1. Ngành tiếng Anh thương mại có tiềm năng lớn
Tiếng Anh thương mại là ngành học nghiên cứu đào tạo các sinh viên các kỹ năng, kiến thức chuyên môn về hai lĩnh vực ngoại ngữ và kinh tế thương mại. Hiểu đơn giản, tiếng Anh thương mại là ngành học kết hợp cả kinh tế thương mại và ngôn ngữ Anh, hai ngành này kết hợp nhiều kiến thức và mang tính ứng dụng qua lại.
Kể từ khi xuất hiện, đây đã là một ngành rất thu hút các bạn trẻ, có nhiều phần học thú vị và là chương trình đào tạo chuẩn được công nhận. Do đó, tiềm năng phát triển của ngành tiếng Anh thương mại vô cùng lớn, đặc biệt trong việc ứng dụng được đa dạng các chuyên ngành.
Đồng thời, nhờ các yêu cầu mở rộng quốc tế, sinh viên học ngành tiếng Anh thương mại sẽ có được hai công cụ song song trong tay giúp phát triển kiến thức và cơ hội việc làm cao. Đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp về các ứng viên có kiến thức về ngoại ngữ và kinh tế thương mại ngày càng cao, vì vậy các bạn sinh viên cần phải nỗ lực trau dồi các kiến thức và kinh nghiệm thực tế để có nhiều lợi thế trong tương lai.
2. Giải đáp tiếng Anh thương mại ra làm gì?
2.1. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành tiếng Anh thương mại
Câu hỏi “Tiếng Anh thương mại ra làm gì?” là thắc mắc của rất nhiều bạn đang có ý định học ngành này. Cơ hội việc làm của ngành tiếng Anh thương mại rất lớn và bạn có thể làm những công việc như sau:
2.1.1. Làm thông dịch viên
Ngành đầu tiên bạn có thể tham khảo đó là thông dịch viên tiếng Anh thương mại. Bởi trên thực tế, ở Việt Nam có rất nhiều công ty và doanh nghiệp nước ngoài, nhưng họ lại là người nước ngoài nên sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ là không thể tránh khỏi. Vì vậy, họ cần tìm kiếm những người làm thông dịch viên hoặc phiên dịch viên giúp họ phiên dịch. Nghề này có thể được xem là cầu nối giữa thị trường nước ta và các công ty nước ngoài.
Khi làm nghề này, bạn cần chuyển đổi các hợp đồng hay giao dịch tiếng Anh thương mại, các cuộc họp hoặc gặp gỡ các đối tác từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Do đó, các kỹ năng tiếng Anh của bạn cần phải thành thạo để có thể biểu đạt từ ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau. Vậy nên bạn cần nâng cao, trau dồi các kiến thức và kỹ năng tiếng Anh thương mại thì mới có thể làm tốt công việc này.
2.1.2. Chuyên viên xuất nhập khẩu
Để làm tốt chuyên viên xuất nhập khẩu, bạn cần phải có kiến thức chính xác về các quy trình xuất nhập khẩu, có khả năng soạn thảo các văn bản, chứng từ hay hợp đồng giao dịch bằng tiếng Anh cho công ty của mình. Đồng thời, bạn cần có sự kiến thức về hàng hóa và xu hướng thị trường ở Việt Nam và quốc tế.
Do đó, bạn không thể thiếu hai kỹ năng tin học văn phòng và kỹ năng về tiếng Anh tốt. Bên cạnh đó, để có thể tự tin hơn trong công việc, bạn cần trang bị thêm các kỹ năng như giải quyết vấn đề hay thuyết phục…
2.1.3. Trợ lý, thư ký giám đốc
Khi bạn thắc mắc học tiếng Anh thương mại ra làm gì, thì trợ lý hay thư ký giám đốc cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Trợ lý, thư ký giám đốc có nhiệm vụ là sắp xếp, phụ trách các công việc và lên lịch phù hợp với tiến trình hoạt động của công ty, doanh nghiệp, lưu trữ các tài liệu, theo dõi lịch trình… Bạn cũng là người thay mặt cho giám đốc giải quyết những công việc không quá nghiêm trọng và báo cáo kết quả lên cấp trên.
Do phải thường xuyên đọc các tài liệu và hợp đồng bằng ngôn ngữ Anh, nên bạn cần phải có khả năng ngoại ngữ tốt. Bên cạnh đó, kỹ năng phiên dịch là không thể thiếu vì bạn phải giám sát, kiểm tra nội dung của các hợp đồng. Bên cạnh đó, để có thể giao lưu và thương lượng dễ dàng với đối tác, bạn cần phải có kỹ năng thuyết trình và kỹ năng giao tiếp.
2.1.4. Làm giảng viên
Giảng viên ngành tiếng Anh thương mại cũng là một lựa chọn bạn có thể tham khảo sau khi tốt nghiệp tiếng Anh thương mại. Bạn có thể làm giảng viên ngành học này tại các trường Cao đẳng hay Đại học trên cả nước. Đặc biệt, nhu cầu về ngành này ngày càng lớn nên trường sẽ ưu tiên những sinh viên xuất sắc ở lại trường giảng dạy.
Tuy vậy, đây là công việc không phải đơn giản vì đòi hỏi bạn cần có các kỹ năng tiếng Anh xuất sắc kèm theo có khả năng nghiệp vụ sư phạm tốt thì mới có thể làm được công việc này. Để có đủ điều kiện làm giảng viên tiếng Anh thương mại, bạn cần học thêm cao học và tối thiểu là trình độ Thạc sĩ thì mới đủ điều kiện tham gia ứng tuyển. Bạn cũng có thể tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng khối ngành về thương mại hoặc kinh tế.
2.1.5. Biên tập viên chuyên môn
Các cơ quan truyền thông luôn mong muốn tìm kiếm cho mình những ứng viên có khả năng làm việc đa ngành, linh hoạt như ngành tiếng Anh thương mại để vào làm việc tại các vị trí phóng viên, biên tập viên, chuyên viên chuyên mục kinh tế hoặc nhà báo.
Sinh viên ngành tiếng Anh thương mại cần sử dụng kiến thức và trình độ ngoại ngữ của mình để cập nhật nhanh chóng các thông tin về kinh tế trong nước và quốc tế. Đồng thời, khi học tập và làm việc với đội ngũ của cơ quan truyền thông, bạn sẽ được trau dồi các kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong quá trình làm việc.
2.1.6. Làm nghiệp vụ tại các tổ chức kinh tế – xã hội
Bạn có thể làm nghiệp vụ tại các tổ chức xã hội, kinh tế ở Việt Nam và nước ngoài, tuy nhiên nghề này đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu và nghiên cứu nhiều hơn, do đó bạn cần xác định khả năng làm việc tại những dự án nghiên cứu chuyên sâu.
Ngoài các dự án này, bạn cũng cần thực hiện nhiều các dự án nghiên cứu về tính hình kinh tế xã hội và thị trường. Vì vậy, bạn có sự năng động và vốn tiếng Anh tốt trong ngành kinh tế thương mại sẽ là lợi thế lớn.
2.1.7. Làm việc trong bộ phận chức năng
Ngoài ra, bên cạnh các công việc trên, bạn có thể làm việc tại các bộ phận chức năng của doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, đa quốc gia hay các doanh nghiệp có vốn nước ngoài như hải quan, xuất nhập khẩu, kinh doanh, marketing, retail sales…
Ngoài ra, khi làm việc tại các vị trí này, bạn sẽ được phát huy tự do hết các lợi thế của mình và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Do đó, bạn nên cân nhắc ứng tuyển vào các công việc thực hiện giao tiếp nhiều, đòi hỏi sự năng động và hoạt động ở môi trường ngoài vì đây là lợi thế của sinh viên ngành tiếng Anh thương mại, bạn cũng sẽ tránh được sự cạnh tranh của sinh viên ngành kinh tế.
2.2. Nên học tiếng Anh thương mại ở đâu?
Tiếng Anh thương mại đang ngày càng phát triển, do đó nhiều trường Cao đẳng, Đại học đã đưa giáo trình về đào tạo tiếng Anh thương mại vào trong chương trình đào tạo và giảng dạy.
Một số trường học đào tạo ngành tiếng Anh thương mại tốt nhất ở Việt Nam như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Hoa Sen, Đại học Thương mại, Đại học tài chính Marketing TP.HCM, Đại học hàng hải, Cao đẳng Kinh tế đối ngoại (thuộc Bộ công thương), Đại học Ngân hàng TP.HCM…
Ở các trường này, bạn có thể xét tuyển những khối học phù hợp chuyên ngành của mình như: Khối D1, A1, D14, D10…
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã trả lời được câu hỏi “Tiếng Anh thương mại ra làm gì?” và những thông tin bổ ích về chuyên ngành này. Đây là một ngành học đang vô cùng “hot” và nổi bật trong những năm trở lại đây. Do đó, nếu bạn yêu thích tiếng Anh và kinh tế thì có thể hướng nghiệp đến ngành này để có cơ hội phát triển trong tương lai bằng những cơ hội việc làm lớn.
Tham gia bình luận ngay!