Tham vấn là gì ? Những vấn đề sức khỏe cần tham vấn

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2020-01-21 15:12:44

Tham vấnn là gì? khi nào bạn cần tham vấn, tham vấn giúp gì cho bạn…là những câu hỏi có lướt tìm kiếm nhiều. Bài viết sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi tham vấn là gì?

1. Khái niệm tham vấn

 Khái niệm tham vấn
 Khái niệm tham vấn

Để tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến tham vấn chúng ta cùng đi tìm hiểu khái niệm về tham vấn để trả lời câu hỏi tham vấn là gì?

Tham vấn được hiểu là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó những người được tham vấn sẽ sử dụng kiến thức kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với chủ nhân, khách hàng của mình với mục đích giúp cho họ nhận thức được hoàn vẩn vấn đề để thay đổi cảm xúc, đón nhận những sự thật, suy nghĩ và hành vi tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho những vấn đề đó được gọi là tham vấn.

Một ví dụ về tham vấn hay gặp nhất đó chính là vấn đề tâm lý của những bạn tuổi teen. Có nhiều bạn ở độ tuổi này bị khủng hoảng tâm lý dẫn đến những hành động gây tổn thương đến tinh thần và thể xác của chính người đó hoặc những người bên cạnh. Những người này cần phải có người tham vấn để giải quyết các vấn đề cảm xúc, giải tỏa suy nghĩ để mọi chuyển được tốt hơn.

Xem thêm: Tìm việc làm tư vấn

2. Tham vấn mang lại lợi ích gì?

Tham vấn mang lại lợi ích gì?
Tham vấn mang lại lợi ích gì?

- Tham vấn như định nghĩa ở trên nó giúp ích rất nhiều trong đời sống hàng ngày, khi áp lực của xã hội lên mỗi chúng ta đều tăng lên, khi gặp những áp lực đó nếu bạn không có một tinh thân tôt để giải quyết chúng bạn sẽ đi vào những sai lầm  để tránh những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra bạn nên tìm đến tham vấn để giảm bớt cảm xúc tiêu cực trong lúc khó khăn, những lời mà người tham chiếu cho bạn sẽ giúp tinh thần bạn được thoải mái hơn, giúp bạn có được những hướng giải quyết tốt đó là một lợi ích quan trọng mà tham vấn mang lại.

- Ngoài lợi ích trên thì tham vấn còn giúp bạn tăng cường hiểu biết về bản thân và nguồn lực của chính mình, những nhà tham vấn sẽ giúp bạn tìm ra được đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu, bạn cần khắc phục điểm mạnh như thế nào, điểm yếu ra sao để có được một cuộc sống thoải mái nhất,

- Một lợi ích nữa cần phải nói đến đó chính là tham vấn giúp giải quyết được các vấn đề tâm lý, xã hội đang tồn tại, sẽ giúp mọi người đi tham tiêu chuẩn của một xã hội tốt với nhiều việc làm tốt.

- Việc tham chiếu còn giúp bạn nâng cao sự tự tin về bản thân, những lời tham vấn sẽ giúp bạn có được những lời khuyến khích bản thân để phát triển bản thân một cách tốt nhất. Biết cách đưa ra những quyết định lành mạnh và thực hiện các quyết định đó.

 - Tăng cường khả năng ứng phó với hoàn cảnh có vấn đề tại thời điểm đó cũng như trong tương lai.

Đọc thêm: Ngành Tâm lý học ra làm gì?

3. Sự khác biệt giữa tham vấn tâm lý và tư vấn tâm lý

 Sự khác biệt giữa tham vấn tâm lý và tư vấn tâm lý.
 Sự khác biệt giữa tham vấn tâm lý và tư vấn tâm lý.

Chúng ta cùng đi tìm hiểu tham vấn tâm lý và tư vấn tâm lý để có được những hiểu biết nhất định về hai khái niệm này để từ đó có được những hiểu biết và câu trả lời đúng.

+ Mục tiêu 

Tham vấn tâm lý về mục tiêu: Tham vấn tâm lý có thể hiểu đó là một cuộc nói chuyện mang tính chất cá nhân, giữ đối tượng cần tham vấn và đối tượng tham vấn, đối tượng tham vấn là những người có hiểu biết, là người thân quen và hiểu rõ người cần tham vấn, những người này sẽ hỗ trợ giải đáp những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Việc tham vấn này giúp cho cá nhân giải quyết vấn đề tâm lý của mình, sau khi gặp người tham vấn bạn sẽ có suy nghĩ và tinh thần tốt hơn.

Tư vấn tâm lý lại có mục tiêu: đây là cuốc trò chuyện, nói chuyên giữ một người đang cần lời khuyên và một người có trình độ chuyên môn và kiến thức về một lĩnh vực nào đó, chủ yếu hướng đến những hướng giải quyết cho vấn đề hiện tại.

+ Về tiến trình

Nhà tham vấn sẽ hỗ trợ thân chủ của mình ra những quyết định, hay đưa ra những lời khuyên bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét tất cả các khả năng, phân tích những hướng giải quyết khác nhau và đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho thân chủ của mình. Do đó tham vấn tâm lý là một quá trình gồm nhiều cuộc nói chuyện và gặp gỡ liên tục để đưa ra những cách giải quyết tốt nhất.

Đối với tư vấn sẽ là cung cấp thông tin hay đưa ra lời khuyên, của các nhà chuyên gia với những người đang gặp vấn đề về lời khuyên. Nhà tư vấn sẽ là những người giúp thân chủ ra quyết định bằng cách đưa ra những phân tích mang tính chất chuyên môn, những hướng giải quyết dựa vào trình độ chuyên môn. Do vậy nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

+ Về mối quan hệ: 

Về mối quan hệ của tham vấn
Tham vấn - tâm lý

Tham vấn tâm lý có mối quan hệ mang bằng, thân quen, bình đẳng, hiểu được tâm lý của người cần tham vấn và đòi hỏi sự tương tác rất chặt chẽ và tích cực ở cả đôi bên.

Nhà tham vấn thông cảm và chấp nhận vô điều kiện những cảm xúc và tình cả của thân chủ của mình, từ đó thân sẽ là người chủ động trong cuộc trò chuyện, là người chủ chốt của cuộc trò chuyện. Nhà tham vấn có nhiệm vụ lắng nghe những khó khăn, những vấn đề của người tham vấn, phải hồi, tổng kết và đặt câu hỏi.

Trong quá trình tư vấn tâm lý thì mối quan heej có thể là trên dưới, hoặc cũng có thể là một quan hệ khách hàng họ tương tác với nhau

Trong tư vấn tâm lý thì mối quan hệ có thể là trên-dưới, hoặc là mối quan hệ khách hàng, giữa một người được xem là uyên bác với những thông tin chuyên môn để đưa ra những lời khuyên mà không quan tâm đến việc thể hiện sự thông cảm hay chấp nhận thân chủ. Còn bên kia là người gặp phải vấn đề tâm lý nào đó mà không biết cách giải quyết thế nào cần đến lời khuyên từ nhà tư vấn tâm lý.

Mối quan hệ ở đây không đòi hỏi sự tương tác tích cực từ phía người được tư vấn. Sau khi thân chủ trình bày vấn đề, nhà tư vấn làm chủ cuộc nói chuyện và đưa ra những lời khuyên

+ Về sự tương tác :

Mối quan hệ tham vấn quyết định kết quả đạt được của quá trình tham vấn, nhà tham vấn phải xây dựng lòng tin, xây dựng thương hiệu, xây dựng hình ảnh đáng tin cậy với những người khách hàng, thân chủ của mình, thể hiện thái độ thừa nhận, thông cảm và không phán xét.  

Để thành công nó phụ thuộc vào kỹ năng tương tác của nhà tham vấn để giúp đối tượng có thể nhận ra được những vấn đề của mình và từ đó cùng nhau tìm ra hướng giải quyết.

Trong tư vấn tâm lý thì mối quan hệ giữa nhà tư vấn và thân chủ không quyết định kết quả tư vấn bằng kiến thức và sự hiểu biết của nhà tư vấn về lĩnh vực mà thân chủ đang cần tư vấn.

+ Về cách thức     

Về cách thức
Về cách thức tham vấn và tâm lý

Nhà tham vấn có kiến thức về hành vi và sự phát triển của con người, họ có thể nghe để hiểu và giao tiếp. Có khả năng khai thác những vấn đề của cảm xúc của thân chủ của mình.

Với nhà tham vấn họ tin tưởng vào khả năng ra quyết định tốt nhất cảu thân chủ mình, vai trò của nhà tham vấn chỉ là đưa ra những gọi ý, những gọi ý này sẽ giúp thân chủ nhìn nhận đươc vấn đề, nhìn nhận được mọi việc một cách đa dạng hơn. Giúp thân chủ nhận ra những điểm mạnh của bản thân và sử dụng những điểm mạnh đó.

Nhà tư vấn có kiến thức về những lĩnh vực cụ thể và có khả năng truyền đạt những kiến thức đó đến người cần hỗ trợ hay hướng dẫn trong lĩnh vực đó.

Họ với thân chủ về những quyết định họ cho là phù hợp nhất đối với tình huống của thân chủ thay vì tăng cường khả năng của thân chủ.

Việc tập trung vào thế mạnh của thân chủ không phải là xu hướng chung của tư vấn

Như vậy rõ ràng là hai hình thức tư vấn tâm lý và tham vấn tâm lý có sự khác biệt nhau. Tuy nhiên thực tế thì vẫn có những người đánh đồng hai thuật ngữ này và phổ biến nhất là dùng tư vấn tâm lý chứ không hề nhắc gì đến tham vấn tâm lý. Vậy nên mọi người cần hiểu rõ tư vấn tâm lý và tham vấn tâm lý là gì, vai trò chức năng của mỗi loại hình ra sao để có thể tìm kiếm dịch vụ phù hợp nhất với vấn đề của mình.

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có được câu trả lời về tham vấn là gì? hiểu và phân biệt được tham vấn với các vấn đề khác. Chúc các bạn thành công.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: