1. Thông tin tổng quan về thuốc kê đơn
1.1. Giải đáp thuốc kê đơn là gì?
Thuốc kê đơn là loại thuốc được chỉ định bởi bác sĩ, thường được bán ở bệnh viện. Các bác sĩ đã căn cứ theo đúng tình trạng của bệnh nhân để kê đơn thuốc. Vì thế, người bệnh cần uống đúng theo số lượng, đúng loại thuốc và đúng thời gian để mang lại hiệu quả chữa bệnh và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Để điều chỉnh hành vi của các y bác sĩ, dược sĩ cũng như các bệnh nhân khi sử dụng thuốc, nước ta đã ban hành những điều khoản chi tiết về Luật dược về thuốc kê đơn. Các bạn có thể tìm hiểu tại khoản 10 điều 2 trong Luật dược.
Các loại thuốc kê đơn đã được nhà nước quy định không được phép quảng cáo ở tất cả các hình thức (bao gồm tờ rơi, quảng cáo truyền hình, quảng cáo internet, truyền thông mạng xã hội,...). Các nhóm thuốc trong thuốc kê đơn thường thấy nhất là các loại thuốc kháng sinh, dung dịch truyền tĩnh mạch (bù nước, cung cấp dinh dưỡng, thay thế huyết tương, cầm huyết), paracetamol.
1.2. Ai được phép kê đơn thuốc?
Những người được phép kê đơn thuốc bao gồm các bác sĩ làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế hợp pháp; y sĩ làm việc tại các trạm y tế xã (huyện); y sĩ y học cổ truyền, hộ sinh tại các trạm y tế trong trường hợp không có bác sĩ hoặc được chỉ định). Ngoài ra, các cá nhân khác không được phép cấp thuốc cho người bệnh ở bất kỳ trường hợp nào.
Một đơn thuốc được kê cần phải đảm bảo mang lại hiệu quả chữa bệnh, an toàn với bệnh nhân, đầy đủ (không thừa, không thiếu) để tiết kiệm kinh tế cho các bệnh nhân đang điều trị.
1.3. Các nhóm thuốc kê đơn hiện nay
Để dễ dàng phân biệt, nhận biết và quản lý thuốc, người ta đã chia thuốc kê đơn thành các danh mục, bao gồm: thuốc gây nghiện, thuốc gây mê, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị virus, thuốc điều trị nấm, thuốc điều trị giun sán, thuốc cấp cứu và chống độc, thuốc điều trị gút, thuốc điều trị lao, thuốc điều trị sốt rét, thuốc điều trị parkinson, thuốc điều trị đau nửa đầu, thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch, thuốc hướng tâm thần, thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc điều trị ung thư, thuốc chống đông máu, máu, chế phẩm từ máu, thuốc chẩn đoán, thuốc chống loét dạ dày, thuốc hooc môn, huyết thanh, thuốc giãn cơ, sinh phẩm chữa bệnh, thuốc rối loạn cương, dung dịch truyền tĩnh mạch, thuốc co - giãn đồng tử, thuốc thúc đẻ, cầm máu, chống sinh non, thuốc điều trị hen.
2. Tìm hiểu về thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn
2.1. Bật mí về sự khác biệt giữa hai loại thuốc này
Nếu như thuốc kê đơn được phân phối chủ yếu trong bệnh viện thì thuốc không kê đơn thì có thể tìm được ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Các loại thuốc này thường là những thuốc dành cho những bệnh có thể tự điều trị tại nhà, không cần thiết sự thăm khám của bác sĩ, dược sĩ ở quầy thuốc hoặc chính bệnh nhân đó có thể tự tạo đơn thuốc.
Các loại thuốc không kê đơn thường có độc tính thấp, không gây tác động quá nghiêm trọng tới người bệnh. Đồng thời, thuốc còn có thể sử dụng cho nhiều nhóm tuổi. Với những người bệnh đang thực hiện điều trị hoặc theo dõi lâm sàng thì sẽ không bị ảnh hưởng, thay đổi kết quả bởi thuốc không kê đơn.
Người bệnh sẽ không bị lệ thuộc bởi những loại thuốc này, có thể ngừng ngay khi cần thiết. Ngoài ra, thuốc thường hoạt động riêng rẽ, ít có tương tác hay phản ứng với các loại thuốc, thực phẩm đồ uống khác.
2.2. Cách nhận biết thuốc kê đơn thông qua bao bì
Các nhà sản xuất thuốc đã ghi chú rõ trên bao bì sản phẩm, các loại thuốc kê đơn sẽ có ký hiệu của chữ Rx. Trong hướng dẫn sử dụng của thuốc cũng có sử dụng ký hiệu này, các bạn có thể dễ dàng tìm thấy ký hiệu này trên bao bì để phân biệt với các loại thuốc không kê đơn. Nếu trên bao bì không có ký hiệu Rx thì chắc chắn là thuốc không kê đơn.
3. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc kê đơn
Hiện nay, việc người dân tự ý mua và sử dụng thuốc rất nhiều, nhất là trong các trường hợp cảm cúm. Mọi người thường lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc không theo chỉ định làm hệ miễn dịch của cơ thể không được hoạt động, bị nhờn thuốc. Dần dần, cơ thể không thể thiết lập cơ chế kháng bệnh tật, việc uống thuốc khi ốm cũng lâu khỏi hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Thế nên, khi bị những bệnh nhẹ như cảm cúm như ho thì có thể sử dụng các phương pháp dân gian như mật ong và chanh, giúp bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe. Khi bị bệnh nặng, tốt nhất là đến các cơ sở y tế để thăm khám và được kê đơn phù hợp.
Theo quy định thì đơn thuốc chỉ có hiệu lực trong 5 ngày, nên nếu đã quá thời gian thì các bạn cần gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc mới. Ngoài ra, đơn thuốc chỉ được kê tối đa 30 ngày, sau khi sử dụng 30 ngày thì cần kê đơn thuốc mới. Quy định này được đặt ra để các bác sĩ có thể theo dõi được chính xác tình hình của bệnh nhân hiện tại, cập nhật đơn thuốc theo đúng tình trạng đang gặp phải đề có phương án điều trị tốt nhất.
Đặc biệt, có một số người không thích hợp với một số các thành phần có trong thuốc thì cần phải ghi nhớ các thành phần này. Khi sử dụng thuốc cần khai báo với bác sĩ để có phương án điều trình phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cuối cùng, chúc các bạn có sức khỏe thật tốt, hạn chế việc sử dụng thuốc, giữ gìn một cơ thể luôn khỏe mạnh để học tập và làm việc hiệu quả. Nhất là trong thời điểm hiện tại, khi bệnh dịch ngày càng tràn lan mạnh mẽ, ai cũng có thể là đối tượng có thể bị lây nhiễm. Hãy tuân thủ 5K để bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh bạn nhé!
Trên đây là toàn bộ nội dung về thuốc kê đơn là gì. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã trang bị thêm được những kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.
Tham gia bình luận ngay!