Cách viết Sơ yếu lý lịch học Trung cấp Chính trị chuẩn nhất

Icon Author Trần Hồng Giang

Ngày đăng: 2021-07-21 10:39:19

Khi học Trung cấp chính trị bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ, trong đó Sơ yếu lý lịch học Trung cấp Chính trị là tài liệu không thể thiếu. Hãy tham khảo hướng dẫn cách viết Sơ yếu lý lịch học Trung cấp Chính trị chuẩn nhất dành cho các đối tượng đủ điều kiện tham gia lớp học bồi dưỡng Trung cấp chính trị trong bài viết dưới đây nhé.

1. Sơ yếu lý lịch là tài liệu bắt buộc trong Hồ sơ học Trung cấp chính trị

Hiện nay lý luận về Đảng và chính trị là yếu cầu bắt buộc đối với những người làm trong các cơ quan nhà nước hay những người cán bộ và Đảng viên. Do vậy hiện nay có nhiều đơn vị tổ chức những lớp học Trung cấp Chính trị cho các học viên muốn lấy bằng để phục vụ cho việc gia nhập Đảng hoặc giữ những chức vụ cao trong Đảng và các cơ quan Nhà nước.

Học Trung cấp chính trị
Học Trung cấp chính trị

Khi học Trung cấp chính trị bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ, trong đó Sơ yếu lý lịch học Trung cấp Chính trị là tài liệu không thể thiếu. Thông qua Sơ yếu lý lịch học Trung cấp Chính trị, đơn vị đào tạo sẽ biết được những thông tin của bạn và đánh giá xem bạn có đạt đủ yêu cầu để tham gia vào lớp học hay không. Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với những thông tin mà mình ghi chú trong bản sơ yếu lý lịch vì vậy hãy khai thông tin một cách trung thực nhé.

2. Hướng dẫn cách ghi Sơ yếu lý lịch học Trung cấp Chính trị

Nhiều người vẫn chưa cách khai các mục thông tin trong Sơ yếu lý lịch học Trung cấp Chính trị, bởi vậy trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách đơn giản nhất và chính xác nhất để khai những thông tin trong Sơ yếu lý lịch nhé.

- Họ và tên: mục này yêu cầu người viết phải viết chữ in hoa theo đúng họ và trên được ghi trong Giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu.

- Tên gọi khác/ bí danh: là những tên thường gọi ở nhà hoặc là tên được dùng như bí danh trong lĩnh vực chính trị, văn học, tên tác giả nghệ thuật, tên tác giả báo chí,… Nếu không có tên gọi khác có thể để trống mục này.

Ghi Sơ yếu lý lịch học Trung cấp chính trị
Ghi Sơ yếu lý lịch học Trung cấp chính trị

- Ngày sinh: ghi ngày sinh theo như trong Giấy khai và Sổ hộ khẩu theo thứ tự ngày - tháng - năm.

- Giới tính: điền giới tính Nam hoặc Nữ.

- Nơi sinh: một số bạn hay nhầm lẫn giữa nơi sinh và nguyên quán. Trong mục này hãy ghi địa chỉ nơi bạn được sinh ra theo đúng thứ tự từ đơn vị hành chính nhỏ hơn đến đơn vị hành chính lớn hơn. Yêu cầu ghi đúng như trong Giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu.

- Quê quán: hay còn có thể hiểu là nguyên quán, là nơi cha hoặc ông nội của người khai sơ yếu lý lịch được sinh ra. Trong những trường hợp đặc biệt như không xác định được danh tính của cha… thì người khai Sơ yếu lý lịch có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người đã nuôi dưỡng mình từ nhỏ, trong trường hợp không rõ danh tính cha, mẹ đẻ.

 - Dân tộc: chỉ cần ghi dân tộc của mình.

- Tôn giáo: ghi tên tôn giáo, nếu đang giữ chức vụ gì trong tôn giáo thì cũng ghi luôn tên chức vụ đó.

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ghi theo địa chỉ trong Sổ hộ khẩu.

- Nơi ở hiện nay: ghi địa chỉ hiện tại của người khai hồ sơ , lưu ý tránh nhầm lẫn với Nơi đăng ký hộ khẩu thường chú.

- Chức danh/ chức vụ: ghi theo chức danh hoặc chức vụ hiện tại của người khai Sơ yếu lý lịch.

- Chức danh nghề nghiệp: ghi rõ ràng, bao gồm mã số chức danh nghề nghiệp công chức, viên chức và bậc lương.

- Trình độ giáo dục phổ thông: 10/10 đối với những người tốt nghiệp hệ giáo dục 10 năm, hoặc 12/12 đối với những người tốt nghiệp hệ giáo dục 12 năm.

Hướng dẫn ghi Sơ yếu lý lịch Trung cấp chính trị
Hướng dẫn ghi Sơ yếu lý lịch Trung cấp chính trị

- Trình độ chuyên môn cao nhất: người khai Sơ yếu lý lịch có thể có nhiều chuyên môn. nhưng ở đây chỉ cần ghi mức trình độ cao nhất là đủ. Ví dụ người khai Sơ yếu lý lịch có bằng tiến sĩ và thạc sĩ ở 2 chuyên ngành khác nhau thì chỉ cần ghi trình độ thạc sĩ kèm theo tên chuyên ngành là được.

- Trình độ lý luận chính trị: tương tự ghi trình độ lý luận chính trị cao nhất mà người khai Sơ yếu lý lịch đã được đào tạo.

- Trình độ quản lý Nhà nước: ghi thông tin về chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch công chức như chuyên viên chính, hoặc chuyên viên cao cấp, cán sự… Bên cạnh đó còn có những chứng chỉ khác ở cấp phòng, cấp sở… và một loại nữa là chứng chỉ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

- Trình độ nghiệp vụ chuyên ngành: viết theo vị trí làm việc của người khai Sơ yếu lý lịch dựa trên chức danh nghề nghiệp.

- Trình độ ngoại ngữ: ghi tên chứng chỉ cao nhất đạt được dựa trên khung năng lực 6 bậc do Nhà nước ban hành. Nếu người khai Sơ yếu lý lịch có bằng ngoại ngữ cấp bậc cử nhân hoặc cao hơn thì ghi bằng cử nhân. Ví dụ: cử nhân Anh văn…

- Trình độ tin học: ghi tên chứng chỉ tin học cao nhất người khai Sơ yếu lý lịch sở hữu. Ví dụ: Chứng chỉ ứng dụng CNTT cao cấp, Chứng chỉ MOS, Chứng chỉ IC3…

Điền đầy đủ thông tin
Điền đầy đủ thông tin

- Ngày vào Đảng Cộng sản: ghi chính xác ngày tháng năm người khai Sơ yếu lý lịch được kết nạp vào Đảng.

- Tóm tắt quá trình công tác: Trong phần này bạn nên ghi thành các gạch đầu dòng tương ứng với mỗi giai đoạn hoạt động của bản thân, tính cả thời gian tham gia đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đặc điểm lịch sử của bản thân: đối tượng được tham gia lớp trung cấp chính trị phải có lý lịch bản thân trong sạch và không được vi phạm pháp luật.

- Quan hệ gia đình: nêu rõ họ tên của các thành viên trong gia đình và mối quan hệ với người khai Sơ yếu lý lịch.

3. Những lưu ý khi viết Sơ yếu lý lịch học Trung cấp Chính trị

- Khai thông tin chính xác, trung thực

Khai thông tin chính xác, trung thực trong Sơ yếu lý lịch
Khai thông tin chính xác, trung thực trong Sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch sẽ là tài liệu tham khảo và đối chiếu chủ yếu về những thông tin của cá nhân đủ điều kiện tham gia học Trung cấp Chính trị, vì vậy người khai Sơ yếu lý lịch phải khai thông tin đúng sự thật, và có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với những thông tin mà mình khai. Ngoài ra việc khai thông tin thiếu chính xác trong Sơ yếu lý lịch sẽ khiến bạn để lại ấn tượng không tốt, chẳng những hồ sơ của bạn bị loại mà bạn cũng gặp khó khăn trong lần tiếp theo nộp hồ sơ học Trung cấp chính trị.

- Trong Sơ yếu lý lịch không có dấu tẩy xóa hoặc gạch lỗi sai

Đây là yêu cầu để đảm bảo thái độ chuyên nghiệp khi nộp hồ sơ học trung cấp chính trị. Người khai Sơ yếu lý lịch nên mua trước một vài bản Sơ yếu lý lịch để tập viết trước rồi mới khai thông tin vào bản chính để nộp kèm hồ sơ. Một bản Sơ yếu lý lịch sạch sẽ gây được ấn tượng tốt về sự chuẩn bị và thái độ chính trị của người khai Sơ yếu lý lịch. Không chỉ là Sơ yếu lý lịch mà trong những giấy tờ khác của bộ hồ sơ học Trung cấp chính trị bạn cũng không nên để tồn tại những lỗi sai sót chính tả hoặc dập xóa nhé.

- Người học phải tự khai Sơ yếu lý lịch

Nên tự khai Sơ yếu lý lịch
Nên tự khai Sơ yếu lý lịch

Điều này là để đảm bảo những thông tin được khai trong Sơ yếu lý lịch là hoàn toàn chính xác. Việc nhờ người khác khai giúp Sơ yếu lý lịch có thể dẫn đến những sai sót trong thông tin và khiến hồ sơ của bạn bị loại ngay lập tức. Ngoài ra việc nhờ người khác khai giúp Sơ yếu lý lịch cũng khiến quá trình làm hồ sơ của bạn bị chậm lại rất nhiều.

Trên đây là những chia sẻ về cách khai Sơ yếu lý lịch học Trung cấp chính trị và những lưu ý cần biết khi làm tờ khai Sơ yếu lý lịch. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích và có giá trị tham khảo đối với bạn đọc.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: