1. Risk Tolerance là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về Risk Tolerance
1.1. Định nghĩa Risk Tolerance
Risk Tolerance được hiểu là mức chịu rủi ro, hay nói một cách cụ thể hơn thì đây là khả năng chấp nhận rủi ro, chấp nhận “xuống tay” một khoản đầu tư khi bạn không chắc chắn 100% rằng khoản đầu tư này sẽ mang về lợi nhuận cho bạn hoặc lợi nhuận thu được sẽ chậm hơn những khoản đầu tư khác.

Chẳng hạn, bạn “ôm” một mã cổ phiếu đang có dấu hiệu sẽ tăng giá, nhưng đó chỉ là dấu hiệu, thực tế vẫn tồn tại không ít rủi ro khi giá cổ phiếu sụt giảm. Tuy nhiên, bạn vẫn chấp nhận rủi ro và tiếp tục “ôm” mã cổ phiếu đó bởi mức chịu rủi ro vẫn nằm trong phạm vi có thể kiểm soát được. Bù lại, việc nắm giữ trong tay số lượng lớn cổ phiếu có tính rủi ro cao nhưng cũng có tiềm năng gượng dậy mạnh mẽ cũng là một cách tích lũy tài sản của nhà đầu tư.
Nhìn chung, mọi khoản đầu tư dù có vẻ chắc chắn nhưng vẫn không tránh khỏi một số rủi ro tiềm ẩn nhất định. Mức chịu rủi ro của nhà đầu tư chịu tác động của tài chính và tâm lý cá nhân. Khi xác định được mức chịu rủi ro của bản thân, bạn sẽ “cởi mở” hơn với các khoản đầu tư. Thậm chí nhiều nhà đầu tư có khả năng “nhìn” thấy được cơ hội trong rủi ro và không ngại mạo hiểm để nắm bắt cơ hội kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ.

1.2. Những điều có thể bạn chưa biết về Risk Tolerance
Như vậy, bạn đã hiểu được Risk Tolerance là gì thông qua những chia sẻ trong phần trước. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về một số nội dung khác liên quan đến Risk Tolerance hay là mức chịu rủi ro nhé!
1.2.1. Nguyên lý của mức chịu rủi ro
Mức chịu rủi ro luôn luôn được cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Một nhà đầu tư thông minh và am hiểu về tiền tệ, tài chính có thể tự tính toán mức chịu rủi ro của mình để làm cơ sở đưa ra quyết định đầu tư. Ngược lại, nhà đầu tư sẽ cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia hoạch định tài chính.
Mức chịu rủi ro rất dễ nhầm lẫn với khả năng chịu đựng rủi ro. Khả năng chịu đựng rủi ro (Risk Capacity) ám chỉ mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được, trong khi mức chịu rủi ro (Risk Tolerance) đề cập đến mức độ rủi ro mà nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận. Thông thường, mức chịu rủi ro luôn thấp hơn khả năng chịu đựng rủi ro.

Trong trường hợp khả năng chịu đựng rủi ro của bạn thấp thì lựa chọn tốt nhất là tìm kiếm những khoản đầu tư an toàn và tạm “quên” đi mức chịu đựng rủi ro. Sự thận trọng là không thừa mỗi khi đưa ra quyết định đầu tư.
1.2.2. Tại sao cần quan tâm đến mức chịu rủi ro?
Mức chịu rủi ro có tác động trực tiếp đến lợi nhuận từ mỗi phi vụ đầu tư. Nếu bạn không muốn đối mặt với rủi ro, thậm chí đó chỉ là những rủi ro tạm thời, thì bạn nên tìm đến những vụ đầu tư có tính “an toàn” nhưng lợi nhuận thấp. Mức chịu rủi ro đôi khi liên quan đến kiểu đầu tư “liều ăn nhiều”. Tất cả các phi vụ đầu tư có tiềm năng sinh lời cao chắc chắn sẽ đi kèm với rủi ro ở mức độ nhất định.
Với các nhà đầu tư, việc hiểu mức độ rủi ro – Risk Tolerance là gì là vô cùng quan trọng. Điều này giúp họ cân bằng giữa các khoản đầu tư và mạnh dạn hơn trong các khoản đầu tư tiềm năng. Nhà đầu từ cần vẽ ra bức tranh toàn cảnh về các khoản đầu tư của mình, từ đó có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn.
.jpg)
1.2.3. Đánh giá mức chịu rủi ro
Khi khoản đầu tư của bạn có dấu hiệu khởi sắc đồng nghĩa với việc khả năng chấp nhận rủi ro của bạn tăng lên. Tuy nhiên, sự đánh giá như vậy là chưa chính xác. Mức chịu rủi ro được đánh giá chính xác nhất khi thị trường hoặc đích đến đầu tư của bạn có dấu hiệu sụt giảm.
Chẳng hạn, bạn đang “ôm” một mã cổ phiếu và cổ phiếu này đang “tụt” dần giá trị. Nếu bạn hoảng loạn và nhanh chóng tìm cách “bán tháo” hết cổ phiếu đo thì mức chịu rủi ro của bạn là thấp. Ngược lại, bạn nắm bắt được cơ hội khi những người khác tìm cách “bán tháo” đi để mua thêm cổ phiếu của họ với giá rẻ hơn và tiếp tục “ôm” để chờ cổ phiếu tăng giá. Điều này chứng tỏ mức chịu rủi ro của bạn cao.
2. Các cấp độ Risk Tolerance
Có ba cấp độ Risk Tolerance được định nghĩa dựa trên mức độ rủi ro từ thấp nhất cho đến cao nhất.
2.1. Conserative Risk Tolerance
Conservative Risk Tolerance được hiểu là cấp độ bảo thủ. “Bảo thủ” ở đây có nghĩa là sự ưu tiên lớn nhất của nhà đầu tư nằm ở phương diện bảo toàn vốn. Đây là cấp độ chịu rủi ro thấp nhất.
Conservative Risk Tolerance là cấp độ an toàn nhất, tuy nhiên lại là cấp độ dẫn tới khả năng sinh lời thấp nhất. Chẳng hạn, một số người có đồng tiền rảnh rỗi nhưng lại không muốn sử dụng số tiền đó để đầu tư vì lo sợ rủi ro. Thay vào đó, họ mang số tiền đó đi ký gửi ở ngân hàng.

Đây là cách làm an toàn nhất. Bạn gửi tiền vào ngân hàng và bạn sẽ nhận được một số tiền lãi định kỳ theo chính sách của ngân hàng. Tuy nhiên, số tiền lãi này là không nhiều. Đây cũng chính là một nhược điểm của cách làm này.
Mức chịu rủi ro này chỉ thích hợp với những nhà đầu tư lớn tuổi đã không còn tâm lý “mạo hiểm” nữa. Họ cũng không sẵn sàng chi tiền cho những dự án có tính chất rủi ro cao hơn khiến họ phải trăn trở rất nhiều về khả năng thành công của dự án.
2.2. Moderate Risk Tolerance
Moderate Risk Tolerance là mức chịu rủi ro tiết chế. Mức độ này cao hơn Conservative Risk Tolerance. Với mức chịu rủi ro này, các nhà đầu tư sẵn sàng chi những khoản đầu tư cho các dự án 5 năm hoặc 10 năm. Thông thường, họ sẽ lựa chọn phương án đầu tư theo mô hình 60/40 hoặc 50/50 giữa cổ phiếu và trái phiếu.
2.3. Aggressive Risk Tolerance
Aggressive Risk Tolerance, hay mức chịu rủi ro năng nổ, là mức chịu rủi ro cao nhất. Một ví dụ cho mức chịu rủi ro này đó là nhà đầu tư chấp nhận chi tiền để “ôm” cổ phiếu hoặc bất động sản. Mặc dù có mức độ rủi ro cao nhưng tiềm năng và lợi nhuận có thể thu được cũng không hề ít.

Tuy nhiên, những phi vụ đầu tư như vậy cần có thời gian. Trên thực tế thì không gì có thể đảm bảo rằng nhà đầu tư có thể thu hồi lại vốn đầu tư cùng với một khoản lời. Đầu tư theo cách này, nhà đầu tư sẽ chấp nhận rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư.
Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết, chắc rằng bạn đã hiểu được Risk Tolerance là gì và tại sao các nhà đầu tư lại cần quan tâm đến mức chịu đựng rủi ro. Nếu bạn là nhà đầu tư, bạn thường sẽ có nhiều hơn một khoản đầu tư trong cùng một thời điểm. Những nhà đầu tư thông minh sẽ lựa chọn một khoản đầu tư an toàn và một khoản đầu tư chấp nhận rủi ro cao.
Tham gia bình luận ngay!