Thợ điện tiếng anh là gì? Những điều bạn chưa biết về nghề thợ điện

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2022-09-08 08:11:03

Trong thời đại phát triển với một nền xã hội văn mình thì hệ thống điện của một quốc gia là điều không thể thiếu trong thời đại bây giờ. Nó đánh giá trực tiếp vào tốc độ phát triển và nói lên sự hiện đại của quốc gia đó. Do vậy mà vấn đề sử dụng điện cũng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, đòi hỏi chuyên môn về kiến thức tốt cũng như tay nghề cao. Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu và có đủ kiến thức, hiểu biết về điện do vậy chúng ta cần đến sự trợ giúp của thợ điện. Vậy thợ điện trong tiếng anh là gì? Công việc và trách nhiệm của một thợ điện ra sao? Các kỹ năng cần có để trở thành một thợ điện là gì? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp những thắc mắc bên trên giúp mọi người hiểu rõ hơn về thợ điện, đừng bỏ lỡ bất kì thông tin nào nhé!

1. Thợ điện tiếng anh là gì?

Thợ điện trong tiếng anh được viết đầy đủ là Electrician. Là nghề mà chuyên sửa chữa liên quan về đường dây điện dân dụng, các đường dây truyền tải điện hay các máy móc có liên quan về kỹ thuật điện và nhiều các thiết bị liên quan khác.

Là một người thợ điện, họ có khả năng lắp ráp, sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng về mọi thiết bị vật tư có liên quan đến đồ điện tại các cơ sở hạ tầng như hộ dân cư, văn phòng, xí nghiệp, doanh nghiệp hay các công ty lớn nhỏ.

Thợ điện tiếng anh là gì
Thợ điện tiếng anh là gì?

Để trở thành một thợ điện thì bạn cần phải trải qua 3 cấp độ đào tạo. Cấp độ đào tạo đầu tiên là học việc, ở phần này bạn sẽ được học những kiến thức sơ đẳng, cơ bản nhất và từ từ đi vào những kiến thức chuyên sâu vào trọng tâm nghề học. Sau đó bạn sẽ được trải nghiệm thực hành những kiến thức đã học áp dụng vào công việc sao cho nhuần nhuyễn và thao tác trơn tru nhanh chóng chính xác. Và cuối cùng bạn mới có thể trở thành một thợ điện chính thức.

Để đào tạo ra được một thợ điện chuyên nghiệp đáp ứng đầy đủ về cả mặt kiến thức lẫn chuyên môn sẽ mất khoảng từ 3 cho đến 6 năm đào tạo theo đúng tiêu chuẩn về học nghề. Nhưng hiện nay cũng đã có một số trường học hiện nay như hệ cao đẳng hay các trường dạy nghề đã rút ngắn thời gian xuống còn chỉ 6 tháng đến 1,5 năm cho việc đào tạo, sau đó cho các học viên theo học đi thực tập trải nghiệm thực tế để rèn luyện các kỹ năng cơ bản phục vụ cho thao tác công việc mai sau.

2. Một thợ điện họ phải làm những công việc gì?

2.1. Công việc

Đối với công việc của một thợ điện đôi khi họ hỏi đáp ứng làm được nhiều công việc. Họ phải đáp ứng toàn bộ những yêu cầu về sửa chữa hay phải nâng cấp các hệ thống điện. Phải có các kỹ năng cơ bản cần thiết lẫn nâng cao để phục vụ cho việc giải quyết được mọi vấn đề liên quan đến điện dân dụng. 

Công việc của một người thợ điện
Công việc của một người thợ điện

Một số công việc của một thợ điện có thể được kể đến dưới đây như lắp đặt các hệ thống điện hoàn toàn mới cho các hộ dân, văn phòng hay thậm chí là cả một công trình to. Nâng cấp các cơ sở hạ tầng thiết bị điện. Tham gia hậu cần điều chỉnh các thiết bị điện trong một sự kiện. Bảo trì hệ thống điện ở mọi nơi. Cài đặt các hệ thống dây điện. Phải thực hiện công việc lắp đặt và duy trì các hoạt động thiết bị điện.

Đây có thể coi như là một vài công việc cơ bản mà một thợ điện phải làm. Ngoài ra họ còn phải làm những công việc ngoài nghiệp vụ để phục vụ tốt cho công việc của bản thân

2.2. Trách nhiệm 

2.2.1. Đảm bảo được độ an toàn

Được cho là một trong những trách nhiệm tuyệt đối cần có của một thợ điện là phải đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng điện.Do đó, họ luôn có những biện pháp ngăn ngừa tai nạn và thất bại. 

2.2.2. Đảm bảo chuyên môn khi nhận công việc phức tạp

Đảm bảo tính chuyên môn khi nhận những công việc phức tạp
Đảm bảo tính chuyên môn khi nhận những công việc phức tạp

Phải có nghĩa vụ và trách nhiệm khi đảm nhận những công việc phức tạp. Để đảm nhận được việc này, họ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thao tác nghiệp vụ. Khi làm sai một vấn đề nhỏ nhặt nhất cũng có thể để hậu quả nghiêm trọng xảy ra nhiều vấn đề.

2.2.3. Đảm bảo hệ thống điện

Một thợ điện phải có trách nhiệm phát triển một sơ đồ điện khí hóa cho một ngôi nhà hoặc doanh nghiệp, cũng như tạo ra các chế độ tiêu thụ điện linh hoạt khi đảm nhận làm điện cho ngôi nhà hoặc doanh nghiệp đó.

Phải liên tục theo dõi và bảo trì các bảng điện, cơ chế điện liên quan.

3. Thợ điện bắt đầu công việc như thế nào?

Các thợ điện cần phải được trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu để tìm thấy một vị trí phù hợp trong môi trường. Mỗi người sẽ trở thành một thợ điện theo nhiều hướng khác nhau tùy thuộc vào môi trường, địa điểm, vị trí chức vụ đảm nhiệm. Tuy nhiên đa phần các thợ điện để bắt đầu thực hiện công việc đều phải thực hiện các bước như sau:

+ Trước tiên họ họ bắt đầu công việc của mình bằng việc đọc các bản thiết kế và sơ đồ hiển thị các vị trí mạch điện, ổ cắm các thiết bị.

+ Sau đó, họ phải đưa ra các phương hướng xác định những nơi để dây điện và các thành phần liên quan đi qua.

+ Tiếp theo họ sẽ kết nối lại, tạo các công tắc để ngắt mạch thậm chí là phải lắp đặt thêm loại máy biến áp để sử dụng cho các hệ thống điện khác.

+ Sau khi hoàn thành, thợ điện sử dụng các dụng cụ để có thể kiểm tra, đánh giá, đo lường để đảm bảo chắc chắn cho việc đảm bảo của cả hệ thống điện được lắp.

4. Môi trường làm việc của thợ điện

Thợ điện làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, họ phải thay đổi môi trường làm việc liên tục, không cố định một môi trường làm việc nào cụ thể. Họ có thể làm việc trong nhà hay ngoài trời. Thợ điện đôi khi phải đứng hay quỳ trong thời gian rất dài.

Vì tính chất của công việc cho nên thợ điện có thể xảy ra khá nhiều những biến cố rủi ro và có nguy cơ chấn thương do té, ngã, điện giật là rất cao. 

Môi trường làm việc khó khăn, khắc nghiệt
Môi trường làm việc khó khăn, khắc nghiệt

Không những vậy, thợ điện phải làm việc trong môi trường thời tiết khắc nghiệt, thay đổi thất thường. Nắng, mưa, lạnh, nóng đều phải di chuyển đến nơi để làm việc, bất cứ chỗ nào cần sự trợ giúp.

Nhiều khi họ đáp ứng thời gian làm việc vượt cả thời gian tiêu chuẩn của luật lao động. làm bất chấp cả đêm lẫn ngày do có những tình huống đột xuất xảy ra. 

5. Yêu cầu để trở thành một thợ điện

Như đã nói thợ điện cần phải có được kiến thức chuyên môn đào tạo chuyên sâu bài bản. Và nhiệm vụ nhận được đôi khi cũng vô cùng phức tạp. Để có thể đảm nhận được vị trí công việc của một thợ điện họ cần phải đảm bảo được những yếu tố sau:

5.1. Trình độ học vấn, chứng chỉ

Để được trở thành một người thợ điện họ phải có được bằng tốt nghiệp THPT. Hay một số bằng của các trường cao đẳng trở lên cấp bằng chứng chỉ nghề. 

Để muốn thăng tiến cao trong sự nghiệp thì cũng cần đòi hỏi bạn có những bằng cấp cao hơn. 

5.2. Đáp ứng đầy đủ về quá trình thực tập

Đáp ứng đầy đủ về thời gian thực tập
Phải đáp ứng đầy đủ về thời gian thực tập

Các thợ điện thường sẽ hoàn thành thời gian thực tập trong 4 hoặc 5 năm. Các chương trình thực tập bao gồm các buổi hướng dẫn sinh viên về lý thuyết điện, an toàn trong công việc, đọc bản thiết kế và tuân theo các quy chuẩn trong ngành điện.

5.3. Kỹ năng

Đối với một thợ điện nên có những kỹ năng sau đây:

5.3.1. Kỹ năng tư duy phản biện

Đôi khi một thợ điện phải đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra chẩn đoán số liệu sai sót thông qua các dụng cụ chuyên nghề. Vì thế để đánh giá kết quả, kiểm tra chẩn đoán các sự cố thì đòi hỏi thợ điện cần có một tư duy phản biện sắc bén.

5.3.2. Sức khỏe và khả năng chịu đựng tốt

Một thợ điện để đảm nhận công việc tốt nhất thì cần phải có một sức khỏe đảm bảo, độ bền cao và sức chịu đựng tốt. Thay thế hộp cầu chì, lắp cầu dao, chạy dây và làm việc với cáp điện có thể đòi hỏi nhiều về thể chất.

5.3.3. Kĩ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt

Kĩ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng hầu hết trong mọi ngành nghề. Cần phải biết trao đổi thông tin với khách hàng hay các nhà quản trị ở cấp bậc trên. Trong công việc, họ cần giao tiếp một cách rõ ràng mạch lạc để giải thích vấn đề và từ đó đưa ra các định hướng với thái độ chuyên nghiệp.

5.3.4. Sự khéo léo

Công việc đòi hỏi sự khéo léo cao đối với một thợ điện. Làm việc với dây điện, các động cơ, máy phát điện, cầu chì, bộ điều khiển linh kiện điện tử hay các công tắc điện đều đòi hỏi thao tác nhẹ nhàng với chúng. Ngoài ra cũng sử dụng thêm các công cụ khác để tác nghiệp như khoan, cưa, kìm, tua vít và các vật dụng chuyên ngành khác.

5.3.5. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt

Khả năng phối hợp cả tay và mắt là điều cần thiết để một thợ điện hoàn thành công tác lắp đặt, bảo trì và sửa chữa một cách an toàn. Công việc này có thể phức tạp và đòi hỏi mức độ chính xác cao.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cung cấp về thợ điện tiếng anh là gì? Từ các thông tin trên hy vọng rằng các bạn có cái nhìn hiểu rõ hơn về thợ điện. Từ đó có thể đưa ra được những lựa chọn nghề nghiệp sáng suốt.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: