Để bắt đầu dấn thân vào khởi nghiệp, startup cần chuẩn bị gì?

Icon Author Trương Nhật Hạ

Ngày đăng: 2021-06-19 14:37:56

Hiện nay khởi nghiệp hay còn gọi là startup đang là một xu hướng mạnh mẽ đối với giới trẻ. Tuy nhiên để đưa một ý tưởng, dự án khởi nghiệp ra thị trường và duy trì phát triển điều đó lại không hề dễ dàng chút nào. Rất nhiều các công ty được thành lập và chỉ sau vài tháng đã tuyên bố đóng cửa, nhiều dự án, ý tưởng vẫn còn nằm trên giấy và chưa biết ngày thực hiện. Vậy để có được một quy trình và các bước tối ưu nhất khi tham gia khởi nghiệp thì các startup cần chuẩn bị gì? Hãy cùng giải đáp vấn đề đó ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Các bước cần chuẩn bị khi khởi nghiệp

1.1. Xác định mục tiêu khởi nghiệp

Để có một bản kế hoạch khởi nghiệp thành công thì bạn cần phải đặt ra được mục tiêu cho doanh nghiệp và bản thân bạn muốn hướng đến. Việc lập ra mục tiêu sẽ xác định được con đường và đích đến của bạn để bạn không bị mông lung trong quá trình thực hiện công việc.

Xác định mục tiêu khởi nghiệp
Xác định mục tiêu khởi nghiệp

Hãy thiết lập những mục tiêu trong ngắn hạn khoảng chừng từ 2 cho đến 3 năm và mục tiêu trong dài hạn khoảng chừng 10 năm đối với doanh nghiệp của bạn trên thị trường. Thiết lập mục tiêu trong kinh doanh rằng bạn sẽ bán được bao nhiêu sản phẩm, doanh thu cần đạt được là bao nhiêu, lợi nhuận như thế nào,...

Đừng để mình bị mất phương hướng ngay trong chính ý tưởng của mình mà hãy tìm ra được một đường đi, đích đến thật rõ ràng thông qua việc đặt mục tiêu, thiết lập lộ trình thật chi tiết để đưa doanh nghiệp đi đến thành công.

Xem thêm: Mô hình Canvas - Cánh cửa mở ra cơ hội cho Startup

1.2. Tiến hành nghiên cứu về những lợi thế và khó khăn sẽ gặp phải

Khi thực hiện kinh doanh chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những lúc gặp phải khó khăn thế nhưng là một người lãnh đạo giỏi thì sẽ biết startup cần chuẩn bị gì để vượt qua những khó khăn đó, biết cách để giảm thiểu những thiệt hại và rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.

Bạn cần phải tìm hiểu và có một cái nhìn tổng quát đối với thị trường mà mình sẽ hướng tới, cần phải nghiên cứu tìm hiểu về đối thủ, nghiên cứu về những chính sách, định hướng ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp của bạn.

Hãy đề ra những kế hoạch dự phòng và thiết lập những khoản kinh phí để dự trù sử dụng vào lúc doanh nghiệp gặp khó khăn.

1.3. Chọn lựa ý tưởng thật phù hợp

Đây là một bước vô cùng quan trọng để chuẩn bị cho việc khởi nghiệp của bạn. Khi bạn mới bắt đầu làm thì sẽ có rất nhiều các ý tưởng được nảy sinh ra và khi đó bạn rất hào hứng muốn thực hiện hết chỗ ý tưởng đó. 

Chọn lựa ý tưởng thật phù hợp
Chọn lựa ý tưởng thật phù hợp

Tuy nhiên đôi khi ý tưởng hay lại không bằng ý tưởng phù hợp và ý tưởng đúng. Hãy xem xét thị trường, tính toán và thống kê độ khả thi của những kế hoạch, ý tưởng rồi chọn ra ý tưởng phù hợp nhất.

Đôi khi những ý tưởng không cần phải quá cầu kỳ, hãy xuất phát từ những điều đơn giản, nhỏ nhặt từ những vấn đề của chính bản thân bạn và của cả những người xung quanh bạn rồi tìm cách tối ưu để giải quyết chúng.

Bạn có thể chọn lọc ý tưởng từ chính những khách hàng trong tương lai của bạn. Hãy túm lấy một vài người bạn của mình, sau đó phỏng vấn người đó về những nhu cầu và chất lượng sản phẩm mà họ đang mong muốn. Hãy ghi chép và chọn lọc những thông tin cần thiết sau đó ứng dụng vào sản phẩm của bạn và thiết lập lên những chiến dịch marketing phù hợp.

Xem thêm: Danh sách việc làm marketing - pr mới nhất

1.4. Phác thảo kế hoạch cho hoạt động kinh doanh

Sau khi đã có được những ý tưởng và thông tin cần thiết cho sản phẩm, dịch vụ bạn định tung ra thị trường thì một bước cực kỳ quan trọng tiếp theo đó là lập bản kế hoạch kinh doanh.

Bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp bạn hình dung được về mức độ khả thi, nhìn nhận ra thêm được các vấn đề trong ý tưởng của mình, thiết lập lên những mô hình khởi nghiệp cùng với những chiến lược chung cho doanh nghiệp, ngoài ra còn các vấn đề về pháp lý, tài chính, lộ trình phát triển,... Ngoài những hoạt động trên thì để có thể phát triển doanh nghiệp và tăng độ nhận diện của khách hàng đối với sản phẩm của bạn thì bạn cần phải thực hiện các hoạt động về truyền thông, đảm bảo về vấn đề nội dung, marketing, pr,... Hãy đảm bảo việc tiếp thị sản phẩm của bạn thật hợp lý để cho khách hàng thấy được các giá trị mà họ nhận được khi mua sản phẩm của bạn.

Phác thảo kế hoạch cho hoạt động kinh doanh
Phác thảo kế hoạch cho hoạt động kinh doanh

1.5. Thiết lập bản kế hoạch chi tiết cho hoạt động kinh doanh

Sau khi đã thiết lập xong bản phác thảo về kế hoạch kinh doanh, nhìn nhận ra vấn đề thì giờ là lúc bạn cần thực hiện lập ra bản kế hoạch chi tiết cho hoạt động kinh doanh của mình. Hãy đặt ra những mục tiêu trong ngắn hạn và giải quyết từng mục tiêu đó sẽ giúp bạn bước từng bước hoàn thành quá trình cung cấp sản phẩm của mình.

1.6. Thực hiện đo lường, phân tích và đánh giá

Trong quá trình bạn thực hiện bản kế hoạch đừng quên thực hiện tổng hợp lại các số liệu sau đó phân tích và đưa ra những đánh giá về mức độ hoàn thành của những mục tiêu đã đề ra để đo lường được tiến độ hoàn thành rồi cải thiện chúng.

Hãy luôn ghi lại những phản hồi và đánh giá của khách hàng để kịp thời đưa ra những phương pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xem thêm: Danh sách việc làm tài chính mới nhất

1.7. Xây dựng một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp

Sau khi đã hoàn tất những ý tưởng về kinh doanh của bạn hãy tìm cho mình những người đồng nghiệp, những người cộng tác để cùng bạn chiến đấu, phát triển những ý tưởng đó.

Tùy thuộc vào đặc điểm và sở trường của mỗi người bạn hãy tìm cho mình một người đồng nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau như quản lý tài chính, marketing, chăm sóc khách hàng,...

Sau đó tập hợp lại tạo lên một đội ngũ để cùng nhau hướng tới mục đích chung phát triển doanh nghiệp của bạn.

Xây dựng một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp
Xây dựng một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp

1.8. Thực hiện kêu gọi vốn đầu tư cho doanh nghiệp

Để có thể mở rộng quy mô về kinh doanh thì các doanh nghiệp startup cần phải có nguồn vốn đầu tư.

Bạn phải thiết lập kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh và kêu gọi nguồn vốn theo từng vòng để có thể duy trì và phát triển cho doanh nghiệp của bạn.

1.9. Cơ cấu bộ máy vận hành doanh nghiệp

Sau khi đã hoàn tất được những yếu tố nền tảng cần thiết từ ý tưởng, đội ngũ kinh doanh, kế hoạch, nguồn vốn,... thì bây giờ bạn cần quyết định lựa chọn được loại hình doanh nghiệp cho mình.

Có 1 số loại hình doanh nghiệp để bạn có thể lựa chọn dựa theo luật doanh nghiệp năm 2014 như sau: Có thể là Công ty cổ phần, hoặc nếu người chủ chỉ có mình bạn thì chọn loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, ngoài ra có cả Công ty hợp danh,...

Tùy thuộc vào cơ cấu, nguồn vốn và mô hình kinh doanh bạn có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Nên nhớ trước khi lựa chọn đăng ký loại hình doanh nghiệp thì cần phải tìm hiểu thật kỹ về những quy định cũng như các vấn đề liên quan đến loại hình đó.

Cơ cấu bộ máy vận hành doanh nghiệp
Cơ cấu bộ máy vận hành doanh nghiệp

1.10. Thiết lập các khoản ngân sách vận hành doanh nghiệp

Để cho doanh nghiệp của bạn có thể vận hành một cách trơn tru thì bạn cần phải thiết lập các ngân sách về hoạt động của công ty mình. Cụ thể nó sẽ bao gồm những khoản có thể kể đến như kinh phí dành cho các chiến dịch marketing, tiền lương cho nhân viên, chi phí nguyên vật liệu,... Điều cần chú ý ở đây là bạn phải kiểm soát thật kỹ số liệu chi phí, hạn chế việc lãng phí tài chính vào những khoản không cần thiết, tiết kiệm một cách tối đa chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

1.11. Lập bản dự trù đối với các rủi ro

Khi kinh doanh bạn không thể đảm bảo việc kinh doanh của mình sẽ luôn suôn sẻ, thuận lợi, chắc chắn sẽ có những khó khăn và thách thức nhất định ập đến.

Bạn cần đánh giá lại nguồn lực, điểm mạnh và điểm yếu của mình để có kế hoạch cho phù hợp nhằm hạn chế tối đã những rủi ro có thể xảy ra được.

Lập bản dự trù đối với các rủi ro
Lập bản dự trù đối với các rủi ro

2. Những yếu tố để một startup thành công

- Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự thành công của một startup đó là tính thời điểm. Dù cho bạn có ý tưởng hay nhưng cần phải biết mình đang ở đâu, khả năng ra sao để tránh việc bạn cố gắng đâm đầu vào một lĩnh vực mà mình không thể cạnh tranh phát triển được.

- Vấn đề về tài chính cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một startup

- Đội ngũ xây dựng sẽ giúp bạn nâng tầm doanh nghiệp nhưng cũng có thể phá hủy nó một cách nhanh chóng

- Cuối cùng nghe có vẻ mang yếu tố tâm linh nhưng sự may mắn cũng góp phần không nhỏ trong sự thành công của các startup đó nhé.

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm được điệu quy trình và giải đáp được startup cần chuẩn bị gì để khởi nghiệp thành công. Hy vọng qua đây đã có thể cung cấp thêm cho bạn những kinh nghiệm để bổ sung vào chiến lược khởi nghiệp của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: