Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 mới nhất

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2021-07-20 20:10:36

Sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ bắt buộc cần có khi mọi người bước vào cấp học mới, đi xin việc hoặc làm việc trong cơ quan nhà nước. Các em học sinh khi bước vào Trung học phổ thông cũng vậy, sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 là giấy tờ bắt buộc. Cùng vieclam88.vn tìm hiểu cách viết sơ yếu lý lịch cho học sinh khi vào lớp 10 qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vai trò của sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10

Sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 có thể được gọi là hồ sơ trúng tuyển theo chuẩn mẫu của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam. Đây là giấy tờ quan trọng dành cho các em đầu cấp Trung học phổ thông. Chúng được coi là hồ sơ nhập học của các em học sinh khi bước vào ngôi trường cấp 3 với đầy hoài bão.

Vai trò của sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10
Vai trò của sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10

Sơ yếu lý lịch cho học sinh vào lớp 10 là mẫu hồ sơ cần thiết để làm thủ tục nhập học vào trường Trung học phổ thông. Học sinh bước vào lớp 10 sẽ khai những thông tin cơ bản như thông tin cá nhân cùng với thông tin gia đình để gửi lên nhà trường. Trường học sẽ lưu lại giấy tờ này để phục vụ cho việc quản lý học sinh và sử dụng các chế độ chính sách cho học sinh nếu học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có thương binh liệt sĩ,… Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh và lớp 10 được sử dụng phổ biến trong các trường học THPT và xem là tài liệu hoàn thiện cho hồ sơ nhập học của học sinh lớp 10.

Thông thường sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 mọi người có thể điền theo mẫu có sẵn hoặc có thể viết tay. Tuy vậy, cách ghi sơ yếu lý lịch cho học sinh vào lớp 10 không phải ai cũng biết, đôi khi còn gây ra nhầm lẫn và có thể khiến các em bối rối. Vì vậy, để có thể viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 chuẩn chỉnh thì bạn hãy theo dõi phần tiếp theo nhé!

2. Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10

Sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 là giấy tờ quan trọng, gắn liền với các em học sinh trong suốt 3 năm học THPT. Ngoài ra, nó còn là hồ sơ nhập học, hay làm đăng ký nguyện vọng vào các trường trong tương lai, do đó thông tin cá nhân của các em học sinh cần điền đầy đủ và chính xác. Tuy chỉ điền theo mẫu những nhiều bạn vẫn hoang mang chưa biết viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 ra sao, cùng tìm hiểu nhé!

2.1. Phần thông tin cá nhân cơ bản của học sinh

Phần mở đầu của sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 là phần quốc hiệu, tiêu ngữ và tên tờ sơ yếu lý lịch.

Phần thông tin cá nhân cơ bản của học sinh
Phần thông tin cá nhân cơ bản của học sinh

Dưới tên sơ yếu lý lịch là tên lớp của em học sinh và năm học. Ví dụ: Lớp 10 Chuyên Toán. Năm học 2021-2022.

Họ và tên học sinh: Bạn viết chữ in hoa và đầy đủ dấu câu. Ví dụ: Bạn tên Ngô Văn Bắp thì ghi trong sơ yếu lý lịch là NGÔ VĂN BẮP.

Giới tính: Có 2 ô nam là nữ, giới tính của học sinh là giới tính nào thì gạch dấu X vào ô vuông đó.

Số chứng minh nhân dân: Trong trường hợp em học sinh đã có chứng minh nhân dân thì điền còn chưa có thì bỏ trống.

Ngày tháng năm sinh: Bạn ghi ngày tháng năm sinh giống trong giấy khai sinh của bạn.

Nơi sinh: Bạn điền đầy đủ tên xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố vào mục này, ghi theo giấy khai sinh của bạn.

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10
Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10

Dân tộc: Bạn điền tên dân tộc của bạn theo giấy khai sinh.

Tôn giáo: Tùy vào tôn giáo của bạn mà ghi Tôn giáo khác nhau như Thiên chúa giáo, đạo Tin lành,… Tùy theo tôn giáo của bạn mà ghi tôn giáo đó. Nếu không có thì ghi “Không”.

Số anh chị em và con thứ mấy trong gia đình: Bạn ghi số anh chị em nhà bạn và ghi thứ tự con trong nhà. Ví dụ như: Số anh chị em: 2. Con thứ mấy trong gia đình: Con cả.

Địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú: Ghi theo sổ hộ khẩu của bạn.

2.2. Học lực, hạnh kiểm, năng khiếu của học sinh

Điểm trung bình cuối năm lớp 9: Ghi điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh học kỳ năm lớp 9 của bạn.

Học lực, hạnh kiểm, năng khiếu của học sinh
Học lực, hạnh kiểm, năng khiếu của học sinh

Xếp loại học lực: Bạn đã vào lớp 10 thì học lực phải từ Trung bình trở lên, do đó bạn ghi theo học lực của bạn: Giỏi, Khá, Trung bình.

Xếp loại hạnh kiểm: Tốt, Khá, Trung bình và Yếu.

Điểm thi vào trường: Ghi tổng điểm thi đầu vào lớp 10 của bạn và ghi rõ các môn thi. Như Toán, Văn, Anh và môn chuyên ngành như: Lịch sử, Vật lý,…

Các giải thưởng học sinh Giỏi và thành tích học tập khác: Mục này nếu bạn có giải thưởng như học sinh Giỏi Văn cấp huyện, giải máy tính Casio,… thì ghi vào, không thì bỏ qua.

Các thành tích phong trào đã đạt được: Mục này nếu có các thành tích thi về văn nghệ, năng khiếu, hội họa, thể thao, Đội,… thì ghi cụ thể thành tích đã đạt được.

Năng khiếu: Ghi các năng khiếu của bạn như hát, múa, nhảy, vẽ tranh,…

Ngày vào Đội: Ghi rõ thời gian và địa điểm bạn được vào Đội ở trường cấp 2.

Những chức vụ đã làm qua: Bạn ghi rõ chức vụ mà mình từng làm như Lớp trưởng, Lớp phó, Ban chấp hành đoàn trường, Ban chỉ huy liên đội, chi đội, Chủ nhiệm câu lạc bộ,…

2.3. Diện chính sách gia đình

Diện chính sách gia đình: Ghi rõ chính sách gia đình của bạn như con thương binh, liệt sĩ, gia đình khó khăn, hộ nghèo,…

Diện chính sách gia đình
Diện chính sách gia đình

Tình trạng sức khỏe: Tình trạng sức khỏe của bạn, nếu có sức khỏe đặc biệt thì cần ghi rõ.

Ở nội trú: Chỗ này bạn điền dấu X vào có hoặc không. Tuy nhiên, có một số trường có chỗ cho học sinh nội trú thì mới cần điền mục này, không thì bỏ qua.

Địa chỉ cách trường học: Có 2 cột là trên 15km và dưới 15km, bạn tính khoảng cách nhà bạn đến trường rồi điền dấu X vào ô phù hợp.

2.4. Thông tin gia đình

Ở phần này, thông tin gia đình có họ và tên cha, mẹ học sinh; năm sinh; nghề nghiệp; chức vụ; số điện thoại di động bạn điền đầy đủ theo thông tin của cha, mẹ bạn. Nếu bạn có người bảo hộ thì ghi thông tin của người bảo hộ tương tự như cha và mẹ.

Thông tin gia đình
Thông tin gia đình

Cha và mẹ có tham gia vào BCH chi hội cha, mẹ của lớp hoặc trường: Nếu cha, mẹ bạn có tham gia thì đánh dấu vào ô có, không có thì đánh vào ô không.

2.5. Mục cuối sơ yếu lý lịch

Mục cuối sơ yếu lý lịch của học sinh vào lớp 10 có cần có chữ ký và xác nhận của phụ huynh học sinh và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3. Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10

Sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 rất quan trọng, do đó bạn cần mua chính xác mẫu sơ yếu lý lịch. Hiện nay trên thị trường nước ta có rất nhiều mẫu sơ yếu lý lịch khác nhau như sơ yếu lý lịch THCS, sơ yếu lý lịch THPT, sơ yếu lý lịch cho sinh viên Đại học, sơ yếu lý lịch cho cán bộ, công chức, sơ yếu lý lịch cho người xin việc làm,… Do đó, bạn cần mua chính xác vì người bán có thể nhầm lẫn, nên bạn cần xem xét kỹ càng trước khi mua.

Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10
Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10

Tránh viết sai lỗi chính tả và các dấu câu trong sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10. Những thông tin như họ tên học sinh cần viết in hoa. Viết xong bạn nên kiểm tra lại các thông tin để đảm bảo không có thông tin bị sai sót.

Bạn cũng cần đối chiếu các thông tin một cách kỹ lưỡng, có thể dựa theo giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân,… Cần đảm bảo viết chính xác và cẩn thận vì đây là giấy tờ quan trọng.

Trên đây là cách viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 và một số lưu ý quan trọng. Bạn cần kiểm tra kỹ càng các thông tin một cách cẩn thận, tránh sai sót thông tin và mất thời gian.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: