Các thuật ngữ marketing quan trọng cần phải biết

Icon Author Lê Kiều Anh

Ngày đăng: 2021-06-05 11:04:14

Khi giao tiếp với nhau trong công việc có tính chất ngành nghề đặc trưng, mọi người thường dùng đến các thuật ngữ tiếng Anh để mô tả chính xác nhất ý nghĩa các vấn đề muốn nhắc đến. Bởi khi dịch ra tiếng Việt phải giải trình rất dài mới hiểu hết được ý ngữ các từ tiếng Anh đó. Hãy cùng nhìn lại các thuật ngữ marketing cần phải biết cho người làm marketing.

1. KPI

Là ký hiệu viết tắt của Key Performance Indicator dịch nôm na ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ số hoạt động quan trọng. KPI là mức đo lường kết quả làm việc của nhân viên trong 1 thời gian nhất định.

KPI là Key Performance Indicator
KPI là Key Performance Indicator

KPI được dùng như mục tiêu trong kế hoạch phải đạt được trong khoảng thời gian cụ thể, mà cấp đặt ra cho cấp dưới của mình. KPI được dùng phổ biến ở tất cả ngành nghề chứ không chỉ chuyên ngành marketing.

Ví dụ: marketing trên mạng xã hội, yêu cầu KPI đạt 10.000 lượt tiếp cận trong 1 ngày tối đa 2 vài viết.

2. PR

Quan hệ công chúng được dịch ra từ Public Relations (PR) được hiểu là các hình thức tiếp thị, quảng cáo thực tế đến mọi người. Giữ mối quan hệ giữa công ty và cộng đồng khách hàng bằng những biện pháp chuyên ngành.

3. SEO

Search Engine Optimization được hiểu là phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Những người làm SEO có trách nhiệm phải tăng các lượt truy cập vào web của công ty trên công cụ tìm kiếm như google, facbook, …

Thực hiện các cách khác nhau để người dùng truy cập vào trang web nhiều hơn mà không phải trả phí quảng cáo.

4. SEM

Tương tự giống SEO nhưng bao hàm rộng hơn, SEM - Search Engine Marketing cũng có các công việc giống SEO kèm thêm những tương tác, quảng cáo trả phí. SEM sử dụng nhiều công cụ để nghiên cứu hơn, sử dụng tài nguyên của công ty chạy quảng cáo để thu lại được nguồn khách hàng tiềm năng. 

SEM là gì
SEM là gì

5. A/B testing

Hay được gọi là thử nghiệm A/B là phương pháp để nghiên cứu người tiêu dùng bằng hình thức lấy phép thử ngẫu nhiêu A và B so sánh trên biến thể chung. Mục đích để đưa ra phương án tối ưu hơn trong marketing.

6. Audience Segmentation

Đây là một quá trình phải có trong ngành marketing, được dịch khá sát nghĩa tiếng Việt là phân khúc khối lượng. Nhiệm vụ của quá trình này là phân chia nhóm khách hàng thành nhiều đối tượng khác nhau.

Mục đích của việc phân chia nhóm đối tượng để tạo được nội dung mang tính cá nhân hóa, có những đặc tính riêng của mỗi nhóm. Nhằm đạt độ hiệu quả trong marketing.

7. CRM

Quản lý thông tin khách hàng - Customer Relationship Management là một trong những phương pháp quản lý dữ liệu liên quan đến thông tin của khách hàng: số điện thoại, sở thích, nhu cầu tiêu dùng, …

Quản lý thông tin khách hàng có hệ thống tạo nên sự hiệu quả trong việc giao tiếp và phục vụ khách tốt hơn, giữ khách hàng ở lại lâu hơn với công ty.

Xem ngay: bản mô tả công việc nhân viên Marketing chi tiết nhất

8. Chatbot messenger

Là một phần mềm trả lời tự động trên các nền tảng giao tiếp với khách hàng. Chatbot messenger sử dụng trí tuệ nhân tạo thực hiện các cuộc trò chuyện tự động, giúp công ty có thể giao tiếp với khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Chatbot messenger là phần mềm trả lời tự động
Chatbot messenger là phần mềm trả lời tự động

Chatbot đang được sử dụng khá phổ biến và đem lại hiệu ứng tốt từ khách hàng. Xây dựng được mối quan hệ với khách hàng mới mà không tốn nhân lực trực 24/24 chăm sóc khách hàng.

9. Remarketing

Phương pháp marketing lại các đối tượng đã tiếp cận với quảng cáo nhưng không mua sản phẩm gì. Những đối tượng có tương tác với web nhưng không sử dụng sản phẩm của công ty.

Dựa trên những thông tin khách hàng để lại khi tương tác với web hoặc page của công ty, có thể remarketing nếu thấy đối tượng khách hàng tiềm năng. Remarketing cũng sử dụng trên nền tảng khách hàng cũ nhằm up-sell hay cross–sell các mặt hàng mới.

10. Conversational Commerce

Hiểu nghĩa tiếng Việt là thương mại đàm thoại. Đây là công cụ thực hiện các hội thoại giữa khách hàng và công ty thông qua các chương trình, ứng dụng hội thoại như messenger.

Xu hướng marketing hiện nay yêu tiên sự hài lòng của khách hàng dựa trên các phản hồi tích cực. Để thu thập các phản hồi từ khách hàng, Conversational Commerce là phương tiện cần thiết mang các ý kiến về nhanh nhất.

11. Content marketing

Dạng tiếp thị bằng hình thức nội dung có chiều sâu hướng người dùng đến lợi ích của sản phẩm công ty. Người làm content marketing phải xây dựng nội dung hấp dẫn thu hút người đọc từ từ dẫn dắt người đọc đến với tiện ích của sản phẩm.

Các dạng content marketing đem lại nhiều phản hồi khác nhau về câu chuyện được chia sẻ. Tạo nên góc nhìn khác của khách hàng về sản phẩm. Content marketing thể hiện được các tâm làm nghề của người tiếp thị quảng cáo. Bên cạnh đó việc làm content marketing cũng đòi hỏi sức sáng tạo của người làm nghề.

12. CTA

Dịch ra là lời kêu gọi hành động từ Call To Action. Chiến dịch quảng cáo này là một dạng lời kêu gọi khách hàng thực hiện ngay việc mua sản phẩm của mình. Để lời kêu gọi có sức hút thường kèm vào những khuyến mãi trong thời gian ngắn, thúc đẩy xu hướng của người mua.

CTA là call to action
CTA là call to action

Ví dụ: Khuyến mãi giảm giá 80% khi mua hàng trực tuyến vào lúc 0h00 duy nhất 1 ngày 9/9.

Các chiến dịch marketing như này thu hút được số lượng lớn khác hàng, nếu tạo liên tục các chương trình quảng cáo tương tự sẽ trở thành xu hướng của khách hàng. Vừa giữ được khách hàng vừa bán được nhiều sản phẩm hơn.

13. ROI

Viết tắt của cụm từ Return on Investment là kết quả đánh giá bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận và hiệu quả. Trong khối kinh doanh là tỷ suất hoàn vốn được tính bằng công thức lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư.

Trong marketing, ROI cho thấy cuối cùng kết quả quảng cáo tiếp thị có hiệu quả hay không.

14. Website traffic

Là thước đo lưu lượng truy cập vào trang web. Cho phép người làm marketing xem số lượng lần truy cập vào web là bao nhiêu. Traffic website là hạng mục quan trọng nhất để các nhà tiếp thị quảng cáo hướng tới

Tăng chỉ số traffic web là để tăng thứ hạng của web, tăng cơ hội bán hàng cho web của mình và phủ sóng web đến với người tiêu dùng. Việc này làm tăng uy tín cho web gây dựng thương hiệu cho công ty.

15. Case study

Case study có nghĩa là tình huống. Với các bạn học marketing, các thầy cô giáo thường sẽ ít khi sử dụng nghĩa tiếng Việt của từ này. Trong quá trình học, các thầy cô sẽ đưa ra các case study để các bạn cùng thảo luận, suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Một số các bạn sinh viên sẽ nói ngắn gọn “case” là mọi người có thể tự hiểu ý muốn nói đến case study. 

16. Social media

Là mạng xã hội như facebook, zalo, tik tok, instagram,... Thuật ngữ này thường hay được nhắc đến trong các môn học liên quan đến truyền thông công nghệ số, truyền thông marketing tích hợp, phương tiện truyền thông. 

Social media là mạng xã hội
Social media là mạng xã hội

17. Big idea

Là ý tưởng. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ những ý tưởng xuyên suốt trong toàn bộ một bản kế hoạch của người làm marketing.

Ý tưởng này được coi như xương sống của toàn bộ kế hoạch, các chương trình, chiến lược, chiến thuật và hoạt động trong đó đều phải gắn liền theo khung xương đó. 

Ví dụ: Với một sự kiện nghệ thuật âm nhạc, một nhóm lấy ý tưởng từ một phản ứng tự nhiên của con người. Nhiệt độ bình thường của con người là 37 độ nhưng khi gặp người mình thích, nhiệt độ của người đó sẽ tăng lên 37 độ 2. Không nhiều, không ít, chỉ đúng 37 độ 2. Dựa vào đó, mà các thông tin, hoạt động trong show âm nhạc đều gắn với ý tưởng này: tên chương trình, slogan, bài hát, hoạt động gắn kết các thành viên tham gia,...

18. Slogan

Là khẩu hiệu, là những câu nói hoặc cụm từ ngắn gọn, có âm có vần với nhau, vừa nghe qua cũng có thể nhớ và thuộc.

Slogan được đặt có thể tác động tới tâm lý sợ hãi, sự vui vẻ, phản ánh được chất lượng sản phẩm (Kangaroo - máy lọc nước hàng đầu Việt Nam) hay là một lời thúc giục hành động của người nghe; đôi khi nó chỉ là một câu nói độc lạ, cũng có thể làm nên thương hiệu của một sản phẩm (Viettel - theo cách của bạn). 

19. Research 

Là nghiên cứu. Người làm marketing thực hiện các research để thấu hiểu thị trường, tìm ra hành vi khách hàng để điều chỉnh những chính sách, chương trình và hoạt động sản xuất kinh doanh sắp tới. 

20. KOL

Là từ viết tắt của Key Opinion Leader, được dùng để chỉ những người dẫn dắt dư luận. 

Hiện nay KOL có thể là những người nổi tiếng (ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên), những người giỏi chuyên môn ở một ngành nghề, lĩnh vực nào đó (thẩm mỹ, làm đẹp,...) hoặc bất kỳ những người có nhiều lượt theo dõi, tương tác trên mạng xã hội cũng có thể trở thành những KOL của những nhãn hàng. 

KOL là Key Opinion Leader
KOL là Key Opinion Leader

Những người này có tầm ảnh hưởng nhất định tới công chúng, họ sẽ thông qua việc sử dụng, review, các bài viết đăng tải của mình để quảng bá sản phẩm của các nhãn hàng đến với các công chúng mục tiêu và nhận hoa hồng từ các nhãn hàng. 

21. 4P 

4P của marketing mix bao gồm: product (sản phẩm), price (giá), place (địa điểm phân phối) và promotion (xúc tiến bán). 

Ngoài ra còn có các P khác, ít được nhắc đến hơn như person (công chúng), process (quy trình), partner (đối tác),...

22. Plan 

Là kế hoạch. Người làm marketing thực hiện xây dựng một plan để xác định được quy trình thực hiện một chiến dịch marketing, chiến dịch truyền thông bao gồm các thông tin tổng quan, thực trạng, đưa ra các cơ sở, giải pháp cho vấn đề và các tiêu chí để đánh giá mức độ thành công của plan đó. 

23. Target

Là mục tiêu. Được dùng trong các trường hợp chỉ công chúng mục tiêu, khách hàng mục tiêu, đối tượng mục tiêu, mục tiêu của kế hoạch đang hướng đến. 

Mục tiêu trong marketing cần đảm bảo SMART bao gồm: Specific (cụ thể), Measurable (có thể đo lường được), Attainable (tính khả thi), Realistic (tính thực tế), Time bound (có thời gian cụ thể). 

24. B2B

Là business to business. Dùng để chỉ mối quan hệ mua bán giữa những doanh nghiệp với nhau. Khách hàng của một công ty là các doanh nghiệp khác.

Những khách hàng doanh nghiệp, họ sẽ mua hàng hóa để phục vụ cho quá trình kinh doanh hoặc sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất hàng hóa. Ví dụ về mối quan hệ B2B: các sàn giao dịch điện tử như shopee, lazada, tiki.

25. B2C

Là business to customer. Dùng để chỉ mối quan hệ mua bán giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Với các khách hàng cá nhân, họ thực hiện quá trình buôn bán nhằm mục đích tiêu dùng cho bản thân, gia đình và các mối quan hệ, không nhằm mục đích buôn bán. 

B2C là business to customer
B2C là business to customer

26. Video viral 

Là video lan tỏa. Nó được xây dựng thành một câu chuyện có những đoạn đột phá, cao trào hay bi kịch khiến người xem cảm thấy thích thú, vui vẻ hoặc cảm giác phẫn nộ, buồn thương, chạm tới cảm xúc của người xem. 

Các video như thế sẽ thu hút được đông đảo những người xem, quan tâm và chia sẻ, thu hút được lượng tương tác khủng trong thời gian ngắn. Người ta sử dụng những video này để tăng độ nhận diện thương hiệu hoặc để phục vụ cho một chiến dịch truyền thông. Có nhiều yếu tố để tạo nên một video viral thành công, trong đó có cốt truyện và cách thức thực hiện. 

27. Ads

Là Advertising, có nghĩa là quảng cáo. Marketing có sử dụng các hình thức quảng cáo như: quảng cáo truyền hình, quảng cáo báo chí, quảng cáo google, quảng cáo mạng xã hội,... 

Quảng cáo là một công cụ marketing đã có từ lâu, mang lại hiệu quả cao trong việc tăng độ nhận diện cho các thương hiệu. Các nhãn hàng cần hiểu rõ được sản phẩm của mình hướng tới đối tượng mục tiêu nào, những kênh quảng cáo nào có thể chạm đúng tới đối tượng mục tiêu của mình. Tuy nhiên, các thương hiệu cần lưu ý trong việc thiết lập tần suất quảng cáo để có thể khai thác hết tiềm năng quảng cáo, hạn chế cảm giác khó chịu cho người xem cũng như không để hao tốn chi phí vô ích. 

28. Các thuật ngữ khác

Earned media: kênh truyền thông không cần trả phí

Paid media: kênh truyền thông cần trả phí (báo chí, truyền hình)

Owned media: Kênh truyền thông của chủ sở hữu (website, fanpage công ty)

Shared media: Kênh truyền thông chia sẻ (cộng đồng)

Reach: số người tiếp cận

Onpage: việc tối ưu SEO bên trong website

Offpage: việc tối ưu SEO bên ngoài website

Traffic: lưu lượng truy cập trong website

Influencer: người có tầm ảnh hưởng (là một phần trong KOL)

Sale: bán hàng

Booking: đặt (mua một vị trí trang báo để đăng bài, mua một khoảng không gian quảng cáo trên TV)

29. Tổng kết các thuật ngữ

Chuyên ngành marketing sử dụng các phương tiện mục đích có nhiều ngữ nghĩa đa dạng, nếu Việt hóa các chức năng cụm từ thuật ngữ này rất khó để hiểu hết ý nghĩa nó mang lại. Việc sử dụng thuật ngữ trong ngành marketing là điều cần thiết và khiến nhân viên hay quản lý trong cùng công ty hay giao tiếp ngoài cùng chuyên ngành dễ hiểu và dễ hình dung hơn.

Bạn muốn biết sâu hơn về ngành marketing, bắt buộc phải hiểu được các thuật ngữ của chuyên ngành này. Không giống như ngành trong khối kinh tế khác, marketing từ tên gọi ngành cũng mang ngoại ngữ đại diện cho ngành. Bạn không thể dùng ngôn ngữ Việt hóa trong các cuộc đàm thoại liên quan đến marketing.

Hơn nữa, xu hướng hội nhập toàn cầu nhiều trường đại học đã giảng dạy những kiến thức các ngành cũ bằng ngôn ngữ bản địa. Vừa cập nhập được các kiến thức mới dễ dàng vừa hiểu và hình dung hết được ý nghĩa của phần đấy. Các dạng thuật ngữ đi kèm với quá trình làm việc đã hình thành từ rất lâu trong mọi ngành khác nhau chứ không riêng gì ngành marketing.

Những cụ từ thuật ngữ được nêu ở trên chưa phải toàn bộ thuật ngữ trong chuyên ngành marketing, đây chỉ là các khái niệm cơ bản cho những ai mới bắt đầu vào nghề marketing hay chỉ muốn biết thêm những thuật ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến người là marketing.

Như vậy, thuật ngữ marketing là những cụm từ tiếng Anh hoặc viết tắt của tiếng Anh mô tả hành động, vai trò, chỉ số, công việc, phương tiện,… cơ bản liên quan đến việc làm ngành nghề marketing. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: