Relationship Manager là gì? Điều cần biết về Relationship Manager

Icon Author Lê Kiều Anh

Ngày đăng: 2022-08-11 10:06:40

Hiện nay với sự phát triển vượt bậc về kinh tế và xã hội, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng các mối quan hệ. Do đó Relationship Manager hay quản lý quan hệ là vị trí đang được rất nhiều các doanh nghiệp tìm kiếm. Vậy Relationship Manager là gì? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tất cả về một Relationship Manager.  

1. Tổng quan về Relationship Manager. 

1.1. Relationship Manager là gì? 

Relationship Manager (RM) dịch theo nghĩa tiếng việt là công việc quản lý quan hệ trong doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp kinh doanh hiện nay tùy vào mức độ lớn nhỏ mà họ phải làm việc, kết hợp với nhiều cá nhân, tổ chức  khác nhau như: đối tác, khách hàng, các nhà phân phối,…. 

Relationship Manager là gì?
Relationship Manager là gì?

Rõ ràng với mỗi cá nhân, tổ chức đó doanh nghiệp luôn phải giữ và thiết lập mối quan hệ trong nội bộ giữa các nhân viên, phòng bân và bên ngoài với đối tác và các khách hàng. Đó chính là công việc của một Relationship Manager là xây dựng, quản lý và phát triển các mối quan hệ đó.

1.2. Các lĩnh vực của Relationship Manager. 

Dựa vào các mối quan hệ của doanh nghiệp, Relationship Manager sẽ được chia làm 2 lĩnh vực đó là quản lý quan hệ kinh doanh (Business Relationship Manager) và quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Manager).

1.2.1. Quản lý quan hệ kinh doanh 

Quản lý quan hệ kinh doanh (BRM) là công việc quản lý các công việc kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp và các hoạt động với đối tác như nhà cung cấp đầu vào, các nhà phân phối,… .Họ sẽ đóng vai trò quản lý, tương tác với các bộ phận để đảm bảo cho các bộ phận có thể kết hợp với nhau một cách tối ưu nhất và không xảy ra lỗi.

Quản lý quan hệ kinh doanh
Quản lý quan hệ kinh doanh

Cụ thể người quản lý quan hệ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm điều hành các bộ phận, phân chia các nhiệm vụ và giám sát các bên hoạt động một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó họ còn chịu trách nhiệm về các khoản ngân sách, thu chi và giải quyết các yêu cầu liên quan đến yêu cầu về nhu yếu phẩm phục vụ làm việc của các bộ phận kinh doanh. Khi xảy ra lỗi giữa các bộ phận họ sẽ là người giải quyết vấn đề và điều chỉnh lại để không còn các sai phạm.

Ngoài ra họ sẽ thiết lập mối quan hệ với các đối tác làm ăn, các nhà cung cấp và xử lý các hợp đồng kinh doanh.

Tóm lại BRM là người đóng vai trò đảm bảo các hoạt động của công ty và rất cần thiết trong doanh nghiệp.

1.2.2. Quản lý quan hệ khách hàng 

Khác với quản lý BRM thường có các hoạt động hướng đến nội bộ và vận hành doanh nghiệp, CRM hay quản lý quan hệ khách hàng lại chịu trách nhiệm với các mối quan hệ bên ngoài của doanh nghiệp và mục tiêu đó chính là xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng.

Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng

Mục tiêu của CRM cuối cùng vẫn sẽ là chốt được đơn hàng do đó công việc của một CRM sẽ là tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, chăm sóc và tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Đối với các khách hàng cũ, khách hàng thân thiết CRM sẽ giữ mối liên lạc, thường xuyên tương tác để khách quay lại mua hàng.

Do thường xuyên làm việc với khách hàng, quản lý quan hệ khách hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng  và tạo ra doanh số cho công ty.

2. Cơ hội việc làm và thu nhập của Relationship Manager

2.1. Cơ hội việc làm

Hiện nay nhu cầu tuyển dụng các ứng viên quản lý mối quan hệ khá lớn. Các cơ quan mà ứng viên có thể ứng tuyển làm việc tiêu biểu như các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước với nhiệm vụ chính đó là quản lý các hoạt động kinh doanh, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng.

Nhu cầu tuyển dụng RM
Nhu cầu tuyển dụng RM

2.2. Relationship Manager lương bao nhiêu ?

Mức thu nhập trung bình của một RM sẽ là từ 10 triệu trở lên và sẽ không giới hạn phụ thuộc vào cấp bậc cũng như giá trị thực tế mà họ đem lại cho công ty.

Một sinh viên mới ra trường khi làm việc tại vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng đã có thể đạt được mức lương từ 10 đến 15 triệu một tháng. Khi có kinh nghiệm lâu năm, tạo được một tệp khách hàng thân thiết lâu dài và đem lại doanh số đều đặn hàng tháng cho công ty một người quản lý mối quan hệ sẽ có thể có được thu nhập lên đến 50 triệu một tháng hoặc hơn nữa. Mức thu nhập của một RM nhìn chung là cao hơn khá nhiều so với mức thu nhập trung bình tại Việt Nam và rất hấp dẫn đối với các ứng viên.

Tuy nhiên để đạt được mức thu nhập đó ứng viên cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu các khắt khe của nhà tuyển dụng từ bằng cấp đến các kỹ năng cần thiết.Vậy bên cạnh câu hỏi ‘‘Relationship Manager là gì?”, chúng ta cần biết đến các yếu tố cần có của của một RM.

3. Cần gì để trở thành một Relationship Manager ?

Cần gì để trở thành một Relationship Manager
Cần gì để trở thành một Relationship Manager

Do đặc thù về công việc liên quan nhiều đến tương tác để trở thành một RM tốt yêu cầu những yếu tố sau:

3.1. Về trình độ học vấn

Do công việc có liên quan đến các mối quan hệ khách hàng cũng như đối tác nên Quảng trị quan hệ cũng yêu cầu ứng viên có trình độ cao, tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học các chuyên ngành như: Quản trị kinh doanh, truyền thông, quan hệ công chúng,…Bên cạnh đó cần có hiểu biết sâu rộng về hoạt động và các sản phẩm của doanh nghiệp.

3.2. Các kỹ năng cần có của một Relationship Manager

3.2.1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất của một người quản lý mối quan hệ. Mỗi ngày một RM sẽ phải làm việc, tương tác với rất nhiều người khác nhau do đó cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt thông tin, xây dựng được mối quan hệ thân thiết với khách hàng và đối tác.

3.2.2. Khả năng nắm bắt các xu hướng.

Ngày nay, Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các xu hướng luôn luôn thay đổi và cập nhật liên tục, nếu không bắt kịp theo những xu hướng đó doanh nghiệp sẽ bị bỏ lại. Người quản lý mối quan hệ sẽ luôn cần tìm hiểu phân tích các xu thế của thị trường để từ đó cập nhật bản thân cũng như đưa ra các kế hoạch thay đổi đối với doanh nghiệp và sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

3.2.3. Kỹ năng bán hàng hoặc phục vụ khách hàng

Một kỹ năng quan trọng của RM đó là kỹ năng bán hàng và phục vụ khách hàng vì suy cho cùng mục đích để xây dựng các mối quan hệ với khách hàng vẫn để bán các sản phẩm tạo ra doanh số và lợi nhuận cho công ty.

Người quản lý quan hệ sẽ cần phải biết cách tìm ra nhu cầu của khách hàng, hiểu khách hàng cần gì, xem xét những thắc mắc và giải đáp với khách hàng để tạo niềm tin cho khách hàng về sản phẩm cũng như doanh nghiệp.

3.2.4. Kỹ năng quản trị

Để trở thành một RM giỏi điều kiện tiên quyết đó là phải có kỹ năng quản trị. Một chuyên viên quản lý quan hệ sẽ phải xử lý một khối lượng công việc rất lớn từ quan hệ với khách hàng, đối tác đến quản lý các hoạt động của doanh nghiệp,…. Để xử lý được một khối lượng công việc lớn như vậy một RM sẽ cần có khả năng sắp xếp, quản lý công việc, phân bổ các nguồn lực sao cho tối ưu để có thể hoàn công việc một cách xuất sắc.

kỹ năng của cần có của RM
kỹ năng của cần có của RM

Ngoài ra để trở thành một Relationship Manager giỏi cần yêu cầu rất nhiều các kỹ năng khác và sự học hỏi phát triển không ngừng của ứng viên để trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. 

Bài viết đã giới thiệu cho bạn Relationship Manager là gì? Và các thông tin liên quan đến RM. Đây là một công việc tuy không mới nhưng có tiềm năng rất lớn để phát triển trong xã hội hiện nay. Hy vọng sau bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về công việc này và trang bị cho mình những kỹ năng của cần thiết cho công việc. Chúc các bạn sẽ trở thành một Relationship Manager xuất sắc.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: