Social Media là làm gì? Giới thiệu công việc truyền thông xã hội

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2022-07-18 08:14:13

Chưa bao giờ, mạng xã hội lại có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống con người như hiện nay. Con người ta là ai? Con người ta hành động như thế nào? Bản ngã của con người đều được thể hiện trên các trang mạng xã hội. Đó là lý do tại sao, các nhãn hàng, doanh nghiệp cũng có nhu cầu thể hiện danh tính của riêng họ trên các trang mạng xã hội. Đó chính là công việc của ngành truyền thông xã hội, là câu trả lời cho câu hỏi social media là làm gì.

1. Social media là gì?

1.1. Mạng xã hội

Trước khi tìm hiểu về ngành truyền thông xã hội, chúng ta cần hiểu mạng xã hội (social media) là gì? Trở về những thập kỷ trước, khi danh từ “mạng xã hội mới” được khai sinh, thuật ngữ này hoàn toàn không được sử dụng để chỉ các trang truyền thông online chia sẻ tin tức như chúng ta vẫn thấy bây giờ. Thời đó, khi P.C. còn chưa phát triển, thì làm gì đã có những Twitter hay Facebook đặt tên là mạng xã hội.

Tại thời điểm ban đầu, thuật ngữ mạng xã hội được dùng để chỉ kết nối giữa các cá nhân gắn kết trong một cộng đồng. Ví dụ, anh A kết thân với anh B, anh B làm bạn với chị C, chị C quen biết với anh A, đó là một mạng xã hội thu nhỏ. Càng nhiều cá thể, mạng xã hội càng lớn, các cá thể càng thân thiết, mạng xã hội càng bền chặt. Đó chính là định nghĩa ban đầu của mạng xã hội.

Mạng xã hội là kết nối giữa một hoặc nhiều người
Mạng xã hội là kết nối chung giữa một hoặc nhiều người

Ngày nay, mạng xã hội được dùng để chỉ một không gian trực tuyến, hoạt động trên một nền tảng nhất định, nơi những người có chung sở thích, tính cách, mối quen biết làm quen và kết nối với nhau. Nhìn về tổng thể, thuật ngữ mạng xã hội hiện nay vẫn được dùng với ý nghĩa y nguyên như vậy, có chăng là không gian kết nối của mạng xã hội hiện đại giờ đã chuyển sang hình thức trực tuyến, rộng mở và thuận tiện hơn.

1.2. Social media là làm gì?

Vậy social media là làm gì? Social media tựu chung là tất cả công việc liên quan tới truyền thông, quảng cáo và marketing được thực hiện trên các nền tảng mạng xã hội. Như Timviec365.com.vn đã chia sẻ, khi người dùng lập hồ sơ trên mạng xã hội, họ đều phải thực hiện các bước nhỏ như tạo ảnh đại diện, thêm thông tin, kết bạn… đó là quá trình tạo lập danh tính trên mạng xã hội. Trong thời kỳ kỹ thuật công nghệ phát triển, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu di chuyển lên các nền tảng số, đó là lúc, họ phải tạo lập danh tính cá nhân như những người dùng mạng xã hội khác.

Doanh nghiệp cũng cần tạo lập danh tính
Doanh nghiệp cũng cần tạo lập danh tính

Tuy nhiên, danh tính của doanh nghiệp là một khái niệm trừu tượng, một doanh nghiệp hay nhãn hàng không thể đứng trước mặt bạn như một con người bằng xương bằng thịt. Và nhiệm vụ của nhân viên truyền thông xã hội là hữu hình hóa doanh nghiệp đó, biến những giá trị cốt lõi của họ trở thành một danh tính cụ thể, thành những giá trị có thể nhìn thấy được, cảm nhận được.

Vì vậy, khi nhắc đến truyền thông xã hội, bạn không nên giới hạn mục đích của ngành là mang sản phẩm của hãng lên mạng xã hội để bán hàng hay tăng doanh số. Thực chất, tăng doanh số cũng là một mục đích của việc sử dụng social media. Tuy nhiên, ngay cả khi bán hàng, các doanh nghiệp cũng cần sử dụng hàng loạt các biện pháp truyền thông nhằm thể hiện danh tính thông qua sự kiện ra mắt sản phẩm đó.

Truyền thông xã hội không chỉ giới hạn ở việc bán sản phầm
Truyền thông xã hội không chỉ giới hạn ở việc bán sản phầm

Social media cũng đóng góp phần trách nhiệm rất lớn trong việc định vị thương hiệu thông qua quá trình nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp, lan tỏa tình yêu thương nhãn hiệu và kích thích hành động của khách hàng. Trong một số trường hợp nhất định, social media cũng đóng vai trò đắc lực trong việc giải quyết các vấn đề của công ty như định hướng dư luận hay giải quyết các khủng hoảng truyền thông.

1.3. Các công việc chính của nhân viên truyền thông xã hội

1.3.1. Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch truyền thông

Để có thể sản xuất những nội dung phù hợp, trước hết các doanh nghiệp cần phải hiểu khách hàng của mình, đó chính là công việc đầu tiên. Các nhân viên truyền thông xã hội cần phải tìm hiểu đối tượng mà mình đang nhắm đến, xem xem khách hàng của mình là ai, ai sẽ xem nội dung mình đăng tải từ đó đánh giá nhu cầu, sở thích, mong muốn của họ (Insight khách hàng). Chỉ khi đã hiểu được đối tượng của nhãn hàng, người làm truyền thông mới có thể lập nên những bản kế hoạch chi tiết, hiệu quả.

Không thể coi thường giai đoạn nghiên cứu
Không thể coi thường giai đoạn nghiên cứu

1.3.2. Sáng tạo và sản xuất nội dung

Với sự bùng nổ của mạng xã hội, nhiều trang thông tin đã rơi vào trạng thái bão hòa, công việc của người làm truyền thông là sáng tạo và sản xuất những nội dung độc nhất để nhãn hàng xuất hiện thật nổi bật giữa đám đông. Đó là lý do tại sao họ cần phải thiết lập những bản kế hoạch cụ thể, chi tiết để có thể bám sát và sản xuất những nội dung độc đáo, tránh tình trạng rời rạc, thiếu điểm nhấn.

1.3.3. Tạo trải nghiệm độc đáo

Không chỉ thể hiện qua nội dung độc nhất, các thương hiệu cũng cần sở hữu những bộ nhận diện riêng, thu hút phần nhìn của người dùng. Trên thực tế, giao diện trang web, trang mạng xã hội là yếu tố đầu tiên khách hàng nhìn thấy khi truy cập trang thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhãn hàng cần tối ưu hóa ngay từ phần nhìn để có thể gây được thiện cảm bước đầu, giữ chân họ ở lại để tiếp tục khám phá phần nội dung.

Trải nghiệm được tạo lập từ nội dung và hình thức
Trải nghiệm được tạo lập từ nội dung và hình thức

2. Cơ hội nghề nghiệp ngành truyền thông xã hội

Với sự thông dụng của mạng xã hội như hiện nay, truyền thông xã hội sở hữu cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở và khả năng thăng tiến cao. Các nhân viên có thể tìm kiếm công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau ở nhiều công việc và vị trí khác nhau. Ngoài việc hoạt động trong mảng truyền thông xã hội tại các doanh nghiệp lớn, nhân viên có kinh nghiệm cũng có thể thử sức trong nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc ngành marketing, truyền thông, quan hệ công chúng… Thử sức tại các agency truyền thông, quảng cáo cũng là một ý kiến hay, môi trường năng động tại đây chắc chắn sẽ thử thách rất nhiều sức trẻ của bạn đấy.

Truyền thông xã hội có cơ hội rộng mở
Truyền thông xã hội có cơ hội rộng mở

3. Tố chất cần có để hoạt động trong ngành truyền thông xã hội

Yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi nhân viên chắc chắn là sự sáng tạo và khả năng nhạy bén với thông tin. Nghề truyền thông luôn đòi hỏi con người ta phải suy nghĩ, biến đổi. Nếu không có tố chất sáng tạo pha một chút tinh ranh với thông tin, bạn sẽ khó có thể tồn tại trong nghề. Chỉ những thông tin độc nhất, thú vị nhất mới có thể níu chân người dùng.

Khả năng sáng tạo và nhạy bén thông tin là vô cùng quan trọng
Khả năng sáng tạo và nhạy bén thông tin là vô cùng quan trọng

Ngoài ra, nhân viên trong ngành truyền thông cũng cần có nền tảng kỹ năng tổ chức và quản lý nhất định để có thể vận hành mượt mà các kế hoạch truyền thông, sử dụng đa dạng linh hoạt các kênh thông tin khác nhau. Ngoài ra, tinh thần làm việc nhóm cũng vô cùng cần thiết, cần kết hợp và phối hợp cùng đồng đội để hoàn thiện kế hoạch truyền thông.

Đó là tất cả thông tin bạn cần biết về ngành social media cũng như social media là làm gì. Qua bài viết, vieclam88.vn hy vọng bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát hơn về ngành truyền thông xã hội và có được cho mình những hình dung cụ thể về công việc của nhân viên trong ngành.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: