được hỏi “tiêu chí là gì” thì liệu bạn có thực sự rành mạch để đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về thuật ngữ này? Cùng tìm hiểu sâu hơn về tiêu chí là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Trang vàng doanh nghiệp

1. Tìm hiểu chính xác về định nghĩa “tiêu chí là gì?”

Thuật ngữ tiêu chí xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta hiện nay. Từ những tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn học cho tới các tiêu chí đánh giá về chuẩn mực đạo đức hay tiêu chí đánh giá về sự phát triển kinh tế,... Bất kể phương diện nào thì tiêu chí cũng được nhắc tới và coi đó như một thước đo của những sự chuẩn mực. 

Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây chính là, bạn hiểu “tiêu chí là gì?”

Tiêu chí là gì?
Tiêu chí là gì?

Một cách chính xác thì tiêu chí chính là những chuẩn mực cụ thể được đặt ra và dùng để đưa ra các đánh giá cụ thể và khách quan nhất về một sự vật hay sự việc bất kỳ nào đó. Các chuẩn mực đó có thể là những chuẩn mực về thời gian, chuẩn mực về năng suất, chuẩn mực về mặt chất lượng, cùng với đó chính là việc xem xét về sự tuân thủ theo đúng các quy định đã được đề ra. Kết quả được đưa ra cuối cùng sẽ phản ánh được sự bền vững cũng như tính hiệu quả của những tiêu chí được sử dụng trong quy trình đánh giá.

Một cách ngắn gọn và chính xác hơn thì tiêu chí sẽ là những chuẩn mực về các yêu cầu khác nhau được đưa ra nhằm mục đích phân tích và đánh giá về một sự vật hay sự việc bất kỳ nào đó được nhắc đến. Kết quả của quá trình đó sẽ phản ánh những tiêu chí được sử dụng có thực sự hiệu quả và có tính bền vững hay không.

Hiện nay, tiêu chí được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực của con người. Mỗi một lĩnh vực khác nhau thì các tiêu chí được đưa ra đều có sự khác nhau để có thể đánh giá và phản ánh được đúng bản chất, tình hình của mỗi sự việc, sự vật trong từng giai đoạn cụ thể.

Thực tế thì các tiêu chí có thể thay đổi. Điều này sẽ phụ thuộc vào thời gian, hoàn cảnh xã hội cũng như năng suất trung bình ở thời điểm đó của từng lĩnh vực cụ thể. Mọi sự thay đổi của tiêu chí đều cần phải phản ánh đúng bản chất của tình hình xã hội thời điểm được thay đổi nhằm đảm bảo tính khách quan cũng như chính xác nhất của tiêu chí cho việc đánh giá.

xem thêm:Các tiêu chí đánh giá nhân viên của các doanh nghiệp

Là các chuẩn mực được đặt ra
Là các chuẩn mực được đặt ra

Những tiêu chí được đặt ra dùng để là thước đo cho sự chuẩn mực ở mức cao nhất. Mỗi một người, dựa trên những tiêu chí nhất định thì sẽ có thể phấn đấu và hoàn thành được những mục tiêu đã đề ra một cách tốt nhất, đúng phương hướng nhất. Đồng thời, tiêu chí sẽ được xem như một công cụ trong việc đánh giá và mang tính khoa học cao. Nhờ có các tiêu chí mà việc đánh giá trở nên dễ dàng, thuận lợi cũng như nhanh hơn rất nhiều.

Về cơ bản thì tiêu chí chính là những yếu tố không thể thiếu hiện nay trong bất kỳ lĩnh vực nào của mỗi con người hay rộng hơn chính là mỗi quốc gia. Các tiêu chí về việc đánh giá sự phát triển của một đất nước sẽ giúp đất nước đó biết phấn đấu như thế nào để đạt được mục tiêu là một nước phát triển, hòa bình và dân chủ. Các tiêu chí đánh giá một nhà quản lý tốt sẽ giúp vị giám đốc đó cần làm gì để đạt được mục tiêu về doanh số hay chỉ tiêu cũng như công tác quản lý nhân viên hiệu quả,....

Tóm lại thì tiêu chí được hiểu là những chuẩn mực cụ thể được đặt ra và có ý nghĩa trong việc đánh giá và giúp chúng ta có định hướng đúng trong việc hoàn thành các mục tiêu để đáp ứng tốt các tiêu chí. Và việc đặt ra những tiêu chí phù hợp cho một lĩnh vực cụ thể sẽ là một bài toán cho những người lãnh đạo trong việc xây dựng tiêu chí khách quan, hiệu quả và bền vững.

Đánh giá sự vật, sự việc
Đánh giá sự vật, sự việc

2. Tiêu chí đánh giá về quản trị nhân sự

Nhân sự là lĩnh vực mà đòi hỏi người quản lý cần phải vận dụng hết tất cả những kỹ năng của mình. Từ kỹ năng mềm trong vấn đề giao tiếp, xử lý tình huống cho tới kỹ năng chuyên môn như các kiến thức về tâm lý, hành vi con người,... Với mỗi một quốc gia hay một doanh nghiệp cụ thể thì sự phát triển bền vững nhất chính là phát triển ở con người. Do đó mà việc quản trị nhân sự một cách hiệu quả là điều cần được quan tâm và chú ý sát sao.

Tất nhiên, để có thể đánh giá được sự hiệu quả trong công tác quản trị nhân sự thì chúng ta sẽ cần đến các tiêu chí. Vậy, các tiêu chí trong việc đánh giá sự hiệu quả của công tác quản trị nhân sự là gì?

2.1. Sự ổn định của nhân sự

Với mỗi doanh nghiệp hiện nay, việc thay đổi nhân sự thường xuyên sẽ cho thấy được sự mất ổn định cũng như lủng củng trong vấn đề quản lý của doanh nghiệp đó. Điều này sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy không được ổn định để có thể cống hiến cũng như gắn bó một cách lâu dài với doanh nghiệp.

Tiêu chí đánh giá nhà quản lý nhân sự
Tiêu chí đánh giá nhà quản lý nhân sự

Các nhà quản lý nhân sự cần là người cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên với công ty cũng như chủ doanh nghiệp. Sự mất cân bằng sẽ dẫn đến việc mất đi sự ổn định của nhân sự nói chung và gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn trong tương lai. Do đó, việc làm hài lòng hai bên là điều mà nhà quản trị nhân sự cần thực hiện và đảm bảo.

2.2. Tuyển đúng người, dùng đúng việc

Mỗi một việc làm sẽ có yêu cầu và tính chất khác nhau và mỗi người sẽ có khả năng cũng như sự đáp ứng công việc ở mức khác nhau. Nhà quản trị nhân sự cần phải tuyển dụng đúng người cho từng việc làm thì mới có thể phát huy được khả năng của nhân viên cũng như đảm bảo sự hiệu quả trong công việc.

Quá trình sàng lọc ứng viên tốt sẽ tạo nên sự gắn kết và hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp và nhân viên. Chỉ khi tuyển đúng người và phân đúng việc thì doanh nghiệp mới đạt được hiệu suất và hiệu quả công việc tốt. Bới một nhân viên giỏi và làm đúng chuyên môn của mình sẽ có thể đạt được hiệu suất cao gấp 4 lần cho doanh nghiệp. Và đó chính là lợi thế mang tính bền vững để doanh nghiệp có thể đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường. Vì thế mà tuyển dụng nhân tài luôn là điều mà các nhà quản trị nhân sự cần chú trọng. 

6 tiêu chí được đề ra
6 tiêu chí được đề ra

2.3. Xây dựng team làm việc 

Làm việc theo nhóm hay phòng ban chính là một sơ đồ tổ chức quản lý phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp. Việc phân đúng người theo từng nhóm nhất định sẽ giúp công việc được hiệu quả hơn và làm việc nhóm với những người phù hợp sẽ tạo ra những năng lượng tích cực giúp nhân viên có cảm hứng làm việc hơn rất nhiều.

Và với mỗi nhà quản trị nhân sự,. để đánh giá liệu họ có thực sự sắp xếp đúng từng nhóm hay không thì các tiêu chí sau đây sẽ là những điều cần được đưa ra. 

- Sự sắp xếp và bố trí người nào làm việc cùng với người nào để có thể đem lại hiệu quả cao nhất?

- Mỗi nhân viên có thể phát huy được một cách tối đa về những nội dung hay khía cạnh mà team cần đạt được.

- Đảm bảo cho mâu thuẫn ít có nguy cơ xảy ra nhất.

2.4. Sự khen thưởng và bồi thường dựa trên kết quả của công việc

Khen thưởng và bồi thường chính là quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi nhân viên hay người lao động hiện nay. Làm tốt và có kết quả xuất sắc thì nhà quản trị cần khen thưởng. cùng với đó, khi nhân viên không hoàn thành trách nhiệm thì cần phải bồi thường cho những điều mà mình chưa chịu trách nhiệm hoàn thành một cách tốt nhất.

Khen thưởng và bồi thường
Khen thưởng và bồi thường

Việc khen thưởng sẽ là động lực giúp cho nhân viên được nhận khen thưởng cũng như những nhân viên khác cố gắng hơn nữa để thực hiện công việc của mình tốt nhất có thể. Và sự bồi thường là điều xảy ra khi nhân viên chưa hoàn thành trách nhiệm. Cả hai việc này đều cần đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong việc đưa ra các quyết định của nhà quản lý nhân sự. Cần phải quyết định sao cho dù bị bồi thường nhưng nhân viên cũng phải cảm thấy “tâm phục khẩu phục” chứ không phải cảm giác oan ức với chính mình.

Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng

2.5. Việc đào tạo và nâng cao trình độ của nhân viên

Những vị trí cao hơn với mức lương thưởng hấp dẫn hơn sẽ là những điều giúp cho sự gắn bó của nhân viên và doanh nghiệp trở nên bền chặt hơn. Chính vì thế mà việc phát triển nhân lực cho những vị trí tốt hơn là điều mà các nhà quản lý nhân sự không thể không thực hiện.

Đặc biệt là với những nhân viên giỏi, họ luôn cố gắng để có thể trau dồi kiến thức, nâng cao chuyên môn của bản thân để hướng tới các vị trí tốt hơn. Do vậy mà các khóa đào tạo, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ là những buổi mà các nhà quản trị nhân sự cần tổ chức và thực hiện được. Và tất nhiên, sẽ không có bất kỳ một bữa cơm nào miễn phí cả. người lao động có thể học tập mà không mất bất kỳ một chi phí nào, tuy nhiên, cam kết về việc cống hiến sau quá trình học sẽ luôn là điều cần thiết để mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Đào tạo nhân viên
Đào tạo nhân viên

Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn

2.6. Luôn chú trọng đến việc đảm bảo sự công bằng

Trong mỗi một doanh nghiệp thì những nhân viên được coi là COCC hay được gửi gắm bởi các đối tác là điều không hề thiếu. và điều này đặt ra bài toán cho các nhà quản trị nhân sự giữa việc dung hòa nhân tài có thực lực và những nhân viên có bối cảnh đặc biệt trong công ty. 

Một nhà quản trị nhân sự tài năng là người biết cách ghi nhận những đóng góp của những nhân viên có năng lực và giúp họ cảm thấy mình được công nhận cũng như đang có những đóng góp quan trọng cho công ty. Còn với những nhân viên được gửi gắm thì cần một sự sắp xếp vị trí sao cho phù hợp nhất để họ có thể học tập và phát huy được những tiềm năng của chính mình.

Cơ bản thì đây sẽ là 6 tiêu chí cho việc đánh giá sự hiệu quả của nhà quản trị nhân sự trong công việc của mình. Với 6 tiêu chí này bạn có thể thấy được nhà quản lý nhân sự thực sự không phải là một công việc dễ dàng, thế nhưng, nếu thỏa mãn được 6 tiêu chí này thì bạn sẽ thực sự là một người “cầm quân” hiệu quả cũng như “săn đầu người” một cách đáng gờm.

Sự công bằng
Sự công bằng

Trên đây chính là những thông tin chi tiết về tiêu chí là gì. hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu chính xác hơn về tiêu chí cũng như các tiêu chí được đặt ra với một nhà quản trị nhân sự tài ba.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: