Những chia sẻ hữu ích về “Thất nghiệp nên làm gì?” dành cho bạn

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2020-03-18 14:37:00

​Có thể bạn đã rơi vào tình trạng thất nghiệp tạm thời hoặc kéo dài một thời gian dài, vậy lúc đó bạn đã làm gì và suy nghĩ gì? Nếu bạn đang ở trong tình trạng thất nghiệp thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải quyết vấn đề này nhé!

1. Thất nghiệp là gì? Tại sao lại rơi vào tình trạng thất nghiệp

1.1. Khái niệm thất nghiệp

Khái niệm thất nghiệp
Khái niệm thất nghiệp

Không ít các lao động dù ở độ tuổi nào cũng đã từng trải qua cảm giác thất nghiệp đúng không nào? Tình trạng này thường phổ biến ở độ tuổi từ 22-25 tuổi – độ tuổi của các bạn sinh vừa mới ra trường và chưa tìm kiếm được công việc phù hợp với chuyên ngành của bản thân. Vậy thực tế thất nghiệp có nghĩa là gì?

Thất nghiệp là tình trạng người trong độ tuổi lao động không có công ăn việc làm và không thể tìm kiếm được thu nhập đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội GDP của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Thất nghiệp có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hay dài tùy thuộc và ý muốn và quyết định của người lao động, do đó được chia làm 2 giai đoạn đó là: thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp vĩnh viễn.

1.2. Những lí do dẫn đến tình trạng thất nghiệp

Những lí do dẫn đến tình trạng thất nghiệp
Những lí do dẫn đến tình trạng thất nghiệp

Có rất nhiều lí do để dẫn đến tình trạng thất nghiệp nhưng nhìn chung, những lí do dưới đây thường xuyên diễn ra nhiều hơn cả:

Thứ nhất, đó là người lao đông còn quá non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Hầu hết các bạn sinh viên khi vừa mới bước chân ra trường đều chỉ có một hành trang kiến thức trên sách vở chứ chưa có nhiều kinh nghiệm lẫn kĩ năng, do vậy, các bạn sinh viên chỉ có thể tiếp cận được những công việc có vị trí thấp hoặc lao động phổ thông chứ khả năng làm được công việc mình yêu thích, ở vị trí cao và kiếm được thu nhập cao là rất khó. Vì vậy, các bạn thường rơi vào tình trạng hoang mang đi xin việc và đang đối mặt với việc thất nghiệp tạm thời. Bên cạnh đó, kĩ năng CV cũng là một phần lí do khiến cho các nhà tuyển dụng không đồng ý ứng tuyển ứng viên đó.

Thứ hai, đó là bản thân người lao động. Việc người lao động có muốn đi làm, đi tìm kiếm công việc, có nản chí hay không là yếu tố quyết định bạn có phải rơi vào tình trạng thất nghiệp hay không. Thực tế, thị trường việc làm hiện nay có rất nhiều các ngành nghề, lĩnh vực hay việc làm nên việc tìm kiếm một công việc, dù là tạp vụ tạm thời hay là làm hành chính, thì các bạn cũng dễ dàng ứng tuyển được. Đừng lười biếng mà bỏ qua các cơ hội tốt nhé!

Thứ ba, đó là các yếu tố ngoại cảnh. Đây là những yếu tố tác động khá ít tới khả năng thất nghiệp và khó có thể điều chỉnh theo ý muốn của mình được, ví dụ như khả năng tài chính, sự ủng hộ từ người thân, sự may mắn, rủi ro,… Các vấn đề này chỉ có mức độ tác động không cao tới khả năng thất nghiệp của ứng viên. Tuy nhiên, nếu các yếu tố này có mức độ phổ biến như dịch Covid19 như hiện nay đã khiến cho rất nhiều các doanh nghiệp phải đóng cửa, dẫn đến nhân viên phải thất nghiệp tại gia.

Đọc thêm: Thất nghiệp tuổi 30? Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng

2. Thất nghiệp nên làm gì - Những bí quyết hữu ích cho đối tượng thất nghiệp

Thất nghiệp thật tệ và nó có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường không chỉ với bản thân người lao động mà còn với gia đình và xã hội. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng thất nghiệp, hãy chú ý tới những bí quyết dưới đây, vừa để tránh lãng phí thời gian trong khi đang thất nghiệp, vừa có thể cải thiện bản thân nhằm hướng đến một công việc tốt đang chờ đợi ở trước mắt.

2.1. Tham gia các khóa học thực tế

Tham gia các khóa học thực tế
Tham gia các khóa học thực tế

Nếu bạn đang thất nghiệp, hãy tham gia các khóa học thực tế. Để làm được điều này, trước hết bạn cần xác định được lí do tại sao mình lại thất nghiệp. Phần lớn lí do xuất phát từ việc bạn thiếu kinh nghiệm và cả kĩ năng. Do đó, bạn cần phải tham gia các khóa học thực tế về kĩ năng. Việc tiếp tục học hỏi, trau dồi bản thân thay vì tụ tập ăn uống, rượu chè sẽ rất có ích cho bạn sau này.

Bạn có thể tham gia vào các lớp học thuyết trình, học về kĩ năng mềm, hoặc các khóa học nâng cao tay nghề, đào tạo chuyên môn, vừa để cải thiện bản thân, vừa để cho những kiến thức của bạn được áp dụng mà không bị mai một đi. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để bạn tạo mối quan hệ mới cho bản thân.

2.2. Tìm kiếm công việc tạm thời

Việc thất nghiệp không thực sự quá kinh khủng như bạn nghĩ đâu nên nếu bạn có đang ở trong tình trạng thất nghiệp, đừng tạo cho bản thân suy nghĩ mình kém cỏi hay nản chí, hoang mang, lo sợ. Hãy lập tức tìm kiếm ngay các công việc tạm thời hoặc nhận các hợp đồng ngắn hạn. Đây là cơ hội lớn cho bạn dễ dàng được tuyển dụng chính thức hơn nếu có năng lực làm việc tốt, cũng như kiếm thêm một khoản thu nhập nhỏ cho bản thân mình.

Một số công việc tạm thời có thể kể đến như: các việc làm freelancer như thiết kế, viết bài, sửa bài, dịch thuật,… Hoặc có thể tìm kiếm các công việc part-time làm tạm thời để trau dồi các kĩ năng mềm, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp nhiều hơn cho bản thân mình.

2.3. Tham gia tình nguyện

Tham gia tình nguyện cũng là một gợi ý hay cho các bạn nếu có đang rơi vào tình trạng thất nghiệp nhé! Nếu như bạn nghĩ các hoạt động tình nguyện đang làm lãng phi thời gian, công sức và tiền bạc của mình thì lầm rồi nhé! 60% các nhà tuyển dụng tin tưởng và cho rằng những hoạt động tình nguyện khiến cho các bạn ứng viên trở nên hoạt bát, tự tin và có kĩ năng xã hội nhiều hơn, đồng thời giúp các bạn cải thiện mối quan hệ xã hội nhiều hơn, dễ dàng nắm bắt được các cơ hội việc làm tốt hơn.

Bên cạnh đó, nếu các bạn có ngoại ngữ, hãy tham gia các hoạt động của tổ chức phi chính phủ, hoặc những cộng đồng ngôn ngữ nước ngoài, như vậy, bạn sẽ vừa cải thiện được khả năng ngôn ngữ của mình, vừa gây dựng các mối quan hệ tốt đẹp nữa.

Tham gia tình nguyện
Tham gia tình nguyện

2.4. Tự kinh doanh

Tự kinh doanh cũng là một trong những bí quyết hữu dựng dành cho các bạn trong thời gian thất nghiệp. Các bạn có thể kinh doanh những mặt hàng không cần quá nhiều vốn đầu tư như: kinh doanh quần áo online, mỹ phẩm, bánh, đồ ăn, đồ dùng cá nhân,… vừa tránh rơi vào tình trạng thất nghiệp vì vẫn kiếm được một khoản thu nhập kha khá, vừa có thể học hỏi và phát triển các kĩ năng của bản thân mình.

Tuy nhiên, việc tự kinh doanh cũng không hề dễ dàng gì bởi cần rất nhiều yếu tố. Nếu bạn may mắn thì không chỉ làm chủ được công việc của mình, vừa tạo thêm được thu nhập cho những lao động khác. Đó là hoài bão của các bạn, hãy cố gắng hết mình nhé!

2.5. Mở rộng các mối quan hệ

Mở rộng các mối quan hệ là lời khuyên hữu dụng mà chúng tôi dành cho các bạn nếu rơi vào tình trạng thất nghiệp. Có rất nhiều người có được việc làm là dựa hoàn toàn vào các mối quan hệ cá nhân, không chỉ vậy, ngay cả trong công việc, họ cũng gặt hái được nhiều thành công, có được những thứ họ mong muốn một cách dễ dàng nhờ vào quan hệ. Những mối quan hệ tốt sẽ đem lại cho bạn những giá trị tốt, chưa nói đến việc tìm việc làm cho bạn, họ cũng mang lại cho bạn những kĩ năng mới, những bài học bổ ích, những lời khuyên hữu dụng. Hãy tạo mối quan hệ với những người đã thành công, với những “tiền bối” đã đi trước ta và sẵn sàng truyền dạy cho chính bạn nhé!

Tuy nhiên, việc kết giao và mở rộng mối quan hệ cũng nên có sự chọn lọc đối tượng nhất định. Việc kết giao này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cá nhân bạn, suy nghĩ của nhiều người khác về con người bạn. Đừng biến mối quan hệ trở thành những mối quan hệ làm ăn, mối quan hệ lợi dụng nhau và làm lợi cho nhau. Để có thể mở rộng các mối quan hệ, các bạn có thể tham gia các lớp học, tham gia các hoạt động tình nguyện, xã hội, các công việc làm thêm mang tính chất thời vụ hoặc part-time,…

2.6. Lập kế hoạch tìm công việc mới

Trong thời gian đối mặt với việc thất nghiệp, hãy lên một kế hoạch thật chi tiết cho công việc mới mà bạn đang mong muốn ứng tuyển nhé. Để có thể chuẩn bị kế hoạch thật tốt cho tương lại của mình, hãy làm điều này nhanh nhất có thể và sớm nhất có thể, tốt nhất là từ trên giảng đường đại học.

Trước tiên, các bạn cần tìm hiểu thị trường xem những lĩnh vực nào đang thịnh hành, thu hút nhiều lao động, khả năng phát triển của ngành nghề đó trong tương lai và ngành nghề đó tuyển dụng cần điều kiện gì. Tiếp theo, các bạn nên trau dồi bản thân mình để đáp ứng đủ các điều kiện tuyển dụng đó ở mức tốt trở lên để có thể cạnh tranh với các ứng viên khác. Kế đó, các bạn có thể tiếp cận các nhà tuyển dụng bằng cách nào đó và gây được thiện cảm cho họ để họ thất được năng lực và sự nhiệt huyết của bạn trong công việc. Như vậy, bạn mới dễ dàng có thể tìm việc làm như ý mình mong muốn.

Lập kế hoạch tìm công việc mới
Lập kế hoạch tìm công việc mới

2.7. Đầu tư thời gian cho những ý tưởng mới

Khoảng thời gian thất nghiệp thay vì lãng phí nó hãy tận dụng tối đa để đưa ra những ý tưởng mới cho bản thân mình nhé. Khi phỏng vấn tuyển dụng, những ứng viên có ý tưởng sáng tạo, táo bạo và khả thi sẽ dễ ghi điểm hơn với các nhà tuyển dụng. Những ý tưởng này có thể nằm trong một chiến lược marketing mà bạn nghĩ ra, hay một kế hoạch kinh doanh bán hàng, hoặc cũng có thể là một chương trình tri ân khách hàng đặc biệt có ý nghĩa với doanh nghiệp. Hay bạn làm những công việc về sáng tạo, nghệ thuật có thể có thêm thời gian để thiết kế và cho ra đời những kiệt tác của riêng bạn mà trước đó bạn chưa có thời gian để làm. Tất cả những điều này đều có thể “show” ra cho nhà tuyển dụng khi đi ứng tuyển. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật kĩ cho bản thân mình nhé! Từ đó, bạn sẽ gia tăng cơ hội thuyết phục các nhà tuyển dụng nhiều hơn. 

2.8. Giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ

Sau khi nghỉ việc ở các công ty cũ, hãy vẫn giữ liên lạc với các đồng nghiệp cũ nhé. Họ rất có thể sẽ trở thành bùa hộ mệnh của bạn và giúp bạn lại đó, có thể là tìm kiếm một công việc làm ổn định từ người quen, hoặc sẽ mang lại cho bạn những giá trị tốt đẹp nhất. Việc giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ này còn giúp bạn biết được ở nơi làm việc mới của họ có đang có nhu cầu tuyển dụng hay không và bạn có thể ứng tuyển. Bởi vì là đồng nghiệp cũ cho nên chuyên môn của bạn và họ sẽ tương xứng và công việc mới họ đã trúng tuyển, thì chắc chắn bản thân bạn cũng có những khả năng để thành công.

Không những thế công việc mà qua đồng nghiệp cũ giới thiệu sẽ là một công việc uy tín mà bạn không cần mất thời gian để đi xác thực nó. Ngoài ra thì việc giữ mối quan hệ tốt với bất kỳ ai cũng đều quan trọng trong việc bạn có thể học hỏi thêm vốn kiến thức, chuyên môn, để có thể tích lũy cho kho kinh nghiệm làm việc của mình. Nhờ vậy mà khi đi phỏng vấn ứng tuyển ở một việc làm mới, bạn sẽ có cơ hội thương lượng một mức lương cao hơn mà công ty đề xuất chung.

Thất nghiệp chỉ là tạm nghỉ chứ không bỏ cuộc
Thất nghiệp chỉ là tạm nghỉ chứ không bỏ cuộc

Trên đây là những chia sẻ hữu ích nhất dành cho các bạn nếu bạn đang vô tình rơi vào cuộc khủng hoảng sự nghiệp mà không biết thất nghiệp nên làm gì. Đừng bao giờ nản lòng và từ bỏ một điều gì, nữa là sự nghiệp của bạn. Hãy coi sự thất nghiệp ngày hôm nay chỉ là những ngày tạm dừng chân của các bạn tiếp tục đi xa và nhanh hơn trong tương lai. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: