Bạn đã biết cách viết thư chào hỏi của nhân viên mới sao cho ấn tượng?

Icon Author Trần Phi Phi

Ngày đăng: 2022-05-21 18:03:10

Để tạo ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp, nhiều nhân viên mới thường lựa chọn cách viết thư chào hỏi và gửi đến họ. Tuy nhiên việc không biết cách sắp xếp nội dung cũng như tạo ra nội dung chưa chất lượng khiến cho ấn tượng của người mới bị phai nhoà. Vậy làm thế nào để có mẫu thư chào hỏi của nhân viên mới hay và ấn tượng nhất? Bí quyết sẽ được bật mí thông qua bài viết của vieclam88.vn sau đây.

1. Viết thư chào hỏi của nhân viên mới tạo ấn tượng khó phai

Mặc dù nội dung khá ngắn song không phải ai cũng biết cách viết thư chào hỏi cho sếp và đồng nghiệp mới một cách ấn tượng ở buổi đầu đi làm. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề này, vậy thì đừng bỏ lỡ những bí quyết giúp bạn nhanh chóng sở hữu nội dung thư hoàn hảo dưới đây nhé.

1.1. Thư chào hỏi của nhân viên mới phải phù hợp và ngắn gọn

Buổi đầu đi làm có thể bạn sẽ bỡ ngỡ vì mọi thứ diễn ra trước mắt, do đó bạn không có thời gian để gặp trực tiếp để chào hỏi tất cả các thành viên trong phòng. Không sao, đừng quá lo lắng bởi vì bạn chỉ cần soạn ra một lá thư chào hỏi sau đó gửi tới tất cả những người mình muốn là được.

Thư chào hỏi của nhân viên mới phải phù hợp và ngắn gọn
Thư chào hỏi của nhân viên mới phải phù hợp và ngắn gọn

Việc chào hỏi thành viên trong phòng khá quan trọng, nó giúp người mới tạo ấn tượng mạnh mẽ, đồng thời từ ấn tượng này các thành viên khác có thể sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.

Khi viết thư chào hỏi tới sếp và đồng nghiệp mới, bạn cần ghi rõ thông tin về bản thân bao gồm Họ tên, Địa chỉ phòng ban, Chức danh công việc, Số điện thoại. Thông tin càng chi tiết và cụ thể, người tiếp nhận càng sớm nhận biết xem bạn ở bộ phận nào.

Dù chỉ là thư chào hỏi thông thường nhưng vai trò của nó khá quan trọng, vậy nên khi viết cần sử dụng ngôn từ chuẩn mực, sử dụng đúng từ đúng nghĩa và hành văn mạch lạc, dễ hiểu.

Bên cạnh đó, hãy chú ý cách dùng đại từ xưng hô cho phù hợp, tránh viết tắt trong thư chào hỏi hoặc sử dụng phong cách viết hoa mỹ, phô trương,... tất cả đều tạo ra ấn tượng không tốt đối với người tiếp nhận.

Khi viết thư chào hỏi tới sếp và đồng nghiệp mới, bạn nhất định phải rà soát kỹ lỗi chính tả, việc xuất hiện của nó khiến người khác đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp, từ đó cũng ảnh hưởng tới hình ảnh cá nhân cũng như giá trị và năng lực của bản thân.

1.2. Viết thư chào hỏi nên chú ý tới nguyên tắc của công ty

Viết thư chào hỏi nên chú ý tới nguyên tắc của công ty
Viết thư chào hỏi nên chú ý tới nguyên tắc của công ty

Mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng hình thức liên lạc nội bộ riêng, có công ty sử dụng sky, có công ty sử dụng email,... Vì vậy nhân viên mới cần tìm hiểu rõ về phương thức liên lạc nội bộ này để tránh sử dụng những phương tiện liên lạc không được phép sử dụng.

Ngoài ra, việc gửi thư chào hỏi cũng cần chú ý tới giờ giấc, nếu doanh nghiệp bạn làm không cho phép làm bất cứ việc riêng nào trong giờ làm thì tốt nhất bạn không nên vi phạm.

Khi muốn gửi thư chào hỏi tới đồng nghiệp và sếp, nhân viên mới có thể tiến hành thực hiện từ đầu giờ hoặc từ hôm trước để tất cả mọi người đều đọc được.

1.3. Viết thư chào hỏi cần đặt tiêu đề đúng với chủ đề

Viết thư chào hỏi cần đặt tiêu đề đúng với chủ đề
Viết thư chào hỏi cần đặt tiêu đề đúng với chủ đề

Nếu gửi thư chào hỏi qua email, bạn phải đảm bảo rằng email của bạn là trình bày đúng thể thức nhất, tiêu đề email cần đặt theo chủ đề như vậy mới dễ dàng tiếp cận tới người cần gửi.

Cụ thể, tiêu đề của email thư chào hỏi cần phải thâu tóm được nội dung hay mục đích chính của bạn. Một email gửi thư chào hỏi càng ấn tượng, càng đúng chủ đề thì càng dễ được tiếp nhận.

2. Mẹo hay để thư chào hỏi của nhân viên mới trở nên xuất sắc

Cùng với những bí quyết nêu trên, thư chào hỏi của nhân viên mới muốn xuất sắc thì đừng quên áp dụng theo một số mẹo sau đây nhé.

2.1. Gửi thư chào hỏi tới đúng người

Gửi thư chào hỏi tới đúng người
Gửi thư chào hỏi tới đúng người

Là nhân viên mới nhưng bạn không nhất thiết phải gửi thư chào hỏi tới toàn bộ nhân viên trong công ty, thay vào đó chỉ nên gửi thư tới những người làm việc cùng phòng.

Vẫn biết việc mở rộng mối quan hệ sẽ giúp bạn gặp nhiều thuận lợi hơn trong công việc, thế nhưng việc viết thư chào hỏi và gửi tới các phòng ban khác trong công ty thực sự không cần thiết.

Nếu muốn, bạn có thể chào hỏi ở bên ngoài, tuy nhiên nếu không phải cùng phòng, ít có cơ hội làm việc chung thì nhiều người sẽ chẳng để ý đến bạn để làm gì.

Trường hợp bạn chưa rõ hết các thành viên trong phòng, hãy hỏi sếp hoặc đồng nghiệp ngồi bên cạnh để hỏi họ về thông tin này. Xin email của tất cả rồi gửi một loạt khiến bạn tiết kiệm thời gian hơn nhé.

2.2. Sử dụng font chữ nhất quán

Sử dụng font chữ nhất quán
Sử dụng font chữ nhất quán

Việc viết in hoa toàn bộ nội dung, sử dụng font chữ to và nhỏ, các định dạng như in đậm, in nghiêng đều không khiến người đọc chú ý với thư chào hỏi của bạn, ngược lại họ sẽ nghĩ rằng bạn là người thiếu chuyên nghiệp, thiếu kiến thức về vi tính văn phòng.

Vậy nên hãy thận trọng với nội dung thư chào hỏi của mình, cứ viết nội dung theo các định dạng văn bản thông thường, chỉ nhấn mạnh với những yếu tố như tiêu đề thư để tạo nên sự nổi bật bạn nhé.

2.3. Đưa ra những lời chúc và động viên ý nghĩa

Đưa ra những lời chúc và động viên ý nghĩa
Đưa ra những lời chúc và động viên ý nghĩa

Viết thư chào hỏi đừng quá nghiêm túc, bởi nếu bạn quá nghiêm túc đồng nghiệp sẽ cảm thấy bạn là một người không dễ gần, rất có thể họ sẽ giữ khoảng cách với bạn ở thời gian sau này.

Khi viết thư, nên kết hợp lồng ghép với những lời chúc và động viên có ý nghĩa, những lời chúc tốt lành chắc chắn sẽ đem lại tinh thần thoải mái cho những người tiếp nhận.

3. Gợi ý viết mẫu thư chào hỏi của nhân viên mới hay nhất

Thư chào hỏi của nhân viên mới đã được hướng dẫn chi tiết với những nội dung trên đây, tuy nhiên nhiều người mặc dù đã nắm chắc trong tay cách viết nhưng vẫn chưa thể có nội dung hoàn chỉnh. 

Thư chào hỏi của nhân viên mới đến sếp và đồng nghiệp được thể hiện theo nhiều cách khác nhau, tùy vào từng lối hành văn, từng suy nghĩ của mỗi người mà cách diễn đạt sẽ khác nhau. Sau đây là một vài mẫu thư chào hỏi được đánh giá cao bạn có thể tham khảo:

Mẫu thư chào hỏi của nhân viên mới số 1:

“Chào mọi người, em là Thuỳ Trang - nhân viên mới của phòng Marketing. Hôm nay là ngày nhận việc đầu tiên và cũng là lần đầu em được gặp gỡ mọi người. Rất mong trong thời gian tới, em sẽ nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của mọi người để công việc suôn sẻ hơn. Em cảm ơn!”

Gợi ý viết mẫu thư chào hỏi của nhân viên mới hay nhất
Gợi ý viết mẫu thư chào hỏi của nhân viên mới hay nhất

Mẫu thư chào hỏi của nhân viên mới số 2:

“Chào anh chị trong phòng, em là Trang - nhân viên mới của phòng Marketing, là nhân viên Full time và sinh năm 2000. Em rất vui khi được nhận vào làm ở phòng mình và hy vọng trong thời gian tới, có gì chưa biết anh chị sẽ chỉ bảo em nhiều hơn. Chúc anh chị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành xuất sắc KPI của tháng này. Em xin cảm ơn!”

Mẫu thư chào hỏi của nhân viên mới số 3:

“Chào mọi người, em là Trang sinh năm 2000 - nhân sự mới của phòng marketing. Là nhân viên Full time, có kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực này nhưng chắc chắn trong quá trình làm việc sẽ có nhiều cái em chưa rõ, chính vì thế em rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các anh chị để hoàn thành tốt công việc được giao. Chúc anh chị trong phòng luôn vượt chỉ tiêu và được thưởng mỗi tháng. Em xin cảm ơn!”

Mẫu thư chào hỏi của nhân viên mới cùng cách viết hoàn chỉnh đã được bật mí ở bài viết trên đây. Hy vọng qua đây những ai chuẩn bị bước vào môi trường mới sẽ nhanh chóng làm quen với đồng nghiệp của mình, tạo ấn tượng tốt để công việc trở nên thuận lợi hơn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: