1. Tầm quan trọng của sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô
Sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô là bản thông tin tóm tắt thông tin cá nhân cơ bản, thông tin gia đình, quá trình học tập,… của tân sinh viên khi nhập học vào trường Đại học Thủ đô.
Bạn cần kê khai các thông tin cá nhân một cách chính xác và kèm theo chữ ký xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn sống.
Sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô giúp nhà trường nắm được thông tin cơ bản của sinh viên, tình hình và hoàn cảnh của từng học sinh để lưu trữ vào hồ sơ quản lý sinh viên của nhà trường. Nó cũng được xem như cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường, nó cũng là căn cứ để trường Đại học Thủ đô xét các chế độ chính sách, khen thưởng và kỷ luật cho học sinh.
Sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô còn sử dụng để cho sinh viên xin vào Đảng. Bởi vì đây là lĩnh vực cần quản lý chặt chẽ về thông tin cá nhân của sinh viên, căn cứ để quản lý thân nhân và sẽ đi cùng mỗi người đến khi người đó thay đổi nghề nghiệp hoặc địa chỉ nơi ở.
Sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô cũng như sơ yếu lý lịch bao trường khác, chỉ cần điền theo mẫu có sẵn. Tuy nhiên, không phải tân sinh viên nào trước khi nhập học tại Đại học Thủ đô cũng biết cách viết sơ yếu lý lịch. Vậy làm sao để viết sơ yếu lý lịch cho sinh viên Đại học Thủ đô chuẩn chỉnh? Cùng theo dõi phần tiếp theo nhé!
2. Cách viết sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô
Ngày đầu tiên nhập học, bạn sẽ phải nộp sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô, trong quá trình bạn thay đổi thông tin cá nhân hoặc có sai sót thì sẽ được nhà trường yêu cầu làm lại. Do vậy, bạn cần kê khai các thông tin trong sơ yếu lý lịch chính xác, trình bày rõ ràng và sạch đẹp.
Dưới đây là hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch Đại học Thủ đô:
2.1. Phần bìa sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô
Phần bìa là phần “mở màn” của sơ yếu lý lịch Đại học Thủ đô, do đó bạn cần viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp để gây ấn tượng với thầy, cô giáo trong nhà trường.
Trong phần bìa sơ yếu lý lịch này sẽ có các mục cơ bản như: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, hộ khẩu thường trú, khi cần báo tin cho ai, ở đâu, số điện thoại liên hệ.
Họ và tên: Bạn điền đầy đủ họ tên của bạn, viết in hoa có dấu. Ví dụ: Bạn tên Lê Minh Ngọc thì cần viết là LÊ MINH NGỌC.
Ngày, tháng, năm sinh: Điền ngày, tháng, năm sinh của bạn theo chứng minh nhân dân.
Hộ khẩu thường trú: Địa chỉ nhà bạn giống như trong sổ hộ khẩu.
Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: Nếu trường Đại học Thủ đô không thể liên lạc được cho bạn thì sẽ liên hệ với người thân trong gia đình bạn. Mục này bạn có thể ghi họ tên bố hoặc mẹ hoặc anh, chị, em ruột và kèm theo địa chỉ chi tiết từ số nhà, đường (thôn), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
Số điện thoại liên hệ: Bạn ghi số điện thoại của một trong những người trong gia đình bạn như bố, mẹ hoặc anh, em trong nhà.
2.2. Phần nội dung sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô
2.2.1. Phần bản thân sinh viên Đại học Thủ đô
Phần bản thân sinh viên Đại học Thủ đô bắt buộc phải có ảnh dán ở góc bên trái sơ yếu lý lịch. Ảnh thẻ nền xanh hoặc trắng, chụp rõ nét và không quá 3 tháng. Ảnh bắt buộc cần đóng dấu giáp lai của địa phương.
Họ và tên: Bạn viết giống như phần bìa sơ yếu lý lịch, viết in hoa có dấu.
Ngày, tháng, năm sinh: Bạn điền 2 số cuối của năm sinh và ngày tháng vào ô vuông.
Dân tộc: Nếu bạn là dân tộc Kinh thì ghi 1, dân tộc khác thì ghi 0.
Tôn giáo: Bạn thuộc tôn giáo nào thì ghi như vậy, không thuộc tôn giáo nào thì ghi “không”.
Thành phần xuất thân: Nếu gia đình bạn thuộc thành phần xuất thân nào thì ghi thành phần xuất thân đó. Công nhân, viên chức ghi 1, nông dân ghi 2, khác ghi 3.
Đối tượng dự thi: Phần này bạn ghi theo giấy báo dự thi của mình, nếu không thuộc đối tượng ưu tiên thì bỏ trống phần này.
Ký hiệu trường: Viết mã trường Đại học Thủ đô vào 3 ô trống bên cạnh là HNM.
Số báo danh: Bạn ghi số báo danh dự thi kỳ THPT Quốc gia vừa qua.
Kết quả cuối cấp ở THPT, THBT, THN, TCCN: Phần này bạn ghi xếp loại học tập, hạnh kiểm, tốt nghiệp trong năm lớp 12 của mình.
Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Bạn ghi ngày vào Đoàn theo sổ Đoàn của mình.
Ngày vào Đảng: Nếu chưa vào Đảng thì bạn bỏ trống phần này, nếu vào rồi bạn ghi theo sổ Đảng viên của mình.
Khen thưởng, kỷ luật: Nếu bạn có khen thưởng hoặc kỷ luật gì thì ghi rõ. Ví dụ về khen thưởng như: Học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh giỏi quốc gia,…
Giới tính: Nếu bạn là nam thì 0, nữ thì ghi 1 vào ô trống.
Địa chỉ thường trú: Bạn ghi rõ địa chỉ thường trú của mình, ghi rõ số nhà, tên đường (thôn), xã (phường), quận (huyện), tỉnh (thành phố).
Thuộc khu vực tuyển sinh nào: Bạn ghi khu vực tuyển sinh giống giấy báo dự thi như: 1, 2, 2NT, 3.
Ngành học: Bạn ghi ngành học mà bạn trúng tuyển vào trường Đại học Thủ đô. Mã ngành bạn điền mã ngành tương ứng ở ô bên cạnh.
Điểm thi tuyển sinh: Tổng điểm trên không tính điểm KV và ĐT. Bạn ghi từng số điểm của 3 môn trong khối học của bạn.
Điểm thưởng: Nếu bạn có điểm thì ghi vào, không thì bỏ qua.
Lý do được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Ghi rõ lý do được tuyển thẳng và được thưởng điểm của bạn. Mục này chỉ dành cho học sinh giỏi năm lớp 12 được tuyển thẳng, bạn ghi hẳn cụm từ “Tuyển thẳng học sinh giỏi năm lớp 12”. Còn nếu bạn không thuộc đối tượng tuyển thẳng thì bỏ qua.
Năm tốt nghiệp: Bạn ghi 2 số cuối năm tốt nghiệp của bạn. Ví dụ: Bạn tốt nghiệp năm 2022, thì ghi 2 số 22 vào các ô trống.
Số chứng minh nhân dân: Bạn điền đúng số chứng minh nhân dân của mình vào các ô tương ứng.
Số thẻ học sinh, sinh viên: Nếu trường cung cấp mã số sinh viên của trường Đại học Thủ đô thì điền vào, còn không thì bỏ trống.
Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động của bạn: Bạn ghi rõ thời gian học tập, tên trường học, tên địa chỉ công tác, danh hiệu nghề nghiệp,… Bạn ghi cụ thể năm học trong trường tiểu học, THCS và THPT, cụ thể tên trường mà bạn theo học. Nếu bạn từng đi nghĩa vụ quân sự hoặc từng theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng khác thì bạn cần ghi cụ thể năm và tên trường hoặc đơn vị của bạn.
2.2.2. Thành phần gia đình
Mục thành phần gia đình bạn ghi thông tin của cha, mẹ, anh, chị, em trong gia đình, vợ/chồng và con cái của bạn.
Họ tên cha, mẹ: Bạn viết họ tên của cha, mẹ mình và viết chữ in hoa có dấu.
Ghi rõ quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú, nêu các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội làm gì trước và sau 30/04/1975 của cha, mẹ bạn.
Vợ hoặc chồng: Nếu bạn có vợ hoặc chồng thì điền mục này, còn không thì bỏ qua.
Thông tin của anh, chị, em ruột trong gia đình: Bạn ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, nơi ở của anh, chị, em ruột nhà bạn.
2.3. Phần cuối sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô
Phần cuối sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô bạn cam đoan những gì bạn nói trên sơ yếu lý lịch là sự thật.
Phần cuối bên trái, cha hoặc mẹ của bạn cam đoan về những gì bạn khai là đúng và ký, ghi rõ họ tên của mình.
Mục cuối bên phải, bạn ký và ghi rõ họ tên của mình.
Cuối cùng bạn xin xác nhận của xã, phường và đóng dấu vào sơ yếu lý lịch của bạn.
Lưu ý là bạn nên nộp kèm bản chính và bản sao giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp cấp 3 của bạn (nếu chưa có thì nộp bằng tốt nghiệp cấp 3 tạm thời), nộp kèm giấy chứng nhận thi học sinh giỏi cuối cấp, quốc gia, đối tượng ưu tiên, giấy chứng nhận của cơ quan, đơn vị cử bạn đi học (nếu là nhân viên trong Nhà nước hoặc cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang).
Như vậy, để viết sơ yếu lý lịch sinh viên Đại học Thủ đô, bạn cần viết đúng chính tả, sử dụng một loại mực nhất định trong quá trình viết. Để gây ấn tượng với thầy, cô trong trường Đại học Thủ đô, bạn cần giữ sơ yếu lý lịch của mình sạch sẽ, phẳng phiu và chuẩn bị các giấy tờ đi kèm sơ yếu lý lịch thật đầy đủ.
Tham gia bình luận ngay!