Sàn thương mại điện tử là gì? Cách đăng ký sàn thương mại điện tử

Icon Author Lại Ánh Trang

Ngày đăng: 2021-06-12 10:13:05

“Cùng Shopee Pi Pi Pi Pi Nào ta mua mua mua mua Gì cũng có có có có Lướt Shopee”.... Giai điệu này chắc hẳn các bạn trẻ ai cũng biết và nó thậm chí phổ biến đến mức mà người già hay trẻ nhỏ cũng biết đến Shopee. Việc đặt hàng online đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết khi sự tiện ích đang ngày càng được nâng cao. Chỉ cần ngồi nhà, lướt, xem và chốt đơn hàng là những món đồ mà bạn cần sẽ được các anh shipper mang đến ngay sau đó. Sự phát triển của Shopee hay các ứng dụng khác đã cho thấy được sự lớn mạnh của các sàn thương mại điện mại điện từ hiện nay. Vậy, sàn thương mại điện tử là gì? Chức năng và vai trò ra sao? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất về xu hướng kinh doanh đầy tiềm năng này.

1. Bạn hiểu thế nào về sàn thương mại điện tử?

1.1. Theo bạn, sàn thương mại điện tử là gì?

Trước khi tìm hiểu về sàn thương mại điện tử là gì thì bạn cần hiểu được thương mại điện tử là gì. 

Thương mại điện tử, hiểu một cách đơn giản thì đây chính là các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ thông qua hệ thống internet hoặc mạng máy tính. Những hoạt động trong giao dịch trực tuyến này khá đa dạng, từ việc mua bán cho tới việc thanh toán và giao hàng hay quảng cáo,...

Từ định nghĩa về thương mại điện tử, ta có thể suy ra được khái niệm về sàn thương mại điện tử. 

Sàn thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử hay còn được gọi là sàn giao dịch thương mại điện tử là nơi cung cấp nền tảng cho các hoạt động thương mại điện tử được diễn ra. Một cách chính xác thì sàn thương mại điện tử chính là các website cung cấp dịch vụ về hoạt động thương mại điện tử. Thông qua đó, các cá nhân hay tổ chức có thể thực hiện việc bán hàng và mua hàng một cách hiệu quả khi không cần đến trực tiếp cửa hàng hay phải là chủ sở hữu của trang web đó.

Đơn giản hơn thì sàn thương mại điện tử chính là bên thứ 3 cung cấp các giải pháp về việc bán hàng, mua hàng và vận chuyển một cách tiện ích nhất cho cả bên bán và bên mua thông qua các thiết bị thông minh kết nối internet hiện nay. Một vài sàn thương mại điện tử quen tai quen mặt hiện nay có thể kể đến như tiki, Shopee, Lazada hay Sendo,... Đây đều là những sàn thương mại rất phổ biến và được nhiều người biết tới cũng như có số lượng khách hàng truy cập vô cùng lớn mỗi ngày.

Một số sàn TMĐT nổi bật ở Việt Nam
Một số sàn TMĐT nổi bật ở Việt Nam

Trong tiếng Anh, sàn thương mại điện tử được biết đến thông qua thuật ngữ “Electronic commerce exchange”.  Chỉ cần đăng ký tài khoản tương ứng với nhu cầu của mình (bán hàng hoặc mua hàng), bạn hoàn toàn có thể sử dụng những tiện ích mà sàn thương mại điện tử mang lại. Đăng tin bán hàng, bán đấu giá hay đấu thầu hoặc đơn giản là tìm kiếm những mặt hàng mình cần và mua,... Với bất cứ nhu cầu nào về thương mại điện tử, liên quan tới hoạt động mua hàng và bán hàng thì sàn thương mại điện tử chính là công cụ hỗ trợ tốt nhất hiện nay và cực kỳ tiềm năng để khai thác hiệu quả.

1.2. Chức năng và vai trò của sàn thương mại điện tử?

Không phải ngẫu nhiên mà sàn thương mại điện tử được chú ý và hấp dẫn được số lượng lớn người dùng như vậy. Điều này xuất phát từ vai trò và chức năng mà sàn thương mại điện tử đang tác động đến đời sống của chúng ta.

Có vai trò là một bên thứ 3, sàn thương mại điện tử được xem như một nhà môi giới giúp cho người bán và người mua có thể tiếp cận và biết đến nhau một cách nhanh hơn. Nó cho phép người bán có thể cung cấp các thông tin về các mặt hàng, sản phẩm của mình, người mua nắm bắt được tình trạng giá cả và chất lượng thông qua việc tìm hiểu các đánh giá, tình trạng của sản phẩm ra sao,... Điều này giúp cả 2 bên có thể tiết kiệm được thời gian cho việc tìm hiểu và đem lại khả năng xử lý thông tin nhanh chóng hơn.

Chức năng của sàn TMĐT
Chức năng của sàn TMĐT

Không những vậy, sàn thương mại điện tử còn cung cấp những giải pháp cực kỳ hữu ích cho việc bán hàng và mua hàng. Việc đặt hàng, thanh toán và giao hàng đã trở nên nhanh chóng và tiện ích hơn khi sàn thương mại điện tử đã giúp cho cả 2 bên có thể xử lý với những thao tác vô cùng đơn giản khi mang lại các sự cung cấp phù hợp cho từng nhu cầu. Ví dụ như việc liên kết với tài khoản ngân hàng hay với các đơn vị vận chuyển phù hợp,...

Một cách tổng quát thì sàn giao dịch thương mại điện tử hiện nay chính là một sự lựa chọn vô cùng tối ưu trong hoạt động kinh doanh buôn bán nói chung. Đặc biệt là với người bán, sàn thương mại điện tử giúp sự hiện diện về thương hiệu và sản phẩm đến gần hơn với khách hàng mục tiêu và trên phạm vi rộng hơn rất nhiều. Nhất là khi sàn thương mại điện tử được xem là một kênh phân phối mặt hàng có phần rẻ hơn nhưng lại mang đến hiệu quả cao hơn.

Công việc thú vị của nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử

2. Một số đặc điểm đặc trưng của sàn thương mại điện tử

Để hiểu rõ hơn về sàn thương mại điện tử thì bạn cần ghi nhớ và nắm bắt những đặc điểm nổi bật của sàn thương mại điện tử.

- Sự đa dạng

Đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật

Sàn thương mại điện tử thực tế rất đa dạng. Bất cứ loại hàng hóa nào mà bạn cần thì hầu hết, sàn thương mại điện tử cũng đều có. So với các cửa hàng truyền thống thông thường thì sàn thương mại điện tử phong phú hơn rất nhiều. Từ sản phẩm nội địa cho tới sản phẩm nước ngoài, các sàn thương mại điện tử đều đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Không chỉ vậy, các giao dịch trên đây cũng đa dạng không kém. Từ dịch vụ mua hàng, bán hàng, thanh toán, vận chuyển hay trả góp,...Bất cứ điều gì thì sàn thương mại điện tử đều cùng cấp đầy đủ.

- Lượng người quan tâm lớn

Dễ dàng nhận thấy rằng các sàn thương mại điện tử có số người tham gia cực kỳ đông đảo. Dù là người mua hay người bán thì những con số thống kê ra đều cho thấy được sự khả quan của hình thức kinh doanh này lớn đến mức nào.

Đặc biệt, những người tham gia vào sàn thương mại điện tử không hề bị giới hạn. Bạn có thể là người mua, cũng có thể là người bán và thậm chí là cả 2.

- Cho thấy được tỷ lệ “cung - cầu” trên thị trường

Nhu cầu về cung - cầu
Nhu cầu về cung - cầu

Dựa trên hoạt động buôn bán, trao đổi trên các sàn thương mại điện tử thì các bạn sẽ nhận thấy được nhu cầu về “cung - cầu” trên thị trường hiện nay ở mức độ ra sao. Người tiêu dùng tìm kiếm những mặt hàng nào nhiều hơn và sự đáp ứng thị trường ra sao.

- Diễn ra trên nền tảng internet

Mội dịch vụ trên sàn thương mại điện tử đều được gắn liền với mạng internet. Tức là bạn cần có internet để thực hiện các dịch vụ mua bán trực tuyến của mình trên các sàn thương mại điện tử. và mọi đơn hàng, dữ liệu liên quan tới lịch sử mua hàng hay các vấn đề khác đều sẽ được lưu trữ lại.

- Tham gia bất cứ lúc nào

Với sàn thương mại điện tử, bạn có thể tham ra hoạt động và thực hiện giao dịch trên đó bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào trong ngày. Điều bạn cần đó chỉ là thiết bị thông minh và có kết nối internet mà thôi. 

Đọc thêm: Thương mại điện tử khác gì so vơi kinh doanh điện tử

3. Sàn thương mại điện tử khác website như thế nào?

Thực tế thì khá nhiều người nhầm lẫn giữa sàn thương mại điện tử và website thương mại điện tử. Mặc dù cả 2 đều được tạo dựa trên nền tảng website, tuy nhiên, về bản chất thì 2 hình thức này hoàn toàn khác nhau.

Sàn TMĐT và website TMĐT
Sàn TMĐT và website TMĐT

Website thương mại điện tử là website được tạo lập bởi chính người bán và có thực hiện việc cung cấp thông tin sản phẩm, kết hợp với quá trình bán hàng, mua hàng trên đó. Việc xây dựng website sẽ giúp người bán có thể chủ động hơn trong việc lên số lượng đơn hàng cũng như kiểm soát được quá trình phân phối sản phẩm. 

Về cơ bản thì website thương mại điện tử được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển của công ty cùng với đó là tránh cho việc quá lệ thuộc vào các sàn thương mại điện tử. Hơn hết, hình thức này sẽ đóng vai trò bổ trợ cho mô hình kinh doanh bán hàng trực tiếp tới khách hàng.

Sàn thương mại điện tử sẽ có ý nghĩa khác với website thương mại điện tử, bạn có thể hiểu nôm na thì đây sẽ là một khu chợ với nhiều các gian hàng khác nhau. Và doanh nghiệp sẽ thuê cho mình một vị trí trong đó để thực hiện việc bán hàng. 

Các mô hình kinh doanh chính mà sàn thương mại điện tử hướng tới có thể kể đến như mô hình kinh doanh khách hàng với khách hàng, mô hình doanh nghiệp với khách hàng và bán trực tiếp với khách hàng.

Sự khác biệt?
Sự khác biệt?

4. Cách để đăng ký sàn thương mại điện tử ra sao?

Để đăng ký sàn thương mại điện tử thì bạn sẽ có thể thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký sàn thương mại điện tử

Những giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị cho hồ sơ đăng ký sàn thương mại điện tử bao gồm:

+ 1 tờ đơn đăng ký website thực hiện việc cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

+ bản sao có chứng thực của các giấy tờ như Quyết định thành lập, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư.

+ Đề án trong việc cung cấp dịch vụ dựa trên Điều số 54 của nghị định 52/2013/NĐ-CP.

+ Các quy chế trong việc làm quản lý hoạt động của website.

+ Mẫu của bản hợp đồng dịch vụ hoặc bản thỏa thuận hợp tác.

+ Các điều kiện chung cho các hoạt động được thực hiện trên sàn thương mại điện tử.

Cách đăng ký sàn TMĐT
Cách đăng ký sàn TMĐT

Hồ sơ cần được chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên. Bộ Công Thương sẽ là cơ quan có thẩm quyền quyết định chính và có thể ủy quyền cho các cơ quan chức năng khác thực hiện như cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.

- Bước 2: Tiến hành đăng ký và đăng nhập tài khoản trên hệ thống của Cổng thông tin Quản lý thương mại điện tử.

- Bước 3: Cơ quan quản lý sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và thông tin mà tổ chức, cá nhân gửi tới trong 3 ngày. Và sau khi 3 ngày làm việc kết thúc thì cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi lại kết quả tương ứng. Nếu đạt thì bạn sẽ tiến hành bước tiếp theo và trong trường hợp bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin thì cá nhân, tổ chức cần thực hiện theo chỉ dẫn của cơ quan chức năng kèm theo đó.

- Bước 4: Đăng nhập tài khoản được cấp vào hệ thống và lựa chọn mục “Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử”. Thực hiện việc điền các thông tin theo yêu cầu và gắn kèm với hồ sơ đăng ký sàn thương mại điện tử.

- Bước 5: Cơ quan quản lý sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và sau 7 ngày làm việc sẽ trả lại kết quả.

Nếu hồ sơ được thông qua thì cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành bước tiếp theo. Nếu bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin thì sẽ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý. Nếu như trong vòng 30 ngày mà cá nhân, tổ chức không thực hiện đầy đủ thì đơn đăng ký sẽ bị hủy và phải thực hiện lại từ đầu.

Các bước thực hiện
Các bước thực hiện

- Bước 6: Gửi bộ hồ sơ giấy hoàn chỉnh về Bộ Công thương hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện. Sau 5 ngày thì Bộ Công thương haowjc cơ quản được ủy quyền sẽ gửi lại kết quả. Nếu như hợp lệ thì cá nhân, tổ chức sẽ được gửi lại một đoạn mã thể hiện biểu tượng đăng ký. Lúc này, trên hệ thống của Bộ Công thương hay Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đã có phần thông tin đăng ký chính thức và hợp lệ của sàn thương mại điện tử.

Trên đây chính là những thông tin mà bạn cần biết về sàn thương mại điện tử. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu sàn thương mại điện tử và cách thức đăng ký sàn thương mại điện tử hiện nay.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: