Tai nạn lao động là gì? Các trường hợp thuộc tai nạn lao động?

Icon Author Hoàng Cẩm Ly

Ngày đăng: 2021-06-24 17:18:35

Tai nạn lao động là điều không ai mong muốn trong quá trình thực hiện công việc; tuy nhiên, đó là điều không thể tránh khỏi. Nó có thể là lỗi của người lao động, cũng có thể đến từ các cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc,.. gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến bạn bài viết “Tai nạn lao động là gì? Các trường hợp thuộc tai nạn lao động?”.

1. Tai nạn lao động là gì? Các trường hợp được ghi nhận là tai nạn lao động

Tai nạn lao động được định nghĩa: trong quá trình người lao động thực hiện công việc, nhiệm được phân công dù ở công ty hay không; gây nên các tổn thương đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động và tính mạng của con người, đều được tính là tai nạn lao động.

Tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động là gì?

Ví dụ: trong trường hợp thực hiện công việc liên quan đến dao kéo, người lao động thường xuyên bị trầy xước nhẹ trong quá trình làm việc; theo như định nghĩa bên trên, đây cũng là tai nạn lao động. Tuy nhiên, tai nạn lao động trong trường hợp này sẽ không được nhận bất kỳ bồi thường nào từ phía thuê lao động hay bảo hiểm xã hội, theo quy định của Luật vệ sinh, an toàn lao động.

Các trường hợp được công nhận là tai nạn lao động như: tai nạn xảy ra trong quá trình công nhân làm việc tại cơ quan, nhà máy; hay trong quá trình công nhân thực hiện công việc tại các các đơn khác theo sự phân công, chỉ đạo của cấp trên (có văn bản, quyết định), và xảy ra các tai nạn trong công việc.

Hay trong quá trình làm nhân viên làm việc ngoài giờ (do công việc trong ngày chưa được hoàn thành) xảy ra tai nạn hay trong quá trình di chuyển từ nhà đến công ty hoặc từ công ty về nhà, gặp các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng; tuy nhiên, yếu tố này cần được xác minh cụ thể về thời gian và tuyến đường di chuyển.

Các trường hợp được ghi nhận là tai nạn lao động
Các trường hợp được ghi nhận là tai nạn lao động

2. Khi tai nạn lao động xảy ra, cần thực hiện các công việc gì?

Khi có tai nạn lao động xảy ra, người thuê lao động cần nhanh chóng thực hiện công tác sơ cứu tạm thời, liên lạc với các đơn vị bệnh viện gần nhất để cứu chữa và điều trị; liên lạc với người nhà người bệnh; tạm thời thanh toán các khoản chi phí yêu cầu để tiến hành chữa trị.

Người thuê lao động cần phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả chi phí cho người lao động từ khi sơ cứu, chữa trị đến khi khỏi bệnh. Các chi phí phải chi trả như: chi phí điều trị, chi phí thuốc, chi phí lưu trú tại bệnh viện, chi phí khám mức suy giảm khả năng lao động dưới 5%, và các chi phí điều trị phát sinh khác,…

Khi tai nạn lao động xảy ra, cần thực hiện các công việc gì?
Khi tai nạn lao động xảy ra, cần thực hiện các công việc gì?

Trong quá trình người lao động không thể làm việc; bên thuê lao động vẫn phải trả đầy đủ tiền lương hàng tháng như khi lao động làm việc; đến khi người lao động có đủ sức khỏe để quay trở lại với công việc. Tuy nhiên, nếu lỗi tai nạn lao động phát sinh từ phía người lao động; bên thuê lao động phải chi trả tối thiểu 40% so với mức quy định được bộ lao động ban hành trong luật.

Về bồi thường lao động, đối với các trường hợp bị tai nạn lao động, nếu khả năng suy giảm lao động nằm trong khoảng từ 5% - 10%; người lao động sẽ được bồi thường thấp nhất 1.5 tháng lương; nếu khả năng suy giảm lao động cao hơn, cứ 1% tỷ lệ suy giảm tăng lên; người lao động sẽ được cộng thêm 0.4 tháng lương (từ 11% -80%).

Đối với các trường hợp tai nạn lao động nghiêm trọng như người lao động chết hoặc không có khả năng lao động, khả năng suy giảm lao động nằm trong khoảng từ 81% trở nên, người lao động được bồi thường ít nhất 30 tháng lương theo quy định của Luật vệ sinh, an toàn lao động.

Trong trường hợp người lao động gặp tai nạn trong quá trình di chuyển từ nhà đến cơ quan hoặc từ cơ quan về nhà; nếu không xác định được nguyên nhân hay đối tượng cụ thể gây ra; người thuê lao động phải trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Luật vệ sinh, an toàn lao động sau khi đánh giá được tuyến đường và thời gian di chuyển.

Cần thực hiện công việc gì khi tai nạn lao động xảy ra?
Cần thực hiện công việc gì khi tai nạn lao động xảy ra?

Người nhà sau khi nhận thông báo từ các đơn vị cơ quan, cần phải thật bình tĩnh và nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện, hoàn tất thủ tục để tiến hành điều trị sớm nhất; đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Sau đó, cần làm việc với bên thuê lao động để trao đổi về các vấn đề liên quan.

Xem thêm: Tìm hiểu thông tin liên quan đến chế độ bảo hiểm tai nạn

3. Quy trình xử lý tai nạn lao động theo quy định pháp luật

Khi có tai nạn lao động xảy ra tại nơi làm việc, cán bộ, công nhân viên có mặt tại hiện trường cần nhanh chóng thông báo lên cấp trên để nhanh chóng sơ cứu và báo lại với giám đốc doanh nghiệp (hộ gia đình, hợp tác xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thuê lao động).

Nếu tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra từ 2 người trở nên, đơn vị đứng ra thuê lao động cần thông báo đến cơ quan công an; bộ thanh tra vệ sinh, an toàn lao động; bộ thương binh và xã hội để tiến hành điều tra nguyên nhân, hậu quả của tai nạn và đưa ra các phương hướng xử lý.

Quy trình xử lý tai nạn lao động theo quy định pháp luật
Quy trình xử lý tai nạn lao động theo quy định pháp luật

Nếu trường hợp tai nạn lao động chỉ xảy ra nhẹ hoặc từ 1 -2 người; đơn vị thuê lao động cần phải thực hiện các công việc như: lập tức sơ cứu và chữa trị cho người lao động; khoanh vùng vị trí xảy ra tai nạn lao động; thành lập đơn vị thanh tra, điều tra nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động trong doanh nghiệp; tiến hành thu thập chứng cứ tại hiện trường, phỏng vấn các công nhân viên có mặt tại hiện trường vào thời điểm tai nạn xảy ra; gửi các kết quả cho bên phân tích để đánh giá chính xác nguyên nhân sự việc.

Phân tích kết quả từ bên giám định; đánh giá nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động, xử lý các đối tượng cố ý gây nên tình trạng tai nạn và giao cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hay khắc phục các trang thiết bị máy móc gây ra; đưa ra các biện pháp cụ thể để xử lý vấn đề tai nạn lao động; đảm bảo tính công bằng, chính xác cho người lao động.

Sau khi điều tra, phân tích nguyên nhân, cần tiến hành thiết lập biên bản điều tra tai nạn lao động; trong vòng 4 đến 7 ngày, phải có thông báo về biên bản đối với các trường hợp bị tai nạn lao động; đối với các trường hợp bị tai nạn lao động nặng từ 2 người hoặc có người chết; phải có biên bản điều tra trong thời gian từ 20 đến 30 ngày.

Làm việc với các cơ quan nhà nước về vấn đề tai nạn lao động; trong thời gian 3 ngày sau khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động; cần gửi biên bản đến thanh tra sở lao động – thương binh và xã hội 1 bộ; người lao động 1 bộ; công đoàn 1 bộ; người sử dụng lao động giữ lại 2 bộ.

Quy trình xử lý tai nạn lao động
Quy trình xử lý tai nạn lao động

Xử lý các vấn đề liên quan đến chi phí, bồi thường và hỗ trợ tiền lương cho người lao động; làm việc với người nhà người lao động để xử lý các vấn đề theo quy định của Luật vệ sinh, an toàn lao động; đảm bảo quyền lợi của người lao động và người nhà người lao động.

Trên đây là bài chia sẻ của vieclam88.vn về “Tai nạn lao động là gì? Các trường hợp thuộc tai nạn lao động?”, hy vọng bài viết mang đến bạn thông tin hữu ích về vấn đề tai nạn lao động.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: