Sub Leader là gì? Sub Leader quan trọng như nào với doanh nghiệp?

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2022-07-06 19:00:20

Khi tìm kiếm việc làm theo những trang web tuyển dụng trên mạng, nhiều người nhanh chóng bắt gặp các bản mô tả công việc với các thuật ngữ tiếng Anh, ví dụ như Sub-leader. Vậy Sub Leader là gì? Sub Leader quan trọng như nào với doanh nghiệp? Hãy cùng chúng toioc tìm hiểu ngay lời giải qua bài viết dưới đây nhé!

1.  Những thông tin cần biết về vị trí Sub Leader

1.1. Khái niệm cần biết về Sub Leader

Hiện nay, tiếng Anh đang đóng một vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp vì nó là ngôn ngữ chung cho toàn thế giới, là ngôn ngữ hiện đại được bao gồm ở tất cả các lĩnh vực khác nhau. Trong thời đại nền kinh tế đang bước dần vào thời kỳ hội nhập và các doanh nghiệp cũng đang tìm những cơ hội hợp tác cùng phát triển với các công ty nước ngoài hay các đối tác nước ngoài. Từ đó đòi hỏi tới những người làm kinh tế ở mọi vị trí công việc đều cần phải có một vốn tiếng Anh vững chắc để có thể giải quyết được những yếu tố cần thiết. Tuy tiếng Anh từ lâu đã được đề cao nhưng không có nhiều người nắm vững khả năng tiếng Anh để có thể vận hành tốt được công việc, hay nói cách khác là trình độ tiếng Anh còn rất hạn chế. Nên các bạn trẻ cũng nên đầu tư và chăm chút cho mình một vốn kiến thức tiếng Anh đẻ có thể được nhận định là giao tiếp ổn để có thể đạt được một vị trí thuận lợi trong công việc.

Khái niệm cần biết về Sub Leader
Khái niệm cần biết về Sub Leader

Người lao động khi đi tìm việc thường gặp những thông tin về vị trí đòi hỏi về các vấn đề tiếng Anh để có thể tìm được một người có khả năng giao tiếp cũng như và có thể hỗ trợ cho các Leader trong các công việc thường ngày như là: quản lý nhân viên, gặp đối tác. làm người phiên dịch,... Đó là các công việc của vị trí một Sub Leader. Hay ta có thể hiểu đơn giản là một Sub leader là người có chức tương ứng với các vị trí như đội phó, phó phòng, phó giám đốc, phó chủ tịch…- tức là những người có vị trí , chức vụ thấp hơn một chút so với Leader và hỗ trợ Leader trong từng công việc cụ thể ví dụ như đã nêu ở trên. Đây là một vị trí cần thiết cho một doanh nghiệp hay một công ty để có thể vận hành một cách trơn tru và mượt mà,

1.2. Vai trò của vị trí Sub Leader

Những người có vai trò một Sub Leader cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong mạch điều hành hay xử lý các vấn đề của công ty. Sub Leader sẽ là người phụ trách các lãnh đạo trong quá trình hỗ trợ các công việc, thay mặt ban quản lý cấp trung để giải quyết các vấn đề trong công việc như trong một số trường hợp khác nhau, trong các không gian nhất định thì các Sub Leader sẽ phụ trách đảm bảo công việc quản lý hỗ trợ mà các cấp Leader giao cho.

Không phải trong hoàn cảnh nào, môi trường làm việc hay các tổ chức nào đều nhất thiết có thể phân cấp các cấp bậc rõ ràng cho nhân viên, các cấp lãnh đạo, các nhà quản trị cấp trung và nhà lãnh đạo cấp cao. Những vị trí này thường sẽ được phân theo các cấp cụ thể tùy theo từng Ban giám đốc hay Ban lãnh đạo điều hành của công ty đó phân cho.

Vai trò của vị trí Sub Leader
Vai trò của vị trí Sub Leader

Khi các công ty có từng Sub Leader cho từng bộ phận cụ thể thì những công ty đó phải là những công ty có quy mô lớn, vận hành trong nhiều công việc hay trong một tập đoàn. Các công ty đó thường có rất nhiều những khối lượng công việc, được điều và phân phối từ các quản lý cấp trung, các cấp lãnh đạo phụ được tiếp nhận và hỗ trợ trực tiếp thay mặt các cấp quản lý là điều rất cần thiết để các Leader phần nào đó giảm bớt đi được khối lượng công việc thường ngày. Nhờ vậy các cấp Leader sẽ phần nào đó yên tâm giải quyết những công việc chính của mình hơn liên quan đến các đối tác trong kinh doanh đến cả việc chịu trách nhiệm cao hơn so với những mảng họ đảm nhận, để có thể đảm bảo cho công ty đúng theo tiến độ làm việc và đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Những công việc có cụ thể của Sub Leader

Hiểu được khái niệm và vai trò của Sub Leader rồi, chúng ta sẽ cùng đến với một số công việc cụ thể của Sub Leader trong các doanh nghiệp và công ty nhé!

2.1. Phó giám đốc

Vị trí này vừa thuộc các cấp lãnh đạo vừa thuộc một cấp quản lý trung gian. Đây là một chức vụ quan trọng mà công ty nào cũng cần phải có để có thể giúp giảm thiểu những vị trí cụ thể trong từng doanh nghiệp. Thông tin tuyển dụng vào vị trí này đòi hỏi rất cao về kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng xử lý công việc và các thành tích mà các ứng viên đã đạt được. thăng tiến lên cấp bậc này. Bởi đi kèm với mức lương cao là trách nhiệm công việc và khối lượng công việc cần phải giải quyết nên không phải ai cũng có thể làm được. Đây là các cấp lãnh đạo phụ, quản lý cấp trung, lại có thể thay mặt ban lãnh đạo của công ty.

Phó giám đốc
Phó giám đốc

Khi đã được thăng chức lên vị trí này rồi thì người đó phải là người có năng lực và cũng được Ban lãnh đạo của công ty tin tưởng để có thể giữ vai trò vô cùng quan trọng này. Và đã đạt được đến chức này rồi thì ít ai có ý định xin nghỉ hoặc thôi việc trừ trường hợp quá tuổi lao động cho phép, có xích mích với các cấp lãnh đạo của công ty hay là do công ty phá sản. Công việc chính của một Phó giám đốc cụ thể sẽ là lên ý tưởng kinh doanh, đề xuất các hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp, quản lý công việc báo cáo hằng ngày, báo cáo từng tuần của từng phòng ban trong công ty, đưa ra những phương án phát triển trong tương lai,..

2.2. Phó phòng

Thực tế, trong từng phòng ban cụ thể của các doanh nghiệp, việc đề bạt một người lên vị trí phó phòng là rất cần thiết. Tại mỗi công ty đều có những phòng ban cụ thể và đảm nhận một chuyên môn riêng dưới sự quản lý của trường phòng và sẽ có sự hỗ trợ đến từ phó phòng. Sẽ có một thời điểm nhất định thì các phó phòng sẽ phải đảm nhận rất nhiều công việc từ chỉ thị của cấp trên hoặc khối lượng công việc dày đặc, vì thể nên rất cần những sự giúp đỡ từ các phó phòng có thể là người thay thế cho trưởng phòng đảm nhận việc phân việc, quản lý nhân sự trong phòng, giám sát. 

Phó phòng
Phó phòng

Bất cứ ngành nghề nào bạn cũng có cơ hội ứng tuyển vào vị trí này chẳng hạn như phó phòng kinh doanh, phó phòng Marketing, phó phòng truyền thông,... Tuy nhiên để lên được vị trí này bạn phải có thời gian làm việc để chứng minh năng lực của mình so với các vị trí trong công ty để có thể đạt được vị trí này trong doanh nghiệp, đạt được sự công nhận của các đồng nghiệp và sự tín nhiệm của trưởng phòng. Bất cứ các phòng ban thuộc lĩnh vực ngành nghề nào cũng có phó phòng bên cạnh chức trưởng phòng nên bạn cứ yên tâm ước mơ và theo đuổi nhé!

2.3. Đội phó

Công việc không khó có thể tìm kiếm ra đó chính là đội phó trong nhiều lĩnh vực như xưởng sản xuất, trong các công ty vận hành để có thể cùng các Leader quản lý chung các công việc nhận từ trên đưa xuống. Yêu cầu tuyển dụng của vị trí này cao hơn nhiều so với yêu cầu của một nhân viên bình thường, bạn phải có các đội nhóm cần những nhân viên quản lý để có thể giúp cho các đội trưởng hoàn thành công việc của mình tốt hơn.

3. Các kỹ năng cần thiết của một Sub Leader

Cũng giống như các vai trò lãnh đạo như bình thường, một người lãnh đạo phụ cấp phải có tố chất hơn những nhân viên cấp thấp. Điều đó được thể hiện các kỹ năng quản lý của những kỹ năng cần rèn luyện của bản thân dưới đây: 

- Kỹ năng quản lý: Hiển nhiên là các Sub Leader có kỹ năng quản lý, phân công công việc đối với các nhân viên cấp dưới để có thể bố trí công việc sao cho phù hợp với năng lực của bản thân họ sao cho hiệu quả nhất

- Kỹ năng ứng xử và giao tiếp: Lãnh đạo phụ - Sub leader là cầu nối giữa cấp quản lý nhân viên, vì vậy thường xuyên tiếp xúc với đồng nghiệp sẽ khiến có nhiều khúc mắc là không thể tránh khỏi. Vì vậy một Sub - Leader cần phải có những sự giao tiếp phù hợp với vị trí của nhân viên, hiểu được từng tâm tư nguyện vọng của nhân viên và mong muốn của họ. Bạn hãy là người tinh tế, linh hoạt và nhanh chóng đối đáp và xử lý kịp thời.

Kỹ năng ứng xử và giao tiếp
Kỹ năng ứng xử và giao tiếp

- Kỹ năng truyền tải thông điệp: Nhận thông tin từ quản lý cấp trung, giúp họ truyền tải thông điệp xuống nhân viên cấp dưới để làm sao cho họ có thể hiểu được và có thể thực hiện một cách dễ dàng!

Kỹ năng truyền tải thông điệp
Kỹ năng truyền tải thông điệp

Qua bài viết này, hi vọng bạn đã hiểu được Sub Leader là gì và những thông tin xoay quanh Sub Leader. Đây là một vị trí cần cả một quá trình nên bạn hãy cố gắng học hỏi và thay đổi bản thân để có thể đạt được vị trí này trong tương lai nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: