1. Thiết kế giao diện web là gì?
Các website không tự nhiên mà tốn tại dưới hình thức sẵn như chúng ta thường thấy mà để đạt được kết quả như vậy thì các nhà thiết kế đã phải mất rất nhiều công sức. Những website khi mới được mở ra hầu hết là website trống, không có giao diện đẹp mắt và thu hút người nhìn như những website đã hoàn thành.
Thiết kế giao diện web là việc sắp xếp bố cục tất cả những thứ người dùng nhìn thấy trên website của bạn (hình ảnh, nội dung, video, màu sắc,...) một cách phù hợp và đẹp mắt nhất.
Việc thiết kế giao diện web đóng vai trò quan trọng trong mức độ thành công của một website. Tất cả những gì chúng ta nhìn thấy trên trang web đều là thành quả của công việc thiết kế giao diện web. Bên cạnh đó, trong thời đại này, người ta chú ý nhiều hơn đến yếu tố thẩm mỹ. Chính vì vậy ngoài yếu tố nội dung, người thiết kế web còn phải chú trọng vào mặt hình thức. Hình thức càng đẹp thì người xem càng cảm thấy hấp dẫn, thu hút lượng người truy cập cao.

Tất cả những thứ hiển thị trên website bao gồm hình ảnh, bài viết, màu sắc, bố cục… đều được tạo nên bởi bàn tay của những nhà thiết kế. Hầu hết các website đều sẽ khác nhau bởi nhà thiết kế sẽ thiết kế riêng biệt một website theo yêu cầu của bên đặt hàng. Thường thì khách hàng sẽ liên hệ đến công ty của bạn thông qua phòng kinh doanh từ đó phòng kinh doanh sẽ đưa xuống yêu cầu và phổ biến ngân sách và thời gian.
Có những phần mềm chuyên dụng để phục vụ cho việc thiết kế website, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thiết kế ra một website đẹp. Thiết kế là công việc sáng tạo và đòi hỏi yếu tố có sẵn như cảm quan thẩm mỹ, chính vì vậy nên yếu tố quan trọng hơn vẫn là người thiết kế. Hiện nay, cũng có nhiều công ty cung cấp các dịch vụ làm website cơ bản và nhanh chóng, bạn cũng có thể tham khảo nếu như chỉ có nhu cầu xây dựng các website đơn giản.

Mục đích chính của công việc này đó là tạo ra một website phù hợp, có tính thẩm mỹ và không thể thiếu việc làm nổi bật tính đặc trưng của doanh nghiệp đó. Ngoài việc làm thiết kế web tại các công ty thì các designer cũng có thể chọn lựa hình thức làm tự do. Nhưng hầu hết các designer tự do đã có khoảng thời gian làm việc trong công ty và có một lượng khách hàng quen tương đối ổn định rồi. Đồng thời họ cũng cần phải là những người thiết kế có năng lực, chắc tay thì mới có khả năng tự làm.
Mức lương của những designer rơi vào khoảng từ 15 triệu nếu làm ở các công ty thiết kế, công ty càng lớn thì lương của thiết kế sẽ càng cao. Nếu như chọn làm hình thức tự do thì thu nhập sẽ tính theo bản thiết kế và thời gian cũng như khối lượng làm việc.
Yêu cầu về việc làm của ngành nghề này không nhiều, nhưng yêu cầu lớn nhất đó là phải nắm được cách sử dụng của các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp. Đặc biệt đó là yếu tố thẩm mỹ và khả năng sáng tạo tốt thì mới có thể thiết kế ra một website đẹp và nổi bật.
Đọc thêm: Tham khảo top phần mềm thiết kế web tốt nhất hiện nay
2. Công việc cụ thể của những người thiết kế giao diện web
Những người thiết kế giao diện web được gọi chung là các nhà thiết kế hay designer, họ sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện thiết kế cho website được yêu cầu. Họ sẽ nhận những yêu cầu từ khách hàng của mình về bố cục, giao diện, màu sắc… và bên cạnh đó thực hiện công việc nghiên cứu nhãn hàng để lập kế hoạch cho website trở nên phù hợp nhất.

Đôi khi người làm web cần phải thiết kế sẵn những giao diện mẫu để đưa ra như bản mẫu cho khách hàng hình dung về sản phẩm của bạn. Hoặc công ty của bạn sẽ yêu cầu những thiết kế mẫu ấy để đánh giá khả năng làm việc, chất lượng website bạn tạo ra. Các nhà thiết kế cũng phải kết hợp làm việc với các bộ phận khác để tìm ra các ý tưởng hoàn thiện website.
Bên cạnh đó khi website có vấn đề hoặc khi khách hàng chưa ưng thì bạn sẽ phải sửa lại theo như yêu cầu và chịu trách nhiệm theo dõi website đó. Trong quá trình làm việc, nhà thiết kế giao diện web sẽ được yêu cầu thông báo về tiến độ và tình hình làm việc cho bên đặt hàng. Cuối cùng họ cần luôn luôn cập nhật những xu hướng, tham gia vào các khóa học nâng cao trình độ và học sử dụng những phần mềm hỗ trợ mới.
Tham khảo: Các bước để thiết kế website bán hàng
3. Tìm hiểu các bước thiết kế một giao diện web hiệu quả
Có những bước cụ thể trong quá trình thiết kế một giao diện web. Có thể gọi đây là một trình tự kể từ khi nhận ý tưởng cho đến việc hoàn thành website có thể đưa vào sử dụng.
Bước 1: Nhận yêu cầu về website từ phía khách hàng
Khách hàng sẽ cung cấp những thông tin cần phải có trong website của bạn, bao gồm thể loại của website, website mẫu để bên thiết kế có thể hình dung ra, thông điệp cần truyền tải,… Việc cung cấp những thông tin này giúp người thiết kế sẽ đưa ra được nhưng gợi ý website phù hợp. Ví dụ website bóng đá sẽ thiết kế theo hơi hướng thể thao, website giáo dục thì lại phải thiết kế theo kiểu giáo dục.

Bước 2: Phác thảo bản nháp website
Sau khi nhận được những thông tin cần thiết, đội thiết kế sẽ tiến hành phác thảo ra trước website đó để cho khách hàng tham khảo. Công đoạn này có thể thực hiện trên giấy hoặc trên máy, đều có thể chấp nhận, miễn là thuận lợi cho hai bên trao đổi.
Bước 3: Trao đổi về bản phác thảo với khách hàng
Hoàn thành bước phác thảo là lúc bạn có thể gửi chúng cho khách hàng duyệt. Nếu như đúng ý thì bạn có thể bắt tay vào thực hiện website luôn, nhưng nếu không thì phải chỉnh sửa lại theo đúng yêu cầu rồi gửi lại cho khách hàng một lần nữa.

Bước 4: Bắt tay thiết kế giao diện web trên máy tính
Khi đã có đầy đủ thông tin và nhận được sự đồng ý thì bạn có thể bắt tay vào thực hiện việc thiết kế giao diện website. Trong quá trình làm việc cần lưu ý báo với khách hàng hoặc nhờ bộ phận khác báo giúp cho khách hàng về tiến độ công việc. Việc làm một website sẽ mất tương đối thời gian, khoảng 5-7 ngày tùy vào việc yêu cầu có phức tạp hay không.
Bước 5: Gửi bản thiết kế cho khách hàng
Trước khi đến bước cuối cùng thì bạn phải gửi website đã thiết kế cho bên đã đặt hàng. Họ sẽ có quyền yêu cầu sửa đổi nếu như không vừa ý với website bạn thiết kế. Tại khá nhiều các công ty thiết kế, họ cho phép khách hàng có ba lần sửa đổi, không giới hạn số yêu cầu trong một lần sửa. Điều này giúp hai bên tiết kiệm hơn về xông sức và thời gian, thúc đẩy bên người đặt hàng sẽ phải suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra các yêu cầu sửa đổi.

Bước 6: Hoàn thành
Sau khi nhận được những yêu cầu chỉnh sửa thì bộ phận thiết kế sẽ nhanh chóng hoàn thiện lại và gửi chúng cho bên chuyên về lập trình các website. Bên lập trình sẽ thực hiện việc chuyển bản thiết kế thành một website thực tế sau đó bàn giao lại cho khách hàng.
Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu thiết kế giao diện web là gì cũng như quy trình để thiết kế ra một giao diện website. Công việc này là một công việc rất thú vị cũng như có nhiều cơ hội để phát triển, môi trường làm việc năng động và sáng tạo rất phù hợp với các bạn trẻ ngày nay. Nếu như ai cảm thấy mình có khả năng thiết kế và sáng tạo thì có thể thử sức với công việc thiết kế giao diện web nhé.
Tham gia bình luận ngay!