Người lao động có được rút hồ sơ xin việc khi nghỉ việc không?

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2021-07-07 09:47:37

Để có thể chuẩn bị và viết hoàn chỉnh một bộ hồ sơ xin việc là rất tốn kém thời gian và công sức với trên dưới chục loại giấy tờ. Khi nghỉ việc, một số người sẽ có nhu cầu rút đơn xin việc để phục vụ cho công việc mới. Vậy pháp luật quy định thế nào về điều này?

1. Các trường hợp rút hồ sơ xin việc

Mỗi lần xin việc là mỗi lần các ứng viên phải chạy đôn chạy đáo để có thể chuẩn bị ra một núi hồ sơ mà các doanh nghiệp yêu cầu. Nào là sơ yếu lý lịch, căn cước công dân, đơn xin việc, CV, thư xin việc, sổ hộ khẩu, bằng cấp, chứng chỉ, ảnh hồ sơ,... Mà đâu phải chỉ có mất công sức không, người lao động còn phải bỏ ra nhiều chi phí cho việc chụp ảnh, mua hồ sơ và đặc biệt là chi phí công chứng. 

Việc xin lại hồ sơ khi không làm việc nữa sẽ giúp mọi người tiết kiệm được chi phí và thời gian làm tại hồ sơ. Vậy có những trường hợp rút hồ sơ xin việc như thế nào?

1.1. Người lao động nộp hồ sơ xin việc nhưng không được nhận

Tình huống: Khi người lao động nộp hồ sơ xin việc, trải qua quá trình phỏng vấn nhưng không đậu. Người lao động muốn sử dụng chính bộ hồ sơ đó để tận dụng một số giấy tờ cần thiết để xin việc ở những nơi khác. Liệu có được rút hồ sơ hay không? 

Người lao động nộp hồ sơ xin việc nhưng không được nhận
Người lao động nộp hồ sơ xin việc nhưng không được nhận

Trả lời: Người lao động có quyền yêu cầu công ty trả lại hồ sơ xin việc khi không được nhận vào làm việc. Theo khoản 5 điều 7 của nghị định 03/2014/NĐ-CP đã chỉ rõ thì doanh nghiệp phải hoàn trả toàn bộ hồ sơ cho người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia phỏng vấn trong vòng 5 ngày kể từ ngày mà người lao động yêu cầu. 

Xem thêm: Tìm hiểu thông tin chi tiết về mẫu hồ sơ xin việc viết sẵn chuẩn

1.2. Người lao động đang trong thời gian thử việc

Tình huống: Khi người lao động đã được nhận vào làm việc, công ty yêu cầu họ phải thử việc trong một vài tháng thì mới có thể trở thành nhân viên chính thức. Trong quá trình thử việc đó, người lao động thấy không phù hợp với công việc, không có khả năng đáp ứng yêu cầu hoặc bất kỳ lý do cá nhân nào khác mà muốn nghỉ việc. Đồng thời, người lao động muốn rút lại hồ sơ xin việc để sử dụng vào việc ứng tuyển tại các công ty khác. Họ có được phép rút hồ sơ trong trường hợp này hay không?

Người lao động đang trong thời gian thử việc
Người lao động đang trong thời gian thử việc

Trả lời: Tùy theo giao kết hợp đồng trong quá trình thử việc. Trong trường hợp không có giao kết hợp đồng, hoặc giao kết hợp đồng cho phép người lao động có thể rút hồ sơ xin việc khi dừng quá trình thử việc thì đương nhiên người lao động sẽ được phép rút hồ sơ. 

Còn với trường hợp trong giao kết hợp đồng không đề cập tới vấn đề này thì doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận thêm hoặc doanh nghiệp cũng có quyền giữ hồ sơ xin việc của nhân viên thử việc. 

1.3. Người lao động đang làm việc nhưng muốn nghỉ việc

Tình huống: Người lao động sau một thời gian làm việc nhất định nhưng vì một lý do nào đó mà muốn nghỉ việc. Hồ sơ xin việc đó còn một số giấy tờ còn có thể sử dụng lại được trong quá trình ứng tuyển công việc tiếp theo như các giấy tờ công chứng (sổ hộ khẩu, căn cước công dân, sơ yếu lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ,...) được công chứng trước đó không quá 6 tháng, giấy khám sức khỏe vẫn còn thời hạn sử dụng. Vậy họ có được rút hồ sơ trong tình huống này không? 

Người lao động đang làm việc nhưng muốn nghỉ việc
Người lao động đang làm việc nhưng muốn nghỉ việc

Trả lời: Trong thời gian 7 ngày tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty, doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả lại tất cả giấy tờ, hồ sơ xin việc cho người lao động. Thực tế thì cũng có một số doanh nghiệp không trả lại hồ sơ xin việc để phục vụ cho mục đích kiểm tra khi cần thiết. 

Những người lao động đã làm việc quá lâu tại một doanh nghiệp, khoảng từ một vài năm trở nên thì không cần thiết phải xin lại hồ sơ. Bởi việc xin lại cũng không có tác dụng trong việc sử dụng lại, các giấy tờ lúc này đều đã không còn giá trị sử dụng, các thông tin cũng đã có những thay đổi nhất định. Thường thì các giấy tờ công chứng có thời hạn 6 tháng, giấy khám sức khỏe thường sẽ yêu cầu 3 tháng, CV trong quá trình làm việc cũng đã được cập nhật.

Xem thêm: Cách viết mẫu hồ sơ xin việc tiếng Hàn Quốc thu hút nhà tuyển dụng 

2. Viết đơn xin rút hồ sơ xin việc

Với một số doanh nghiệp, việc xin rút hồ sơ sẽ chỉ cần thỏa thuận thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và các doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên, một số công ty sẽ yêu cầu nhân viên viết đơn xin rút hồ sơ xin việc (nhân viên thử việc và nhân viên chính thức). Vậy cách viết đơn xin rút hồ sơ xin việc như thế nào? Cùng vieclam88 tìm hiểu nhé. 

Viết đơn xin rút hồ sơ xin việc
Viết đơn xin rút hồ sơ xin việc

Bố cục của đơn xin việc bao gồm 3 phần: 

- Phần 1: Mở đầu 

Quốc hiệu được viết in hoa theo đúng như những mẫu của các văn bản hành chính khác. 

Tiêu ngữ viết hoa chữ cái đầu mỗi từ 

Tên đơn: ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ XIN VIỆC - tên đơn phải được viết in hoa có dấu. 

- Phần 2: Phần thân

+ Kính ngữ: Đơn được viết để gửi tới đối tượng nào, trong doanh nghiệp như thế nào?

Ví dụ: Kính gửi: Bộ phận nhân sự, Công ty Cổ phần Thanh toán Hưng Hà

+ Thông tin cá nhân

Ví dụ: 

Tên tôi là Nguyễn Bình Minh 

Ngày tháng năm sinh: qq/ww/eeee

Giới tính: Nam

Căn cước công dân: 03630000xxxx

Điện thoại: 0923436***

Địa chỉ: Số 54 ngõ 349 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tôi làm việc ở vị trí nhân viên kỹ thuật, tại Công ty Cổ phần Thanh toán Hưng Hà

Thông tin cá nhân trong đơn
Thông tin cá nhân trong đơn

+ Lý do viết đơn

Ví dụ: 

Trong quá trình làm toàn bộ hồ sơ xin việc, tôi mất khá nhiều thời gian và công sức cho việc làm hồ sơ này. Trong tương lai, tôi muốn sử dụng lại một số giấy tờ có trong bộ hồ sơ cho vị trí công việc mới. Nên tôi làm đơn này kính mong quý công ty cho phép tôi rút lại hồ sơ xin việc. 

+ Cảm ơn

Rất mong quý công ty có thể chấp nhận lời đề nghị và có phản hồi sớm nhất.

Tôi xin trân thành cảm ơn!

- Phần 3: Chữ ký của người làm đơn. 

Trực tiếp xin lại hồ sơ qua bộ phận nhân sự
Trực tiếp xin lại hồ sơ qua bộ phận nhân sự

Trên đây là phần hướng dẫn viết đơn xin rút hồ sơ xin việc. Tuy nhiên để giảm tải thời gian và không phụ thuộc quá nhiều vào các văn bản hành chính thì các bạn có thể trao đổi trực tiếp với cấp trên hoặc bộ phận nhân sự trong công ty về mong muốn rút hồ sơ xin việc. Với những người lao động chưa được nhận vào làm việc thì liên hệ trực tiếp với người phỏng vấn mình hoặc bộ phận đã thu nhận hồ sơ của mình để xin lại hồ sơ mà không cần viết đơn. 

Rất vui khi đã giải đáp thắc mắc cho các bạn đọc về rút hồ sơ xin việc. Mong rằng các bạn sẽ viết được đơn xin rút hồ sơ một cách hoàn chỉnh nhất và sớm nhận được phản hồi trả hồ sơ xin việc từ công ty.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: