Quyền lập pháp là gì? Những thông tin cần biết về quyền lập pháp

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2021-06-25 15:14:50

Trong quá trình xây dựng một quốc gia thì không thể thiếu những quy tắc chung của xã hội được Nhà nước công nhận và thi hành. Đó là năng lực và quyền hạn tối cao của Nhà nước trở thành luật pháp mà người dân bắt buộc phải thực hiện. Khái niệm này gọi là quyền lập pháp. Vậy quyền lập pháp là gì? Tìm hiểu những thông tin cần viết về quyền lập pháp trong bài viết dưới đây.

1. Quyền lập pháp là gì?

Quyền lập pháp là quyền lực của Nhà nước được thực hiện qua các hoạt động mang tính sáng tạo đồng thời tạo thành những nguyên tắc chung cho cả xã hội được Nhà nước công nhận mà người dân bắt buộc phải thực hiện. Quyền lập pháp có thể hiểu đơn giản là pháp luật mang tính bắt buộc của một quốc gia.

Quyền lập pháp là gì?
Quyền lập pháp là gì?

Quyền lực của của Nhà nước được chia thành 3 quyền cơ bản đó là tư pháp, hành pháp là lập pháp. Điều này được bắt nguồn từ học thuyết tam quyền phân lập của John Locke - cha đẻ của nền tảng phân tách quyền lực Nhà nước. Dần dần được một nhà xã hội học và luật học người Pháp tên là Montesquieu tiếp tục phát triển.

Nước ta trong thời kỳ đổi mới bắt đầu thừa nhận những hạt nhân hợp lý của thuyết tam quyền phân lập tạo nên bước tiến vô cùng quan trọng trong việc xây dựng bộ máy nhà nước. Mặc dù chưa có những sự phân lập rõ ràng trong các nhánh quyền lực nhưng ngầm thừa nhận sự phân bổ nhiệm vụ và hợp tác giữa 3 quyền này cùng vận hành đất nước.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền lập hiến và quyền lập pháp theo quy định của hiến pháp năm 2013. Điều này đồng nghĩa với việc Quốc hội sẽ là cơ quan quyền lực nhất của nhà nước và được trao quyền làm luật, những người làm trong quốc hội sẽ được dân bầu ra.

Xây dựng nhà nước dựa trên học thuyết tam quyền phân lập
Xây dựng nhà nước dựa trên học thuyết tam quyền phân lập

2. Quy định của pháp luật đối với quyền lập pháp

Quốc hội có những quy định chung về các chức năng theo Hiến pháp năm 1992 Điều 82. Quyền lập pháp là chức năng được đề cập hàng đầu của Quốc hội, theo quy định thì lập pháp và lập hiến có những quyền năng riêng biệt. Trong đó quyền lập pháp chỉ thực hiện chức năng làm luật và sửa đổi luật còn lập hiền thì sẽ có những quyền năng riêng.

Đối với việc lập hiến pháp và sửa đổi hiến pháp khác hoàn toàn so với những thủ tục và trình tự thực hiện làm luật và sửa đổi luật, mọi thứ được quy định rõ ràng trong Hiến pháp. Cả 2 quyền này luôn phải có sự phân biệt rõ ràng, tuyệt đối không được đánh đồng lập pháp và hiến pháp trong quyền của Nhà nước được các cơ quan đại biểu cấp cao nhất chịu trách nhiệm thực hiện.

Quy định của pháp luật đối với quyền lập pháp
Quy định của pháp luật đối với quyền lập pháp

Luật Ban hành đã luật hóa quy trình lập pháp của nước ta bằng văn bản quy phạm pháp luật để tạo căn cứ thực hiện đúng trình tự và được áp dụng ngay sau khi văn bản này được ban hành. Trong quy trình lập pháp của nước ta hiện nay được phân làm 2 giai đoạn chính. Đầu tiên quyết định xây dựng chương trình luật và pháp lệnh gọi là lập. Thứ hai đó là giai đoạn chuẩn bị nhằm xem xét các dự án luật được thông qua. 

Công đoạn chính phủ và công đoạn Quốc hội là 2 quy trình được căn cứ vào chủ thể ban hành. Trong công đoạn Chính phủ sẽ thực hiện các hoạt động đề xuất các chương trình xây dựng pháp luật nhằm mục đích soạn thảo luật và phân tích chính sách. Còn đối với công đoạn Quốc hội sẽ chịu trách nhiệm biểu quyết và cho ý kiến thông qua buổi thảo luận cùng các hoạt động thẩm tra dự thảo luật các dự án đó.

Tất nhiên công đoạn xây dựng luật sẽ mất nhiều thời gian, sức lực và trí tuệ hơn vì phải dựa trên nhiều yếu tố và quyền lợi của người dân nên công đoạn Chính phủ khá vất vả. Sau khi hoàn tất chương trình này thì chỉ cần được Quốc hội thông qua, nếu làm tốt thì công đoạn này sẽ diễn ra nhanh chóng và bắt đầu tiến hành thực thi. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Quốc hội chính là giám sát việc thực hiện luật và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia. 

Chính phủ chịu trách nhiệm đề xuất chương trình xây dựng luật
Chính phủ chịu trách nhiệm đề xuất chương trình xây dựng luật

Trong suốt thời gian qua thì Quốc hội nước ta đã thông qua luật hai bước cho quy trình này nhằm đảm bảo mọi đạo luật đều được xét duyệt kỹ càng trong hai kỳ họp quốc hội trong đó kỳ họp đầu sẽ để thảo luận cho ý kiến và kỳ họp sau sẽ phê duyệt những quyết định được thông qua.

Quy trình lập pháp bắt buộc phải được thực hiện theo một trình từ theo quy định đó là bắt đầu từ giai đoạn sáng kiến pháp luật sau đó soạn thảo văn bản và trình những dự án luật đó lên cơ quan cấp cao thẩm tra để thảo luận và phê duyệt. Công đoạn soạn thảo văn bản chỉ là bước tổng hợp lại các sáng kiến luật được đề xuất chứ không phải yếu tố cấu thành quyền lập pháp.

Hoạt động lập pháp sẽ được thực hiện hàng năm và theo nhiệm kỳ của quốc hội nhằm xây dựng các chương trình luật và pháp lệnh thường xuyên. Ở nước ta phải thông qua 2 công đoạn bắt buộc nên trong quyền lập pháp thì Chính phủ sẽ là chủ thể soạn thảo luật và trình lên chủ thể lập pháp là Quốc hội. Quốc hội sẽ là cơ quan đại diện ban hành các luật được thông qua chương trình làm việc và nhu cầu chính sách cho Chính phủ báo cáo tạo nên sự phối hợp bền vững giữa hai cơ quan này.

Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua các dự án luật
Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua các dự án luật

Dựa trên Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật sửa đổi trong văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 đã được bổ sung một số điều. Tuy nhiên, nhìn chung thì quy trình lập pháp nước ta vẫn gồm 2 bước cơ bản:

- Lập và xây dựng chương trình luật, pháp lệnh

- Chuẩn bị xem xét và phê duyệt các dự án được trình lên.

Chính phủ sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm đề xuất các chương trình pháp luật được phân tích dựa trên chính sách của Nhà nước để soạn thảo văn bản luật chi tiết. Sau đó trình lên Quốc hội để tiếp tục thẩm tra các dự án luật, thảo luận ý kiến thông qua 2 kỳ họp và xét duyệt. Đây là những quy định bắt buộc mà cả Chính phủ và Quốc hội phải thực hiện.

Xem thêm: Cơ quan lập pháp là gì? Các thông tin liên quan về cơ quan lập pháp

3. Vai trò của lập pháp

Để xây dựng và cải thiện mối quan hệ bền chặt trong cuộc sống đúng theo đường lối và quan điểm của Đảng thì lập pháp sẽ là các hoạt động mang tính pháp lý đảm bảo định hướng của xã hội chủ nghĩa. Qua kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam thì dựa trên cơ sở tổng kết có tham khảo và nghiên cứu có chọn lọc từ nước ngoài nhưng không mang tính sao chép hay rập khuôn.

Vai trò của lập pháp
Vai trò của lập pháp

Chất lượng của các hoạt động lập pháp luôn là vấn đề được Đảng ta quan tâm lãnh đạo và đẩy mạnh trong những năm vừa qua. Trong Nghị quyết số 2 và Nghị quyết số 8 của ban chấp hành trung ương khóa VII đã có những quy định cụ thể về việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam theo nghị quyết của Đảng. Các quan điểm cơ bản trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương trình lên đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X và XI đã được xác lập làm cơ sở quan trọng nhằm đẩy mạnh các hoạt động chủ trương lập pháp của Quốc hội.

Bên trên là những thông tin liên quan đến quyền lập pháp mà người đọc cần phải nắm được. Đây là quyền lực tối cao của Nhà nước và trở thành pháp luật mà người dân cần phải tuân theo. Thông qua lập pháp mà Nhà nước sẽ xây dựng những nguyên tắc chung nhằm quản lý và kiểm soát quá trình vận hành của một quốc gia. Để tìm hiểu thêm những bài viết liên quan đến pháp luật truy cập website vieclam88.vn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: