1. Giải nghĩa về tác quyền
Hiện nay, có rất nhiều các tác giả, cá nhân, tổ chức sẵn sàng đạo nhái, sử dụng các tác phẩm nổi tiếng, sử dụng các sản phẩm của nhiều tác giả đã được công chúng thừa nhận. Đứng trước hiện trạng đó, Nhà nước đã ban hành một số diều luật về sở hữu trí tuệ. Tác quyền cũng chính là một phần trong số đó. Vậy tác quyền là gì?
Tác quyền là quyền các cá nhân, tổ chức đối với các tác phẩm, sự sáng tạo do chính họ tạo ra. Tác quyền được nhiều người biết đến với tên gọi quyền của tác giả. Trong một số điều luật và văn bản pháp lí, thuật ngữ quyền tác giả được sử dụng chủ yếu trên các văn bản pháp luật. Chính vì lẽ đó, chúng ta sẽ ít khi tìm thấy cụm từ tác quyền trên các giấy tờ, sách báo, chủ yếu sẽ được nghe - đọc trong đời sống hàng ngày.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản, tác quyền chính là sự bảo vệ của pháp luật đối các tác phẩm, tác giả, đặc biệt nhấn mạnh sự bảo vệ của Nhà nước đối với quyền sở hữu, sử dụng nội dung của các tác phẩm, sự sáng tạo do chính các cá nhân, tổ chức tạo ra.
2. Những điều kiện để bảo hộ tác quyền
2.1. Tác giả có tác phẩm được bảo hộ tác quyền
Những người đã đầu tư công sức, trí tuệ, thời gian để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh, một tác phẩm để có thể giúp nhiều người trong cuộc sống. Họ chính là những người, các cá nhân hay tổ chức quyền được sở hữu bảo hộ về tác phẩm của mình. Để quyền tác giả có thể hoàn chỉnh, các cá nhân, tổ chức cần phải có trong mình chủ sở hữu quyền tác giả các tác phẩm. Các luật này đã được quy định rất rõ từ Điều 37 đến Điều 45 của Luật sở hữu trí tuệ số 50 năm 2005.
Đây là một điều luật của Việt Nam, do Nhà nước ban hành, điều kiện tiên quyết để có thể sử dụng quyền này là các cá nhân, tổ chức cần phải công bố sản phẩm trên chính đất nước Việt Nam. Đặc biệt, các tác phẩm đó cần phải công bố lần đầu tiên tại Việt Nam không được công bố tại bất kỳ nước nào khác. Điều luật cũng quy định, công bố tác phẩm ở nước ngoài, đồng thời cả ở Việt Nam trong thời hạn ít nhất 30 ngày. Điều luật quy định áp dụng đối với mọi công dân Việt Nam, cũng như những người nước ngoài sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam.
2.2. Những đối tượng có thể được bảo hộ tác quyền
2.2.1. Các tác phẩm trí tuệ và tinh thần
Đây chính là các tác phẩm được sản sinh bởi trí tuệ của con người. Nó được sinh ra giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Các tác phẩm tập trung chủ yếu vào đời sống tinh thần của con người, giúp con người nhẹ nhõm bay bổng trong cuộc sống. Có thể kể đến như các tác phẩm văn học nghệ thuật, âm nhạc sân khấu, điện ảnh,...
Nếu chỉ các tác phẩm nhấn mạnh vào đời sống hàng ngày của con người thì không đủ. Các tác phẩm cần phải là một truyền thống, truyền lại cho thế hệ mai sau. Các tác phẩm này cần phải là một di sản tri thức nhiều thế hệ. Các tác phẩm này chính là các giáo trình, các bài giảng, bài phát biểu,...
Ngoài vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần, các tác phẩm cần đi tri sâu thức, lý trí của con người. Đây chính là công trình nghiên cứu của nhiều cá nhân, tổ chức, các nhóm tri thức. Tất cả đều tập trung vào mục tiêu cho thế hệ sau, con cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn. Các tác phẩm này chính là các bài khoa học, công trình nghiên cứu, các bài thuyết giảng,...
2.2.2. Các tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh chính là tác phẩm được sáng tạo, kết hợp bởi nhiều tác phẩm từ trước đó. Sự kết hợp sẽ gây mâu thuẫn cho nhiều tác giả, tác phẩm. Nếu không cẩn thận sẽ gây sự bức xúc của nhiều tác giả đã tạo nên sản phẩm sư trước đó. Chính vì vậy, để có thể được bảo hộ quyền tác giả, các tác phẩm phát sinh cần phải có sự cho phép của tác giả. Đặc biệt, các tác phẩm phái sinh cần phải không gây thiệt hại đến bất kỳ quyền tác giả ở các tác phẩm gốc.
Các tác phẩm phải sinh là cực kỳ cẩn thận. Nó yêu cầu tác giả phải trực tiếp tạo nên từ trí tuệ của mình. Những tác phẩm cần phải không có sự sao chép, đạo nhái ý tưởng từ các tác phẩm gốc. Chính điều này khiến tác giả phái sinh luôn kỳ công thực hiện. Họ vẫn cần phải tạo nên dấu ấn riêng mà tác phẩm cũ chưa làm được.
Sự sáng tạo từ những điều cũ là việc làm không dễ. Nhà nước chúng ta luôn biết ơn và trân trọng điều này. Chính vì vậy, đây cũng có trong luật bảo hộ quyền của tác giả.
3. Những sản phẩm thuộc ngoài phạm vi bảo hộ
Các sản phẩm từ trí tuệ luôn là những thứ khiến chúng ta phải trân trọng. Tuy nhiên, bất kỳ vấn đề gì cũng có ngoài phạm vi của nó. Luật sở hữu trí tuệ đã quy định rất rõ về vấn đề này, nó bao gồm các đối tượng sau:
- Các tin tức thời sự, thông tin thuần túy.
- Tất cả các văn bản thuộc pháp luật, văn bản về hành chính, các văn bản liên quan đến tư pháp hay những văn bản chuyển thể từ các văn bản này như bản dịch,…
- Các khái niệm, nguyên lý hay quy trình, hệ thống cũng không thuộc phạm vi bảo hộ.
4. Các hành vi phổ biến được coi là xâm phạm tác quyền
- Các hành động xâm phạm, chiếm đoạt quyền của các tác giả, lấy đi trái phép đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
- Giả mạo, mạo danh chính các tác giả đó.
- Thay mặt tác giả công bố, phát hành các tác phẩm mà không có sự cho phép của chính họ.
- Thay đổi, sửa chữa, xuyên tạc, khiến thay đổi nội dung, bản chất của các tác phẩm. Sự thay đổi đã gây tổn hại uy tín, danh dự của tác giả, cá nhân, tổ chức.
- Tự ý sử dụng các tác phẩm mà không có sự cho phép của chính tác giả. Không trả tiền, nhuận bút, thù lao tương xứng với tác phẩm của tác giả theo quy định của luật sở hữu trí tuệ.
- Tác giả trao quyền cho người sử dụng thuê, sử dụng tác phẩm mà không đưa họ tiền nhuận bút, các sản phẩm vật chất tương đương.
- Các đối tượng cố tình xóa, thay đổi thông thông tin quản lí quyền của tác giả dưới mọi hình thức.
- Các đối tưởng giả mạo chữ ký của tác giả để chuộc lợi.
- Phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu các tác phẩm của tác giả mà không có sự cho phép đồng tình của chính họ.
Trên đây là những hành vi, hành động phổ biến trong đời sống. Bạn cần chú ý đẻ không lập phải những sai lầm, vô tình đáng tiếc đã xảy ra. Bạn muốn biết thêm chi tiết, có thể đọc thêm luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
5. Cách thức có thể đăng ký tác quyền
Khi có tác phẩm trong tay, chúng tay sẽ thắc mắc tác quyền là gì? Làm sao để có thể đăng ký tác quyền?
Ngày nay, việc đăng ký tác quyền đã có giản lược hóa đi rất nhiều. Để có thể đăng ký, bạn cần chuẩn bị trước các giấy tờ thủ tục sau đây:
- Bạn cần chuẩn bị mẫu đăng ký bản quyền của tác giả, bao gồm thời gian, nội dung, chứng thực tác phẩm chưa công bố.
- Giấy cam đoan của chính tác giả, chứng minh, cam đoan của chính tác giả, chứng thực tác phẩm do chính bản than mình sáng tạo nên, không sao chép, sử dụng của bất kỳ ai.
- Bạn cần chuẩn chuẩn bị bản sao căn cước công dân đã có đóng dấu sẵn công chứng của cơ quan chức năng.
- Bạn cần chuẩn bị hợp đồng thuê sản xuất, sáng tạo ra tác phẩm trong trường hợp tác giả đã nhờ bên thứ 3 tạo sản phẩm.
- Nếu tác giả là nhân viên của công ty, bạn cần có quyết định của ban quản lí giao việc sáng tạo sản phẩm cho bạn.
- Nếu bạn là chủ sở hữu doanh nghiệp, tổ chức, bạn cần chuẩn bị 2 bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận quyết định thành lập tổ chức. Những giấy này đều phải được đóng dấu công chứng.
- Trường hợp tác giả có việc đột xuất, cần ủy quyền cho bên thứ 3 đăng ký thủ tục bản quyền tác giả. Bạn cần chuẩn bị bản hợp đồng ủy quyền có chữ ký của tác giả, ủy quyền cho bạn thay mặt tác giả đi đăng ký.
- Cuối cùng, điều quan trọng nhất chính là tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đăng ký.
Trên đây là các giấy tờ bạn cần chuẩn bị để có thể đăng ký tác quyền. Việc chuẩn bị chu đáo, đầy đủ sẽ giúp bạn tiền hành thuận lợi, đơn giản. Việc có trong tay sự bảo hộ của pháp luật về sở hữu trí tuệ sẽ giúp chúng ta an tâm thoài mái, sáng tạo nên các tác phẩm có ích cho cuộc sống.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tác quyền là gì? Mong rằng những kiến thức xung quanh bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc măc cũng như có hiểu biết rõ nét về vấn đề quyền của các tác giả. Để có thể có thêm nhiều hiểu biết sâu rộng về pháp luật, cũng như tác quyền, bạn có thể truy cập vào vieclam88.vn để biết thêm nhiều tri thức hơn nhé!
Tham gia bình luận ngay!