RabbitMQ là gì? Tổng hợp từ A – Z những thông tin về RabbitMQ

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-03-13 09:30:03

RabbitMQ là một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với dân IT hiện nay. Đây là một chương trình được sử dụng khá phổ biến và được đông đảo lập trình viên tin tưởng sử dụng. Vậy bạn đã biết RabbitMQ là gì chưa? Nếu chưa thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất, cùng theo dõi nhé.

1. Khái niệm RabbitMQ là gì?

RabbitMQ được biết đến là Message broker – một chương trình trung chuyển tin nhắn nguồn mở được triển khai khá rộng rãi hiện nay. Theo thống kê cho thấy, có đến hơn 35.000 lượt cài đặt sử dụng RabbitMQ trong các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Khái niệm RabbitMQ là gì
Khái niệm RabbitMQ là gì?

RabbitMQ có dung lượng khá nhẹ, rất dễ triển khai cả trên môi trường cố định và trên các đám mây. RabbitMQ hỗ trợ cho nhiều giao thức của Messaging và nó còn có thể được triển khai trong các cấu hình phân tán, liên kết để đáp ứng yêu cầu về tính mở rộng, sẵn sàng.

Cụ thể, Messaging sẽ cho phép các phần mềm ứng dụng kết nối, mở rộng trong vai trò là thành phần của một ứng dụng lớn hơn hoặc là kết nối với các thiết bị, dữ liệu của người dùng. Messaging thường sẽ không có sự đồng bộ mà nó thực hiện phân tách các ứng dụng thông qua việc tách riêng thao tác gửi và thao tác nhận các dữ liệu.

Xem thêm: Phần mềm thiết kế logo

2. Các tính năng nổi bật của RabbitMQ

RabbitMQ được sử dụng phổ biến, rộng rãi bởi các tính năng vô cùng nổi bật như sau:

- Độ tin cậy cao: RabbitMQ giúp hỗ trợ rất nhiều tính năng khác nhau, nó cho phép bạn có thể giao dịch các tác vụ một cách đáng tin cậy, thời gian lưu lâu hơn, xác nhận về giao hàng, xác nhận của nhà xuất bản cùng tính khả dụng rất cao.

Các tính năng nổi bật của RabbitMQ
Các tính năng nổi bật của RabbitMQ

- RabbitMQ có tính linh hoạt tốt: các tin nhắn sẽ được route thông qua quá trình trao đổi trước khi được chuyển đến queue. RabbitMQ sẽ cung cấp đến một số loại trao đổi đã được tích hợp sẵn cho định tuyến logic điển hình. Đối với các định tuyến phức tạp hơn thì bạn hoàn toàn có thể liên kết trao đổi với nhau hoặc thậm chí là bạn còn có thể viết các kiểu trao đổi riêng như một plugin.

- Tính năng Clustering/cụm: một số máy chủ của RabbitMQ trên mạng cục bộ có thể được thâu tóm lại với nhau và hợp thành nhà trung gian duy nhất.

- Tính năng liên kết: đối với các server cần các kết nối không quá chặt chẽ, có độ tin cậy cao so với clustering cho phép thì RabbitMQ sẽ cung cấp một mô hình liên kết phù hợp đối với các yêu cầu này.

- Queue có tính sẵn sàng khá cao: queue có thể sẽ được nhân bản trên một số máy trong cluster và đảm bảo cho tin nhắn của bạn luôn được an toàn ngay cả khi xảy ra các tình huống lỗi phần cứng.

- Tính năng đa giao thức: RabbitMQ giúp hỗ trợ Messaging thông qua nhiều giao thức Messaging khác nhau.

- Đa dạng các ứng dụng: các ứng dụng của RabbitMQ hiện nay đã được phát triển với hệ ngôn ngữ rất phong phú, trong đó bao gồm hầu hết mọi ngôn ngữ mà bạn có thể nghĩ đến.

RabbitMQ cung cấp rất nhiều tính năng hữu ích
RabbitMQ cung cấp rất nhiều tính năng hữu ích

- RabbitMQ có giao diện quản lý khá dễ sử dụng, cho phép bạn có thể theo dõi, kiểm soát được mọi vấn đề trong các chương trình Messaging trung gian.

- Tính năng Tracing/truy vết: nếu như hệ thống Messaging của bạn hoạt động không đúng thì RabbitMQ sẽ vẫn hỗ trợ các thao tác truy vết, từ đó giúp bạn có thể hiểu được hệ thống đang hoạt động như thế nào, có vấn đề nào đang phát sinh hay không?

- Hệ thống plugin: RabbitMQ hỗ trợ cho một loạt các phần mở rộng của plugin dưới nhiều hình thức khác nhau hoặc là bạn có thể tự viết các tiện ích mở rộng này.

Ngoài ra, RabbitMQ còn có tính năng là hỗ trợ hoạt động bán hàng và xây dựng nên cộng đồng người dùng lớn mạnh.

Xem thêm: Mẫu thư xin việc

3. Tại sao lập trình viên nên sử dụng RabbitMQ?

Đối với các lập trình viên thì RabbitMQ được xem là một công cụ vô cùng đắt giá, được khuyên nên sử dụng. Nếu như không có RabbitMQ thì bất cứ khi nào cần trao đổi thông tin giữa các thành phần, lập trình viên sẽ cần phải kết nối trực tiếp. Vậy tại sao RabbitMQ được khuyến khích sử dụng?

Thực tế, có rất nhiều thành phần khác nhau trong hệ thống phân tán – distributed system và để các thành phần này có thể trao đổi Message với nhau thì chúng sẽ cần biết nhau. Điều này khiến cho các lập trình viên gặp khó khăn hơn khi lập trình bởi một thành phần sẽ phải biết quá nhiều, rất khó để maintain hay debug. Trong trường hợp này thì RabbitMQ chính là công cụ tuyệt vời để giúp cho các thành phần trao đổi gián tiếp thông qua các liên kết trung gian.

Tại sao lập trình viên nên sử dụng RabbitMQ
Tại sao lập trình viên nên sử dụng RabbitMQ?

Với sự tham gia của Message broker thì các nhà sản xuất sẽ không cần phải biết đến consumer nữa. Hoạt động của nó sẽ diễn ra theo trình tự là Message sẽ chuyển đến queue của RabbitMQ và RabbitMQ sẽ chuyển Message đó đến consumer.

Sẽ vẫn có một số phương pháp thủ công như sử dụng database để lưu các message trong các temporary table. Tuy nhiên thì RabbitMQ sẽ đem lại hiệu năng cao hơn bởi khi dùng Message broker này thì bạn sẽ không gặp phải các vấn đề như là tần suất trung chuyển Message cao làm tăng load của database, gây giảm performance đáng kể. Trong môi trường multithread thì database sẽ cần có cơ chế lock và làm giảm các performance.

Thêm một lý do nữa để lập trình viên nên sử dụng RabbitMQ đó chính là nó giúp tăng khả năng giao tiếp thành công giữa các producer và consumer mặc dù chúng có sự khác biệt về ngôn ngữ lập trình. Theo đó, thay vì việc phải đồng bộ cùng 1 ngôn ngữ, khi bạn sử dụng RabbitMQ với giao thức Message broker thì các ngôn ngữ như là Java, Python, Ruby hay PHP,… đều sẽ thông suốt được. Đến thời điểm hiện tại thì RabbitMQ cũng đã cung cấp client library cho khá nhiều ngôn ngữ nên được sử dụng rất linh hoạt.

RabbitMQ giúp quá trình làm việc nhanh hơn
RabbitMQ giúp quá trình làm việc nhanh hơn

RabbitMQ cũng giúp cho các server gửi các respond khi được yêu cầu nhanh chóng. Thay vì ép buộc chạy một procedure ngốn quá nhiều tài nguyên trên một hệ thống thì phải pháp hay của RabbitMQ chính là đưa Message vào hàng đợi khi muốn phân tán Message cho nhiều người nhận, giảm tải đi công việc cho lập trình viên.

4. Hướng dẫn cách cài đặt RabbitMQ

Để có thể cài đặt và sử dụng RabbitMQ trên terminal của bạn với hệ điều hành Ubuntu hay các hệ điều hành debian khác thì các bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây:

- Lệnh 1: bạn sẽ nối thêm nguồn RabbitMQ vào danh sách nguồn phần mềm.

- Lệnh 2: tiến hành tải key đăng ký RabbitMQ thông qua wget.

- Lệnh 3: bạn sẽ thêm khóa vào Ubuntu.

- Lệnh 4: tiếp theo bạn sẽ gọi apt – get update để cập nhật danh sách các nguồn của phần mềm.

- Lệnh 5: bạn sẽ cài đặt máy chủ cho RabbitMQ.

- Lệnh 6: tiến hành khởi động RabbitMQ lên.

Hướng dẫn cách cài đặt RabbitMQ
Hướng dẫn cách cài đặt RabbitMQ

- Lệnh 7: kích hoạt plugin quản lý RabbitMQ lên.

- Lệnh 8: bắt đầu khởi động lại để RabbitMQ có hiệu lực.

Một lưu ý quan trọng ở đây mà các bạn cần nhớ đó là tài khoản mặc định là guest và cổng mặc định sẽ là 5672.

Như vậy, chỉ với 8 bước (lệnh) đơn giản là các bạn đã hoàn thành quá trình cài đặt RabbitMQ và đã có thể bắt đầu sử dụng được cho các chương trình lập trình của mình.

Bài viết trên đây đã tổng hợp chi tiết từ A – Z những thông tin về RabbitMQ, giúp các bạn giải đáp được RabbitMQ là gì cùng các vấn đề xoay quanh thuật ngữ này. Hy vọng rằng những chia sẻ của vieclam88.vn sẽ thực sự hữu ích và giúp các lập trình viên có thể lựa chọn ra chương trình phù hợp, hoàn thành các nhiệm vụ của mình nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: