Thất nghiệp tuổi 30? Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2024-03-28 15:16:56

Bạn có bao giờ tự hỏi khi mình thất nghiệp ở tuổi 30 mình nên làm gì để vượt qua nó và ở cái độ tuổi đó mình có thể làm được những công việc gì. Sau đây vieclam88.vn sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề đó. 

1. Thất nghiệp tuổi 30 là gì?

thất nghiệp tuổi 30

1.1. Định nghĩa đúng thất nghiệp là gì?

Thất nghiệp là gì? Một câu hỏi có muôn vàn cách định nghĩa khác nhau. Theo bộ luật Bảo hiểm thất nghiệp ở Đức định nghĩa: “Thất nghiệp là người lao động tạm thời hoặc làm công việc ngắn hạn đối với chủ sở hữu doanh nghiệp”.
Ở Pháp thì định nghĩa rằng, thất nghiệp là bạn không đi làm, không có việc làm hoặc có đi làm nhưng đang đi tìm việc làm mới. Còn theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là một tình trạng tồn tại  ở một số người lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm do không mức lương không ổn thỏa nhu cầu của họ”.

1.2. Có mấy loại thất nghiệp

Nhiều bạn lầm tưởng rằng thất nghiệp nói chung chung là nhưng người không có việc làm, nhưng thực ra thất nghiệp được chia làm nhất nhiều loại đấy, có thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ, thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. Vậy bạn hãy cùng tôi đi tìm hiểu kĩ hơn về các loại thất nghiệp này nào.

Thất nghiệp tạm thời

Đây là loại thất nghiệp được gọi là phát sinh hay gọi cho vui tươi thì là do bồng bột kiểu “một ngày đẹp trời ta thích thì ta nghỉ thôi”. Đây là kiểu thất nghiệp mà người lao động đang trong giai đoạn tìm công việc mới. Những người này khi đi tìm việc thì loại hình công việc họ cần tìm là kiểu họ cảm thấy công việc đấy phù hợp với mình? Mình có thích hay không?...Nhưng trên thực tế thì số lượng những người này tìm được công việc ưng ý không cao vì nói thật ra nếu nhu bạn không tự bỏ tiền túi mình ra thì tớ nói thẳng luôn không một doanh nghiệp nào có thể đáp ứng được hết những điều kiện của bạn.

Thất nghiệp cơ cấu

Theo chủ nghĩa Mác Leenin đây là loại thất nghiệp bộc phát hay phát sinh do lượng cung nhiều hơn lượng cầu. Mà các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đấy: là do thay đổi mô hình hay cơ cấu tổ chức kinh tế, do lao động được đào tạo nhưng nhu cầu thị trường lao động còn quá hạn hẹp,

Thất nghiệp chu kỳ

Hiểu nôm na thì đây lài loại hình thất nghiệp mà các bạn để ý rằng cứ đến một tháng nào đấy trong năm, khong biết lí do là gì nhưng đồng loạt các bạn đều có xu hướng thay mổi môi trường công việc như đầu năm hoặc giữa năm. Đây là một bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp.Còn theo thuật ngữ quốc tế thì đây là thất nghiệp do thiếu cầu, nó xảy ra khi nền kinh tế lâm vào tình trang suy thoái, nên để giảm tình trang này chính phủ hay ban hành các chính sách tiền tệ mở rộng, nhằm đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo của nó một cách nhanh ơn và an toàn.

Thất nghiệp tự nguyện

Thất nghiệp này phát sinh do người lao động không đồng ý với công việc hiện tại do mức lương tối thiểu không đủ để họ chi tiêu cho cuộc sống. Thất nghiệp tự nguyện xảy ra khi ột doanh nghiệp có mức tiền lương linh hoạt.

Thất nghiệp không tự nguyện

Là loại thất nghiệp mà người lao động sẵn sàng chấp thuận công việc hiện tại với một mức lương không tương ứng, mặc dù họ không yêu thích đam mê công việc đó. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên họ phải chấp nhận.

Xem thêm: Quy định hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1.3. Phụ nữ có nên sợ thất nghiệp ở tuổi 30

phụ nữ có nên sợ thất nghiệp ở tuổi 30

Tớ định bắt đầu câu chuyện bằng những người nổi tiếng hay những doanh nhân thành đạt khi họ thành công từ tuổi 30 nhưng thiết nghĩ các bạn lên mạng search là có thể ra hàng loạt nên thôi. Chính vì thế nên tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện của những người xung quanh tôi.

Tuổi 30 cái tuổi mà ông bà hay nói là cái tuổi mà công danh sự nghiệp nó đã đi vào quỹ đạo. Thất nghiệp tuổi 30 chưa phải là kết thúc, một cánh cửa đóng lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra. Các bạn thấy đấy 30 chưa phải là tết. Mà tôi nghĩ 30 là cái độ tuổi chín muồi để bạn có những bước đi chín chắn hơn trong sự nghiệp. Tôi một người cũng đã từng thất nghiệp ở cái tuổi 30, lúc đấy áp lực đè nặng lên đôi vai, nhưng khi bây giờ nghĩ lại tôi chưa bao giờ hối tiếc về quãng thời gian ấy. Trong khoảng thời gian ấy tôi có dịp trò chuyện nhiều hơn với những người cũng thất nghiệp ở tuổi 30 như tôi. Điển hình như chuyện của chị Lan

Chị lan làm cho một công ty xuất nhập khẩu khi chỉ còn vài tháng nữa chị bước sang tuổi 30 thì công ty giảm biên chế. Và tất nhiên đây không phải là một tin vui đối với chị. Nhưng chị kể, khi còn đi làm chị luôn ao ước có những ngày nghỉ trọn vẹn bên gia đình nhưng vì khối lượng công việc quá nhiều nên suốt 7 năm qua ngoài những ngày lễ tết hầu như chị chưa có một ngày gọi là đúng nghĩa. Cuối cùng nhờ những lời động viên của chồng chị tự mở quán ăn nhỏ và giờ đây chị rất hạnh phúc với công việc của mình. Khi mà chị vừa lo được kinh tế, vừa tạo niềm vui và cái quan trọng nhất là chị có thể quan tâm đến gia đình nhiều hơn. Vì thế hỡi những người phụ nữ thất nghiệp tuổi 30 hãy mạnh dạn mà làm những cái gì mình đam mê như câu nói “không gì là quá muộn nếu như bạn có niềm đam mê”.

2. Những nguyên nhân vô hình nào khiến bạn thất nghiệp ở tuổi 30

2.1. Làm việc không hiệu quả

Dường như lý do này luôn được các sếp sử dụng nhiều nhất để đưa ra lí do sa thải nhân viên. Bạn nên nhận ra rằng, khi một công ty nhận bạn vào làm việc. Công sức và tiền bạc để họ đào tạo bạn không hề nhỏ. Nhưng thái độ làm việc của bạn trong thời gian qua quá hời hợt hay thậm chí phải nói là quá tệ, thành tích mắc lỗi còn nhiều hơn là thành tích khen thường thì tôi chắc chắn rằng bạn sẽ nằm trong tầm ngắm của sếp và việc bạn có tên trong danh sách sa thải không phải là điều quá bất ngờ đúng không.

 

2.2. Cãi nhau tay đôi với sếp trong cuộc họp

Có vẻ như bạn là một người hiếu thắng đúng không nhỉ, nếu không bạn đã không bị sa thải. Bạn có muốn biết tại sao không, chẳng một ông sếp nào có thể ưa nổi nhân viên không biết đến phép lịch sự. Dù bạn có không hài lòng với bản kế hoạch của sếp thì bạn cũng nên tìm chỗ ít người mà gợi ý cho sếp những điều chưa thỏa đáng trong bản kế hoặc đó. Chính vì bạn không phải người lịch sự nhưng bạn sẽ là con mồi cho những kẻ khẩu nghiệp đấy. Mặc dù bạn có là một nhân viên tài giỏi xuất chúng thì cũng không ông sếp nào ưa nổi bạn đâu.

2.3. Thái độ tiêu cực khi làm việc

 Đi làm bạn luôn là người đến trễ nhưng khi tan sở bạn lại là người về nhanh nhất, thái độ làm việc thì không chuẩn mực, tinh thần làm việc thì uể oải, nói cấu đồng nghiệp trong công ty hoặc tệ hơn nữa là nói xấu xếp. Khi sếp giao việc thì mặt thể hiện thái độ khó chịu, khi làm sai thì không nhận lỗi mà đổ lỗi đùn đẩy cho người khác, thiếu tinh thần tập thể... Đấy là những thái độ biểu hiện sự tiêu cực, nếu bạn đang gặp phải những thái độ này thì điều đầu tiên bạn làm đó chính là thay đổi ngay. Thái độ làm việc là một phần tất yếu trong việc sếp đánh giá năng lực nhân viên, nếu bạn không thể hiện tốt có thể ngay ngày mai bạn sẽ nhận được một tờ giấy xin thôi việc ngay đấy.

Xem thêm: Việc làm bảo hiểm

2.4. Ăn táo mà rào cây sung

Rất nhiều người quản lí nói rằng họ không muốn sa thải nhân viên nhưng có nhiều người khi làm việc này nhưng hay bóng gió nói về một người bạn cũng làm tương tự cho công ty xyz nhưng lương cao hơn, sếp thoáng hơn…xin nói cho các bạn hiểu rằng không một công ty nào muốn giữ lại một người mà không một lòng với mình.

2.5. Chơi game quá nhiều

Theo như tôi được viết cái này hầu như luôn là bằng mặt chung của tất cả công ty, bạn có thể nói “tôi đã làm hết các công việc sếp giao. Vậy thì tại sao tôi không thư giãn bằng các thú vui giải trí”. Nhưng tôi chỉ đồng ý với bạn vế sau thôi, ừ thì bạn giỏi bạn có năng lực, nhưng thay vào đó sao bạn không mang tí tuệ của mình vào việc học hỏi hơn để nâng cao năng lực hoặc có thể đi giúp đỡ các đồng nghiệp chẳng có ông sếp nào thích nhân viên của mình không có gắng các bạn nhé.

những nguyên nhân khiến bạn thất nghiệp

3. Những cách giúp bạn thoát khỏi tình trang thất nghiệp tuổi 30

Bùm! Đùng một ngày bạn nhận được quyết định sa thải với lí do nào đó có thể do bạn hoặc do công ty. Nhưng dù lí do là gì thì bạn cũng sẽ cực kì sốc và chưa thể chấp nhận được sự thật là từ giờ mình mang tiếng thất nghệp ở cái độ tuổi mà lưng chừng núi. Hãy nghe tớ nói này ông trời công bằng lắm nên bạn không có gì phải sợ đâu. Nếu muốn tìm được một công việc như ý thì bạn hãy đăng ký vào các trang tuyển dụng, nó sẽ giúp bạn tìm được một công việc như ý nhanh hơn đấy. Vậy làm như thế nào để thoát khỏi tình trạng đấy bây giờ?

3.1. Đừng so sánh bản thân với người khác

Bạn có thể biết rằng, mỗi một cá thể sinh ra có sự khởi đầu khác nhau, một cách nhận thức hoặc một vị trí trong xã hội khác nhau. Nếu bạn luôn mang tư tưởng so sánh tại sao mình chỉ là nhân viên, còn cậu bạn bằng tuổi kia đã là trưởng phòng hay giám đốc? Hay mức lương của bạn chỉ bằng một nửa so với người kém tuổi hơn mình? Nhưng bạn có một điều rằng trong khi bạn đang loay hoay nhảy việc thì cậu bạ hay người em đó dồn hết cả tâm huyết vào công việc lựa chọn ban đầu nên vì thế ãy ngừng than vãn, ngừng so sánh nếu bạn tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Để đến khi bạn ở tuổi 30 bạn thất nghiệp bạn sẽ không bị hụt hẫng.

3.2. Nhảy việc cẩn trọng hơn

Nếu bạn là miểu người mà một năm bạn nhảy việc đến 2-3 lần thì tớ khẳng định đây không phải là một kế sách khôn ngoan. Ngay cả khi bạn không còn hứng thú hay chán nản  nhất với công việc đang làm, bạn nên dành một khoảng thời gian để  suy nghĩ và tính toán số tiền kỹ trước khi bạn nộp đơn xin thôi việc. Hãy chắc chắn một điều rằng bạn bước về phía trước chứ không phải bước về phía sau, bạn hiểu ý tôi chứ?

3.3. Thu nhập cao hay sự ổn định không phải là tất cả

Khi bạn 30 tuổi hay 40 tuổi, đừng nên gấp rút đưa ra các tiêu chí lựa chọn công việc như ổn định hay thu nhập cao nếu bạn không thực sự hứng thú và sẵn lòng bỏ công sức vào đó. Bạn thân mến, chòa khóa giúp cho sự thành công đó chính là đam mê. Vậy thì tôi chắc chắn một điều rằng thành công sẽ đến với bạn sớm thôi. 

3.4. Bớt hiếu thắng

Bạn thân mến, hãy dành ra trong trái tim mình một chỗ để chứa sự góp ý chân thành từ mọi người để hoàn thiện bản thân mình ơn. Hãy cố kiềm chế bản thân mình, đừng tự cho mình là nhất là đúng vì núi cao còn có núi cao hơn đấy. Bạn hiểu ý tôi đúng không?

3.5. Mở rộng mối quan hệ

Sau khi đã giải quyết được vấn đề tâm lý rồi bạn hãy mở rộng ra những mối quan hệ. Để có một bước đi vững chắc trên con đường sự nghiệp thì những mối quan hệ sẽ giúp ích cho bạn được nhiều đấy. Thời đại chúng ta đang sống là “thời đại 4.0”. Mạnh dạn đầu tư mở rộng bạn bè đáng tin cậy  luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn khi bạn khó khăn và ngược lại.

Xem thêm: Thất nghiệp nên làm gì

4. Định hướng nghề nghiệp khi thất nghiệp tuổi 30

hãy bắt tay vào những công việc mới

4.1. Làm bánh

Rất nhiều người lựa chọn công việc này khi họ thất nghiệp, nên ở độ tuổi 30 bạn nên cân nhắc vì nghề này nó không quá vất vả mà lại mang lại ngồn thu nhập tốt. thêm nữa đó chính là nghề làm bánh sẽ giúp cho những người mở rộng cảm thấy yêu đời và trẻ hóa lại tâm hồn nữa đấy. 

4.2. Nấu ăn

Đây là một sự lựa chọn hoàn hảo đúng không. Khi bước vào tuổi 30 hầu hết mọi người đều đã lập gia đình, nó là một con dao 2 lưỡi khi vừa có thể giúp bạn chăm lo cho gia đình, vừa có thể là một công việc hái ra tiền. Bnaj có thể mở rông mô hình theo chiều hướng lớn nhỏ, phụ thuộc vào tài chính của bạn. Bạn có thể bán đồ ăn sang, cơm văn phòng. Nếu như vốn của bạn không nhiều thì bạn có thể kinh doanh oline về đồ ăn vặt. Vì ở độ tuổi này bạn đã có những kinh nghiệm đời sống, các kiến thức về xu hướng cho mình rồi.

4.3. Trải nghiệm các công việc quản lí

Nếu bạn tự tin với kinh nghiệm của mình thì hãy mạnh dạn ứng tuyển vào vị trí quản lí của các công ty, nhà hàng, khách sạn… vì ở lứa tuổi 30 thì bạn đã có sự chững chạc trong suy nghĩ và có một kho tàng trong kinh nghiệm của mình. Để có thể ứng tuyển vào vị trí này thì bạn nên trau dồi kiến thức để có thể làm tốt hơn.

Sau những chia sẻ về thất nghiệp tuổi 30 cùng vieclam88.vn tôi hi vọng bạn có thật nhiều bản lĩnh và sức mạnh để vượt qua thời kì khó khăn này. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: