Senior là gì? Những kỹ năng cần có để nâng cao trình độ của Senior

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-11-30 15:08:58

Hiện nay, Senior được biết là một trong những vị trí quan trọng của rất nhiều doanh nghiệp. Vậy bạn đã biết Senior là gì chưa? Công việc của Senior? Những kỹ năng nào giúp Senior lên “trình” nhanh nhất? Tất cả những điều này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo nhé!

1. Bạn đã biết Senior là gì chưa?

1.1. Định nghĩa về Senior

Trong tiếng Anh, Senior có rất nhiều cách định nghĩa. Nếu là danh từ, Senior có nghĩa là người lớn tuổi hơn, người có chức vụ cao hơn hay còn có nghĩa là sinh viên năm cuối của các trường đại học. Nếu là tính từ, nó dùng để chỉ những người có chức vụ cao, những người lớn tuổi hơn trong một tập thể.

Còn trong tiếng Việt, đặc biệt là trong kinh doanh, người ta dùng Senior để nói về người có thâm niên làm việc lâu hơn hoặc người có cấp bậc cao hơn trong công việc. Hay còn gọi là “tiền bối”.

Nói tóm lại, Senior là từ dùng để chỉ những người đi làm có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó. Để đạt được đến cấp bậc Senior họ đã phải trải qua các cấp độ từ vị trí Intern (thực tập sinh), Fresher (sinh viên mới tốt nghiệp đi làm) cho đến Junior (nhân viên mới, đã có một chút kinh nghiệm). Họ còn là người mà “Junior” thường tìm đến học hỏi kinh nghiệm giúp họ nâng cao trình độ nhanh nhất.

Senior được biết là một trong những vị trí quan trọng của rất nhiều doanh nghiệp
Senior được biết là một trong những vị trí quan trọng của rất nhiều doanh nghiệp

Tuy nhiên, Senior cũng được phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào năng lực riêng của mỗi cá nhân. Thông thường, một người đi làm trong một lĩnh vực từ 5 năm trở lên thì mới được gọi là “Senior”. Mặc dù cũng có một vài trường hợp ngoại lệ đi làm chỉ khoảng từ 3 đến 5 năm đã đạt được cấp độ này bởi họ bộc lộ được năng lực vượt trội của bản thân. Họ có đầu óc sáng tạo, kinh nghiệm dày dặn cùng khả năng xử lý tình huống nhanh, kỳ linh hoạt. Họ luôn đạt được chỉ tiêu đề ra và những cống hiến họ làm khiến họ xứng đáng nhận được danh hiệu này dù thâm niên làm việc của họ không nhiều.

Và ngược lại, không ít người đã đi làm 5 năm trong ngành mà vẫn không thể trở thành “Senior” được, thậm trí có người chỉ dừng lại ở mức “Junior” bởi vì họ không có sự tiến bộ, không chủ động trong công việc và rèn luyện bản thân.

1.2. Những định nghĩa liên quan về Senior

1.2.1. Senior Manager là gì?

Senior Manager là một khái niệm được kết hợp bởi hai từ “Manager” và “Senior”. Ở phần trên, chúng ta đã biết “Senior” từ dùng để nói về những người có năng lực làm việc vượt trội so với người khác, có trình độ và khả năng hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có kinh nghiệm từ 3-5 năm trong một lĩnh vực nào đó. Còn “Manager” là người quản lý hay có thể gọi là trưởng phòng, công việc của họ là phụ trách quản lý công việc, quản lý nhân viên của một bộ phận trong công ty hoặc doanh nghiệp.

Từ hai định nghĩa trên, bạn có thể hiểu định nghĩa về cụm từ “Senior Manager” như là từ để chỉ những cán bộ quản lý cấp hoặc trưởng ca/ngày của một phòng ban nào đó. Công việc này khá giống với những công việc của người quản lý, tuy nhiên phạm vi quyền hành của vị trí này thường thấp hơn với những người đảm nhiệm vị trí “Manager” được. Chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng chức vụ “Senior Manager” sẽ thấp hơn nhiều so với chức vị “Manager”. 

1.2.2. Senior Executive là gì?

Để định nghĩa được “Senior Executive”, ta cũng sẽ phân tích giống như định nghĩa của “Senior Manager”. “Executive” có nghĩa là điều hành, quản lý, chỉ đạo… Như vậy, khi ghép 2 từ này với nhau, ta sẽ được cụm từ mang ý nghĩa là cán bộ điều hành cấp cao, họ là người có nhiệm vụ quản lý trực tiếp công ty và được ký kết các văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh và sản xuất của công ty. 

Senior Executive
Senior Executive

Một Senior Executive là người nắm rõ và thực hiện các kế hoạch khác liên quan đến dự án. Với một đơn vị tổ chức thì Senior Executive có vai trò rất quan trong đối với hoạt động của công ty bởi vì họ là người có trách nhiệm đưa ra chính sách, phương hướng và là người trực tiếp triển khai các kế hoạch dự án cho công ty.

2. Công việc của Senior là gì?

Vậy, nếu trở thành một Senior bạn sẽ làm những công việc nào trong doanh nghiệp? Hãy cùng tôi tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.

Một Senior cần phải vừa đảm bảo các nhiệm vụ chuyên môn, vừa phải đảm bảo các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên
Một Senior cần phải vừa đảm bảo các nhiệm vụ chuyên môn, vừa phải đảm bảo các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên

Khác với các trình độ Intern, Fresher hay Junior, Senior cần thực hiện thêm các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên mà vẫn phải đảm nhiệm các công việc chuyên môn. Cụ thể:

  • Tiếp cận khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, xác định nhu cầu của khách để xây dựng các định hướng mới trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn.
  • Lập kế hoạch, triển khai và phát triển các công việc chuyên môn theo hướng chuyên sâu hơn, tối ưu hơn so với những cấp bậc đã làm trước đó.
  • Hướng dẫn công việc và giải đáp những thắc mắc cho các bạn Junior, Fresher, Intern theo yêu cầu của cấp trên.
  • Đề xuất các giải pháp, phương pháp giúp tối ưu hóa công việc chuyên môn để nâng tầm xây dựng tổ chức giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
  • Báo cáo, giám sát ngân sách và điều động nhân lực và các công việc khác theo yêu cầu của công ty, hoặc người quản lý trực tiếp.
  • Phê duyệt, tổ chức các chương trình hay phong trào, chiến dịch nội bộ công ty hoặc đơn vị giúp nâng cao tinh thần đoàn kết của công ty.

3. Những kỹ năng một Senior cần có để nâng cao trình độ

Để nỗ lực trở thành một Senior đã khó, giữ được vị trí Senior lại càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Bỡi lẽ, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng được tiếp thu với những nền khoa học văn minh, thời đại công nghệ số phát triển không ngừng, thế nên, để tiếp tục tiến xa hơn, Senior cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng, không ngừng sáng tạo để tránh bị đào thải trong công việc. Vậy, những kỹ năng nào một Senior cần có để nâng cao trình độ?

3.	Những kỹ năng một Senior cần có để nâng cao trình độ
Những kỹ năng một Senior cần có để nâng cao trình độ

3.1. Kỹ năng chuyên môn của Senior

Kỹ năng đầu tiên mà một Senior cần phải có và trau dồi chính là kỹ năng về chuyên môn. Tất cả những người muốn đứng ở vị trí cao thì chắc chắn yếu tố tiên quyết đó chính là phải có chuyên môn, phải là người nắm vững kiến thức nền tảng đến nâng cao.

Kỹ năng đầu tiên mà một Senior cần phải có và trau dồi chính là kỹ năng về chuyên môn
Kỹ năng đầu tiên mà một Senior cần phải có và trau dồi chính là kỹ năng về chuyên môn

Một Senior sẽ cần phải biết chủ động tạo ra cơ hội cho bản thân, biết thực hành các kỹ năng thì mới để có thể phát triển hơn trong sự nghiệp. Ví dụ như bạn đang là một Senior Manager thì bên cạnh việc quản lý công việc, quản lý nhân viên, bạn cần phải nắm bắt và tìm hiểu các khía cạnh liên quan. Có như vậy thì bạn mới nâng cao được trình độ và tạo ra những điểm mới trong công việc của mình.

3.2. Kỹ năng làm việc nhóm

Ngoài khả năng làm việc độc lập, thì những Senior cầng trang bị cho mình thêm kỹ năng làm việc nhóm. Bởi, khi làm việc, các Senior cần phải biết phối hợp với đồng nghiệp, đối tác, cấp dưới, cấp trên để giải quyết hay thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chính vì vậy, họ phải biết cách cân bằng bản thân để hướng dẫn, giải đáp và giúp đỡ các thành viên trong nhóm của mình để tất cả mọi người có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong dự án.

Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm

Như đã nói ở mục trên, Senior giữ một vai trò rất quan trọng trong nhóm, họ sẽ là người đứng đầu, hướng dẫn, chỉ đạo và định hướng đường đi cho tất cả thành viên trong team, là người đưa ra hướng giải quyết giúp mọi người xử lý vấn đề đúng hướng và mang lại hiệu quả công việc cao cho công ty.

3.3. Kỹ năng lãnh đạo

Dựa vào những công việc của Senior, có thể thấy kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng phải có để trở thành một Senior và giúp Senior giữ vững được vị trí. Bởi Senior là người định hướng cho các hoạt động của nhóm/công ty/tổ chức. Senior còn là người hương dẫn và hỗ trợ cho các bạn Junior, Fresher, Intern nên họ cần phải biết cách phân chia công việc hợp lý để có thể quản lý được nhân viên cấp dưới của mình.

kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng phải có để trở thành một Senior
Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng phải có để trở thành một Senior

Kỹ năng này còn giúp Senior nhanh chóng thăng tiến trong công việc, nếu là một người lãnh đạo có tâm và có tầm, chắc chắc họ sẽ biết các tạo động lực làm việc cho những nhân viên cấp dưới của họ, họ sẽ biết phân chia công việc hợp lý, phù hợp với năng lực của từng người, đẩy mạnh tinh thần làm việc của team, có những chỉ đạo kịp thời giúp team hoàn thành tốt công việc được giao.

3.4. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

Ở bất kỳ vị trí nào thì kỹ năng giao tiếp, đàm phán luôn là một trong những kỹ năng cần thiết. Đặc biệt, nếu là một người mang trọng trách quản lý như Senior sẽ cần, bởi họ thường xuyên phải làm việc với các nhà quản lý, các lãnh đạo cấp trên để trình bày các ý tưởng.

Ở bất kỳ vị trí nào thì kỹ năng giao tiếp, đàm phán luôn là một trong những kỹ năng cần thiết
Ở bất kỳ vị trí nào thì kỹ năng giao tiếp, đàm phán luôn là một trong những kỹ năng cần thiết

Ngoài ra, một Senior cũng sẽ phải làm việc với rất nhiều đối tác, khách hàng và có ký năng này để thuyết phục họ cùng tham gia vào các dự án mới của công ty. Chính bởi vậy, việc trau dồi, rèn luyện kỹ năng về giao tiếp và đàm phán là rất quan trọng, giúp các bạn hoàn thành công việc tốt hơn.

Đọc đến đây, là bạn đã hiểu được Senior là gì rồi phải không? Có thể thấy Senior là một vị trí quan trọng trong một công ty/tổ chức, một người dày dặn kinh nghiệm và biết cách xử lý công việc hiệu quả. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã có cái nhìn hiểu rõ hơn về Senior và có thêm động lực để phấn đấu trở thành một Senior trong lĩnh vực làm việc của mình nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: