Tâm lý người là gì? Tài liệu cụ thể và đầy đủ nhất về tâm lý người

Icon Author Lê Kiều Anh

Ngày đăng: 2022-09-26 14:20:38

Đã bao giờ bạn thắc mắc tâm lý được hệ thống “não bộ” loài người - một trong những điều kỳ diệu của tạo hóa - vận hành để điều khiển như thế nào chưa? Bạn có biết những điều cơ bản về tâm lý người là gì và vai trò của nó? Hãy để bài viết dưới đây giải đáp những thắc mắc trên nhé!

1. Tâm lý người là gì?

Về cơ bản có thể hiểu tâm lý người là hiện tượng tâm lý của một người khi người đó đưa ra phản ứng trước các hiện tượng xã hội xảy ra xung quanh họ. Có không ít các giả thuyết được giới khoa học đưa ra về những hiện tượng tâm lý của con người và mỗi một nhà nghiên cứu, mỗi chuyên gia đều có những quan điểm riêng gắn với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Chính vì lẽ đó, cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất, mặc định chung cho khái niệm này, vậy nên hãy tìm hiểu tâm lý người là gì dựa trên những ý kiến của nhiều trường phái nhé!

nguồn gốc tâm lý người
Tâm lý người do đâu mà có?

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm

Giới tôn thờ chủ nghĩa duy tâm luôn khẳng định rằng tâm lý con người vốn không có sẵn mà được hình thành nên nhờ những thế lực siêu hình với năng lực siêu nhiên như thượng đế, chúa trời, sau đó nhập vào thân xác được thai nghén của con người, và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan hay điều kiện cuộc sống.

1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật tầm thường

Đồng thời, giới duy tâm cũng không đánh giá cao chủ nghĩa duy vật tầm thường vốn cho rằng tâm lý – tâm hồn đều được sinh ra từ vật chất, đồng nhất vật lý – sinh lý - tâm lý với nhau. Tuy nhiên quan điểm này đến giờ vẫn gây tranh cãi bởi nghiêng quá nhiều về việc tâm lý con người mang bản chất cá nhân, điều này vô tình phủ nhận vai trò của chủ thể cũng như tính chất xã hội của tâm lý người.

1.3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Quan điểm của nhóm chủ nghĩa duy vật biện chứng tuy trái ngược nhưng lại hợp lý hơn cả, họ cho rằng bản chất của tâm lý người chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào não bộ thông qua hoạt động của người đó, chính bởi vậy nên tâm lý người luôn có bản chất xã hội cũng như tính lịch sử.

Có thể thấy, chỉ với khái niệm về tâm lý người là gì cũng đã xuất hiện nhiều ý kiến với những luận điểm trái chiều, đồng thời mỗi quan điểm được các phe đưa ra đều có những cách lý luận, giải thích, chứng minh để bảo vệ luận điểm của mình. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ, chúng ta có thể thấy những khẳng định của nhóm duy vật biện chứng sát với kết quả của những nghiên cứu khoa học đã được thực hiện nhất.

Vậy thì, để hiểu sâu hơn về tâm lý người là gì chúng ta cùng nghiên cứu những bản chất của nó nhé!

2. Bản chất của tâm lý người là gì?

2.1. Tâm lý người là phản ánh khách quan tới môi trường ngoài

Mỗi phút mỗi giây con người đều bị tác động bởi môi trường xung quanh, chính vì vậy tâm lý người cũng không tránh khỏi những tác động đó. Con người bị tác động, não bộ xử lý những tác động từ môi trường ngoài sau đó chuyển thành thông tin, được cơ thể ghi nhớ, từ đó hình thành tâm lý để con người có những phản hồi lại môi trường. Có thể hiểu tâm lý người là phản ánh khách quan của con người tới xã hội.

tâm lý người là phản ánh khách quan
Tâm lý người là phản ánh khách quan với môi trường ngoài

2.2. Tâm lý người có tính chủ thể khách quan

Ngoài ra, tâm lý người cũng mang những đặc trưng riêng của người đó, hay nói cách khác chính là tính chủ thể khách quan. Hiểu đơn giản thì chính là việc cùng một hiện tượng xã hội nhưng phản ánh vào não bộ những người khác nhau họ lại có những cách hành xử khác nhau. Việc này chứng minh rằng rõ ràng tâm lý người có tính chủ thể khách quan.

Không chỉ vậy tâm lý người cũng có thêm tính xã hội và tính lịch sử, chính vì vậy nó luôn mang những dấu ấn lịch sử - đặc điểm xã hội của loài người.

2.3. Tâm lý người có tính xã hội

Con người sinh ra – lớn lên trong xã hội, chính vì vậy tâm lý con người bắt nguồn từ xã hội, môi trường sống xung quanh, vậy nên không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoại lai đó. Tâm lý người là kết quả sau quá trình tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức, vốn kinh nghiệm của một người thông qua các hoạt động xã hội.

tính xã hội của tâm lý người
Tâm lý người có tính xã hội

2.4. Tâm lý người có tính lịch sử

Đồng thời tâm lý người luôn thay đổi trước những biến đổi lịch sử. Với việc là cách con người phản hồi lại môi trường, tâm lý con người khó tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi sự vận động, phát triển không ngừng của xã hội. Vì lẽ đó, bất kỳ thời đại nào muốn phát triển cũng đều phải coi trọng giáo dục, bởi giáo dục chính là chìa khóa hình thành, trui rèn tâm lý con người.

Nói tóm lại, chúng ta hiểu cơ bản rằng tâm lý con người có ba đặc tính chính đó chính là sự phản ánh hiện thực khách quan, mang tính chủ thể cá nhân và mang đặc trưng lịch sử phát triển xã hội đồng thời phản ánh xã hội đó.

3. Hiện tượng tâm lý người là gì?

Để tiện và phù hợp hơn với quá trình nghiên cứu, giới khoa học đã chia hiện tượng tâm lý người thành ba loại sau:

hiện tượng tâm lý
Hiện tượng tâm lý người là gì?

3.1. Hiện tượng tâm lý cá nhân và hiện tượng tâm lý xã hội

Nói đơn giản thì sự phát triển của con người luôn đi song hành cùng sự phát triển của xã hội, con người có những sự thay đổi để phù hợp hơn với xã hội đang sống.

3.2. Hiện tượng tâm lý có ý thức - hiện tượng tâm lý vô thức

Được chia dựa trên yếu tố xuất hiện hiện tượng tâm lý: xảy ra trước hay sau khi tiếp nhận những ảnh hưởng từ xã hội, mang tính bẩm sinh hay do quá trình sinh sống, hoạt động mà có.

3.3. Hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại – tương quan cùng nhân cách con người

Tâm lý con người được chia làm ba loại chính:

- Chia theo quá trình: nhận thức – cảm giác – ý chí

- Trạng thái tâm lý: được tạo ra bởi tâm lý, chính vì vậy sẽ hình thành hiện tượng tâm lý trong một thời gian dài.

- Thuộc tính tâm lý: tính cách, thói quen, lý tưởng sống, v.v, chính vì vậy là một trong những nguyên nhân hình thành nên tính cách của một người.

3.4. Một số cách phân loại khác

Ngoài ra cũng có một số cách phân loại phụ như dựa vào phạm vi ảnh hưởng với cá nhân hay xã hội: hiện tượng tâm lý cá nhân hoặc hiện tượng tâm lý xã hội (phong tục tập quán, dư luận, “mốt”, tin đồn, …)

4. Vai trò của tâm lý người là gì?

Đã tìm hiểu tâm lý người là gì hẳn không thể thiếu việc tìm hiểu chức năng của nó, vậy thì tâm lý người có chức năng gì mà khiến các nhà khoa học phải đau đầu nghiên cứu?

vai trò của tâm lý người
Tâm lý người có vai trò như thế nào?

4.1. Định hướng hoạt động

Tâm lý có chức năng định hướng các hoạt động của con người, đồng thời cũng là động cơ, động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Ví dụ khi bạn đề ra một mục tiêu cho bản thân thì bạn sẽ cố hết sức để hoàn thành mục tiêu đó. Đồng thời khi mỗi con người đều cố gắng tiến về phía trước, xã hội cũng ngày một phát triển theo.

4.2. Kiểm soát hành vi

Ngoài ra, tâm lý còn điều khiển – điều chỉnh – kiểm soát hành động của con người. Khi tâm lý con người bị ảnh hưởng họ sẽ đưa ra những tác động lại với vấn đề đó, đồng thời những tác động đó cũng được con người điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh – môi trường đó.

Có thể nói, nhờ tâm lý mà mỗi chúng ta có thể làm quen, thích ứng được với hoàn cảnh khách quan xảy ra xung quanh. Không chỉ vậy, nhờ có tâm lý con người và thế giới tác động qua lại lẫn nhau, con người sáng tạo thế giới đồng thời cũng cải tạo chính bản thân mình.

5. Làm thế nào để giữ tâm lý khỏe mạnh?

Thế giới tâm lý người vô cùng đa dạng, phức tạp nhưng cũng không kém phần thú vị, những hiện tượng tâm lý cũng không độc lập mà đa dạng mức độ, cấp độ, có quan hệ đan xen, chuyển hóa cho nhau,…

tư vấn tâm lý
Thường xuyên tham khảo ý kiến của chuyên gia để luôn giữ tâm lý khỏe mạnh

Vậy thì với tầm quan trọng trên, chúng ta cần giữ tâm lý khỏe mạnh, mà để được như vậy thì chúng ta cần sống và hoạt động lành mạnh, xây dựng thời gian biểu hợp lý, ngoài ra cần đi khám ngay khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh tâm lý như mất ngủ, lo lắng quá mức, mệt mỏi vô cớ kéo dài. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số, kỉ nguyên 4.0, công nghệ phát triển nhanh như vũ bão hiện nay, kĩ thuật – công nghệ phát triển, thay đổi tính từng giây, cần để ý tránh sa đà vào những thiết bị điện tử hoặc tiện ích công nghệ quá nhiều, xa rời cuộc sống, vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra với lứa trẻ các bậc cha mẹ cũng tránh đặt nặng áp lực học tập – điểm số, bởi như vậy có thể khiến tâm lý trẻ vốn chưa phát triển hết chịu tổn thương, từ đó gây nên các bệnh tâm lý.

Vậy là qua bài viết trên, hẳn các bạn đã hiểu tâm lý người là gì và những điều thú vị xoay quanh tâm lý người rồi đúng không? Hãy cùng đón chờ những bài viết thú vị khác từ blog nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: