Sổ hộ khẩu là gì? Những thông tin bạn cần biết về sổ hộ khẩu

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2021-06-23 09:58:50

Mỗi hộ gia đình đều có sổ hộ khẩu được sử dụng do đó có lẽ cuốn sổ này không còn xa lạ với bất cứ ai nữa. Tuy nhiên trong thực tế, đại đa số mọi người chỉ biết rằng có cuốn sổ quan trọng này gắn liền với mỗi gia đình mà không thực sự hiểu rõ sổ hộ khẩu là gì? Chức năng để làm gì,…

Đây có thể là một thiếu sót lớn cho tất cả những ai không hiểu rõ một thứ gần gũi, quen thuộc quá đỗi trong cuộc sống như cuốn sổ này. Vậy nên trong bài viết sau đây, Băng Tâm sẽ giúp bạn nắm được cơ bản những nội dung cơ bản nhất liên quan tới Sổ hộ khẩu nhé.

1. Sổ hộ khẩu là gì?

Ở Việt Nam, mỗi hộ gia đình đều được cấp cho một cuốn sổ hộ khẩu. Đây là một công cụ hành chính của nhà nước, có vai trò giúp quản lý tốt thực tế nhân khẩu của mỗi một gia đình và tình hình di chuyển của mỗi công dân.

Sổ hộ khẩu là gì?
Sổ hộ khẩu là gì?

Mục đích chính của cuốn sổ này đó là kiểm soát chặt chẽ tình hình trật tự xã hội, kinh tế đất nước. Tại một vài đất nước khác thì sổ hộ khẩu không được dùng mà thay vào đó, họ dùng sổ hộ chiếu. các thẻ bảo trợ và thẻ căn cước, mã số công dân. Còn ở Việt Nam thì hiện nay trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước vẫn áp dụng sử dụng sổ hộ khẩu.

2. Sổ hộ khẩu có cấu tạo như thế nào?

Vì đã rất quen thuộc với mỗi người và khi cần xử lý các thủ tục hành chính sẽ yêu cầu phải có sổ hộ khẩu Chính vì thế mọi người vẫn thường mang theo cuốn sổ này đến các cơ quan hành chính theo đúng yêu cầu nhưng có lẽ rất nhiều người lại vô tình chỉ cung cấp nó theo yêu cầu mà chưa từng có dịp quan sát sổ kỹ hơn để hiểu về nó hơn. Bài viết này rất hữu ích cung cấp đến bạn  những điều bạn chưa từng chú ý đến sổ hộ khẩu mặc dù đó chỉ là những điều đơn giản nhất.

Thông tin chung về cấu tạo sổ hộ khẩu
Thông tin chung về cấu tạo sổ hộ khẩu

2.1. Kích thước của sổ

Kí hiệu của sổ hộ khẩu là HK08 theo quy định của pháp luật. Sổ được in màu trên khổ giấy có kích thước 120x165mm. Tổng thể sổ có 20 trang, được phát hành và cấp bởi Bộ Công An.

2.2. Những nội dung thông tin bên trong Sổ hộ khẩu

Khi điền thông tin vào sổ hộ khẩu cần phải đảm bảo thông tin chính xác, được ghi mạch lạc và đầy đủ. Đối với các phần có sử dụng hình thức bảng biểu thì mục chính của cột cần phải ghi đúng nội dung, chú thích. Các trang sổ được ghi đúng thứ tự. Đồng thời các thông tin này không được phép tự bổ sung hay tẩy xóa.

Những nội dung thông tin được trình bày được quy định cụ thể như sau:

Về thông tin cá nhân:

Ghi Họ và tên đầy đủ bằng chữ in hoa có dấu. Thời gian sinh ghi rõ ngày tháng năm theo giấy khai sinh, tính theo năm dương lịch, nguyên tắc phải ghi đủ hai chữ số đối với phần ngày và phần tháng, bốn chữ số đối với năm. Không ghi 3/6/94, cách ghi đúng của ví dụ này trong sổ hộ khẩu là 03/06/1994.

Tiếp theo, trình bày đầy đủ số chứng minh thư/thẻ căn cước, số hộ chiếu, các thông tin bao gồm Nơi sinh, quốc tịch, Nguyên quán, dân tộc. Các thông tin này ghi theo giấy khai sinh. Các thông tin liên quan tới nghề nghiệp như cơ quan, địa chỉ phải ghi rõ ràng, chính xác. Địa chỉ nơi cư trú ghi chi tiết từ số nhà đến các đơn vị tổ chức lớn dần (tổ/xóm, phường/thôn, quận/huyện, tỉnh/thành phố, quốc gia).

Nội dung bên trong sổ hộ khẩu
Nội dung bên trong sổ hộ khẩu

Về bản khai nhân khẩu:

Các mục được hoàn thiện nội dung và người khai cần báo cáo thông tin chính xác như sau:

- Trình độ học vấn: cần ghi ở mức cao nhất.

- Trình độ chuyên môn cần thể hiện được đúng ngành được đào tạo.

- Trình độ ngoại ngữ: ghi văn bằng được cấp.

- Tóm tắt bản thân: trình bày đủ thời gian trong quá trình bản thân hoạt động.

- Tiền án, tiền sự: trình bày đầy đủ các thông tin bao gồm tội danh, các mức án và các hình phạt tương đương.

Về phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu trong Sổ hộ khẩu:

Cần phải ghi đầy đủ thông tin của người chủ hộ gia đình với thông tin hộ và tên đầy đủ của nhân thân kèm theo đó là mối quan hệ với chủ hộ như thế nào. Trong phần Nội dung thay đổi, ghi rõ nội dung tóm tắt về sự thay đổi này. Phần ý kiến của người chủ hộ chỉ cần xác nhận đồng ý/không đồng ý đối với sự thay đổi hộ khẩu, nhân thân đó. Ở cuối phần này cần có chữ ký của cá nhân thay đổi kèm thời gian xác nhận.

Những nội dung có trong sổ hộ khẩu
Những nội dung có trong sổ hộ khẩu

Sau khi hoàn tất những nội dung trên thì công an sẽ xác nhận lại các thông tin và ký tên, đóng dấu.

Đây là nội dung và những yêu cầu trình bày cơ bản của Sổ hổ khẩu. Những người có thẩm quyền, có trách nhiệm hoàn thành nội dung cần nghiêm túc thực hiện theo đúng chỉ thị, quy định của pháp luật. Những nội dung này được yêu cầu trình bày, thể hiện trong sổ hộ khẩu nhằm phục vụ cho công cuộc quản lý nhân khẩu của nhà nước được chuẩn xác. Vậy trong vai trò là một công cụ đắc lực của cơ quan quản lý nhà nước, Sổ hộ khẩu thể hiện chức năng gì?

3. Chức năng quan trọng của Sổ hộ khẩu là gì?

Sổ hổ khẩu có những chức năng sau đây:

3.1. Giúp xác định rõ nơi cư trú của một cá nhân

Trong hộ khẩu sẽ ghi chi tiết địa chỉ nơi ở (cư trú) của một cá nhân, nơi cư trú được ghi trong sổ hộ khẩu sẽ là nơi cá nhân thường xuyên sinh sống. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong trường hợp khi không thể xác định rõ ràng nơi ở của một ai đó thì địa chỉ của người đó ghi trong sổ hộ khẩu chính là căn cứ xác đáng nhất để xác định nơi cư trú của cá nhân đó.

3.2. Quyền mua bán, chuyển nhượng, quyền sở hữu đất của cá nhân được thể hiện trong Sổ hộ khẩu

Khi cần thực hiện các quyền nói trên thì sự xuất hiện của sổ hộ khẩu trong thủ tục rất quan trọng. Nó sẽ là một giấy tờ có vai trò chứng nhận, là một văn bản mang rõ tính pháp lý thể hiện được cá nhân đó có quyền thừa kế tài sản đất. Ngoài ra, cuốn sổ này cũng có cả tác dụng đối với việc thi hành án trong nhiều trường hợp khác có sự liên quan tới đất đai như thời hạn, quyền sử dụng,…

Chức năng của sổ hộ khẩu
Chức năng của sổ hộ khẩu

3.3. Vai trò trong thủ tục hành chính, giải quyết một số giấy tờ

Sổ hộ khẩu cũng chính là một loại giấy tờ mang tính pháp lý cho nên nó đặc biệt quan trọng cần xuất hiện ở trong các khâu giải quyết thủ tục hành chính chẳng hạn như trong việc đăng ký tạm trú, thường trú; tách khẩu, xóa đăng ký thường trú, xác nhận việc thường trú, cấp lại hoặc đổi sổ,… Khi dùng sổ vào các trường hợp này, bạn thường được yêu cầu chuẩn chuẩn bị sổ hộ khẩu photo công chứng. Không chỉ vậy, cuốn sổ này còn có mặt khi xử lý thủ tục về việc đăng ký kết hôn, đăng ký kinh doanh, làm thẻ căn cước, hộ chiếu, làm giấy khai sinh, hồ sơ xin việc,…

4. Nơi đăng ký sổ hộ khẩu

Căn cứ vào Thông tư số 35 của Bộ Công An ban hành năm 2014, tại Điều số 10 đưa rõ quy định về vấn đề đăng ký tạm trú, có nội dung về sổ hộ khẩu như sau:

Nơi đăng ký sổ hộ khẩu
Nơi đăng ký sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình, cho cá nhân đáp ứng điều kiện đã đăng ký thường trú. Khi có thay đổi nơi ở thường trú ra khỏi phạm vi đã đăng ký thường trú cũ thì sẽ được cấp sổ mới. Như vậy, chính nơi bạn thường trú, định cư sẽ là nơi bạn cần đăng ký hộ khẩu và được cấp sổ hộ khẩu.

5. Thủ tục đăng ký đối với sổ hộ khẩu diễn ra như thế nào?

Như đã nói, chúng ta cần phải đáp ứng điều kiện đăng ký thường trú rồi mới được cấp sổ hộ khấu. Do đó, bạn cần hoàn thành thủ tục đăng ký thường trú trước rồi mới được cấp cho cuốn sổ này. Thời gian được cấp sổ sẽ là 15 ngày bắt đầu tính từ ngày cơ quan hành chính có chức năng nhận được bộ hồ sơ đăng ký đầy đủ.

Nếu như không được cấp thì cơ quan có thẩm quyền cần phải thông báo bằng văn bản về lý do vì sao cá nhân, gia đình lại không được cấp.

Thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu
Thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu

Đến đây mọi vấn đề xoay quanh sổ hộ khẩu đã được đề cập và làm sáng tỏ. Qua đây bạn sẽ có được hiểu biết rõ ràng sổ hộ khẩu là gì cũng như hiểu được những quy định cơ bản nhất liên quan đến cuốn sổ này.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: