1. Vai trò của sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài
Sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài cũng giống như sơ yếu lý lịch xin việc bình thường, đều đóng vai trò quan trọng.
Sơ yếu lý lịch đi làm việc ở ngoài là bản khai thông tin cá nhân, quan hệ gia đình, quá trình làm việc và công tác,…
Bản sơ yếu lý lịch nếu viết tay bạn nên trình bày rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả, không tẩy xóa. Khi đáp ứng được các điều kiện này thì bạn sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bản sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài viết tay luôn có giá trị hơn bản đánh máy, nó thể hiện được sự chân thành của người viết. Nó cũng thể hiện sự nghiêm túc, kỳ vọng của bản thân đối với vị trí bạn ứng tuyển, vì vậy bạn nên tự tay điền sơ yếu lý lịch.
Đối với nhà tuyển dụng, sơ yếu lý lịch là một giấy tờ giới thiệu bản thân của bạn, xác nhận bạn là công dân hợp pháp, đủ điều kiện lao động và pháp luật bảo vệ. Thông qua sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng cũng sẽ biết rõ hơn về ứng viên của mình, nó được xem là bản chứng thực pháp lý thể hiện bạn đã đủ điều kiện lao động.
Những người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài cần bắt buộc có sơ yếu lý lịch được xác nhận bởi ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,… nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú để xác nhận bạn đủ điều kiện sức khỏe, không phạm luật, không vi phạm chuẩn mực đạo đức,…
2. Cách viết sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài
2.1. Phần lịch sử bản thân
Phần mở đầu sơ yếu lý lịch là phần lịch sử bản thân. Phần này tóm tắt tất cả thông tin ngắn gọn của người lao động.
Mở đầu là phần họ tên của người lao động, cần viết chữ in hoa có dấu.
Ngày sinh và giới tính: Bạn ghi theo chứng minh nhân dân. Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh của bạn và giới tính cụ thể, nam hoặc nữ.
Nguyên quán là địa chỉ nơi cha, mẹ bạn sinh sống hoặc ghi rõ địa chỉ của người nuôi dưỡng bạn.
Hộ khẩu thường trú: Bạn ghi hộ khẩu thường trú theo địa chỉ bên trên sổ hộ khẩu, thông tin bạn ghi cần chính xác.
Dân tộc: Bạn điền dân tộc của bạn theo Nhà nước quy định như Kinh, Tày, Dao, Nùng,… và điền theo chứng minh nhân dân.
Tôn giáo: Nếu bạn theo đạo như đạo Hồi, đạo Phật, đạo Thiên Chúa,… thì bạn ghi vào kèm chức sắc, nếu bạn không theo đạo nào thì ghi “Không”.
Số chứng minh nhân dân và số hộ chiếu: Bạn điền theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và số hộ chiếu của bạn. Lưu ý cần ghi rõ ngày cấp, nơi cấp và thời hạn.
Trình độ văn hóa: Bạn điền 12/12, 9/12 hoặc 10/10 tùy theo trình độ của bạn, hoặc Trung cấp, Cao đẳng, Đại học,…
Trình độ ngoại ngữ: Nếu bạn đi nước ngoài và có trình độ ngoại ngữ là một lợi thế. Bạn cần điền trình độ ngoại ngữ của mình kèm cấp trình độ như A, B, C. Ví dụ: Nga A, Nhật B,…
Chiều cao và cân nặng: Chiều cao và cân nặng bạn ghi đúng theo số đo và số cân của mình.
Quá trình học tập, công tác của bản thân: Bạn ghi quá trình từ nhỏ đến lớn của bạn. Trường học bạn ghi niên khóa, tên trường và địa điểm của ngôi trường bạn theo học từ bậc Tiểu học cho đến Đại học. Quá trình công tác bạn ghi rõ thời gian công tác, vị trí công việc và tên cơ quan mà bạn làm việc.
Công việc thành thạo nhất: Bạn ghi rõ công việc mà mình thành thạo nhất, ví dụ như vẽ tranh, viết lách, làm thơ,… và ghi cụ thể thâm niên bạn làm việc vào tờ khai sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài.
2.2. Quan hệ gia đình
Ở phần quan hệ gia đình, có các mục cơ bản như: Họ tên cha, mẹ, năm sinh, nơi làm việc, thông tin về vợ/chồng, con của bạn, thông tin anh, chị, em và khi cần thì báo tin cho người nào,…
Thông tin của cha và mẹ: Bạn ghi rõ họ tên của cha, mẹ bạn và ghi cụ thể năm sinh, nghề nghiệp trước và sau 30/04/1975, cuối cùng ghi địa chỉ hiện tại cha, mẹ bạn đang ở.
Thông tin vợ hoặc chồng: Ghi rõ tên vợ/chồng của bạn, năm sinh cụ thể, nghề nghiệp, chức vụ, đơn vị công tác và nơi ở hiện nay.
Nếu bạn đã có con cần ghi rõ họ và tên các con, năm sinh, hiện đang làm gì, ở đâu và địa chỉ hiện tại mà các con bạn đang ở.
Họ tên anh, chị, em ruột: Bạn ghi cụ thể tên, năm sinh, chức vụ, công việc hiện tại và địa chỉ của anh, chị, em ruột của bạn.
Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu? Bạn ghi rõ tên của người bạn muốn báo tin khi bạn gặp vấn đề gì đó xảy ra, ghi kèm địa chỉ và số điện thoại liên lạc.
2.3. Phần kết sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài
Phần cuối cùng bạn cam đoan những điều bạn khai là sự thật, ghi rõ ngày tháng, ký và ghi rõ họ tên của bạn.
Phần dưới cùng, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ghi nhận xét, ký và đóng dấu xác nhận.
3. Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài
Khi viết sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài, bạn cần lưu ý các nội dung như sau:
3.1. Viết ngắn gọn, dễ hiểu
Sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài bạn nên ghi ngắn gọn, dễ hiểu, trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa. Bạn cần tóm tắt thông tin bản thân, quá trình học tập và công tác, thông tin gia đình một cách ngắn gọn và trung thực.
Bạn hãy làm nổi bật điểm mạnh của bản thân và trình bày sáng tạo, khoa học, gây thu hút nhà tuyển dụng. Chứng tỏ bạn là một người phù hợp với vị trí công việc ở nước ngoài mà bạn ứng tuyển.
3.2. Ghi ngắn gọn tất cả kinh nghiệm làm việc của bạn
Bạn có thể ghi tất cả kinh nghiệm trong quá trình làm việc của mình, liên quan đến công việc mà bạn dự định làm ở nước ngoài. Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm thì bạn có thể nhấn mạnh những kỹ năng và trình độ của bản thân.
3.3. Viết chữ đẹp và chọn ảnh nghiêm túc
Nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào chữ viết của bạn mà đoán ra tính cách, “nét chữ nết người”, chẳng ai muốn căng mắt ra để đọc chữ “xấu như gà bới” cả. Vì vậy, trong sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài, bạn cần viết đẹp và nắn nót. Nếu bạn không tự tin chữ viết của bản thân, có thể nhờ người thân hoặc bạn bè viết hộ. Khi đó, bạn ở cạnh hướng dẫn và bạn cần ký tên của bạn.
Ảnh trong sơ yếu lý lịch cần chọn ảnh nghiêm túc, mặc áo sơ mi có cổ, nền xanh hoặc trắng tùy theo nhà tuyển dụng yêu cầu. Ngoài ăn mặc, tóc tai bạn cần gọn gàng, mặt tươi tắn, mỉm cười nhẹ. Ảnh của bạn nên rõ mặt, tránh photoshop quá đà và trang điểm quá đậm nhé!
Sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài là một giấy tờ không thể thiếu khi bạn xin việc ở bất cứ một nơi nào ngoài nước. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn cần viết thật nắn nót, ghi đầy đủ, trung thực và chính xác các thông tin trên sơ yếu lý lịch của bạn. Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích.
Tham gia bình luận ngay!