Quy trình phỏng vấn xin việc chuẩn được nhiều doanh nghiệp sử dụng

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2021-02-02 08:38:36

Quy trình phỏng vấn giúp doanh nghiệp tuyển dụng được ứng viên phù hợp, giảm chi phí tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo bài viết sau đẻ hiểu về quy trình phỏng vấn.

1. Quy trình phỏng vấn là gì?

Với những công ty lớn, thường xuyên tuyển dụng thì một quy trình phỏng vấn chuẩn là một trong những điều quan trọng và cần thiết giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên phù hợp. Vậy quy trình phỏng vấn là gì? Nội dung bài viết sẽ giúp bạn hiểu quy trình phỏng vấn, hãy cùng tham khảo nhé.

Bạn hiểu như thế nào là quy trình phỏng vấn?
Bạn hiểu như thế nào là quy trình phỏng vấn?

Quy trình phỏng vấn chính là chuỗi hoạt động tiếp xúc và tương tác giữa nhà tuyển dụng và các ứng viên. Quy trình phỏng vấn này được nhà tuyển dụng lên kế hoạch từ trước, mục đích của quy trình phỏng vấn chính là tìm ra những ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà công ty tuyển dụng, một quy trình phỏng vấn chuẩn sẽ giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc tuyển dụng. Nó thể hiện sự chuyên nghiệp trong khâu tuyển dụng.

2. Các bước trong quy trình phỏng vấn xin việc

Ở mỗi một công ty, doanh nghiệp sẽ có quy trình phỏng vấn riêng, tuy nhiên một quy trình phỏng vấn xin việc chuẩn thường tiến hành theo 6 bước sau đây. Bạn có thể tham khảo 6 bước của quy trình phỏng vấn xin việc dưới đây để hiểu hơn về nó, hãy cùng tham khảo nhé.

2.1. Người phỏng vấn giới thiệu về mình và nói qua về trình tự làm việc trong buổi phỏng vấn

Khi bước vào cuộc phỏng vấn để tạo không khí và giảm căng thẳng cho ứng viên thì thường nhà tuyển dụng sẽ giới thiệu sơ qua về nhà tuyển dụng, chức năng của những người trong buổi tuyển dụng.

Người phỏng vấn giới thiệu về mình và nói qua về trình tự làm việc trong buổi phỏng vấn
Người phỏng vấn giới thiệu về mình và nói qua về trình tự làm việc trong buổi phỏng vấn

Giới thiệu một cách ngắn gọn để ứng viên nắm được và đây cũng là cách làm quen để ứng viên thấy thoải mái.

2.2. Giới thiệu đôi chút về doanh nghiệp và công việc

Nhà tuyển dụng sẽ giới thiệu một cách ngắn gọn thông tin của doanh nghiệp mình, Đồng thời đặt ra một số câu hỏi để xác minh ứng viên đó có quan tâm đến vị trí mà công ty đang ứng tuyển không.

Ở phần này nhà tuyển dụng có thể đặt ra câu hỏi là anh chị biết gì về công ty chúng tôi? Qua câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ biết ứng viên quan tâm đến công ty ở mức độ nào.

Hoặc nhà tuyển dụng cũng có thể đặt câu hỏi là anh chị có biết mình cần phải làm những công việc gì ở vị trí mình ứng tuyển hay không.

2.3. Đặt các câu hỏi để làm quen ứng viên

Sau khi nhà tuyển dụng đưa ra một vài thông tin về công ty, vị trí ứng tuyển. Bây giờ là lúc nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi về ứng viên, những câu hỏi như.

Đặt các câu hỏi để làm quen ứng viên
Đặt các câu hỏi để làm quen ứng viên

Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân?

Bạn có thể cho chúng tôi biết ưu nhược điểm của bạn?

Kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của bạn như thế nào?

Đây là những câu hỏi được sử dụng ở phần này để nhà tuyển dụng thẩm định lại hồ sơ và qua những câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ biết được ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.

2.4. Câu hỏi đánh giá năng lực

Sau khi đã vượt qua những câu hỏi làm quen thì nhà tuyển dụng bắt đầu đặt ra cho ứng viên những câu hỏi để đánh giá năng lực. Ở phần này giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên có năng lực và phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Câu hỏi đánh giá năng lực
Câu hỏi đánh giá năng lực

Bước này rất quan trọng, trả lời tốt những câu hỏi ở vòng này sẽ giúp ứng viên có tấm vé vào vòng trong, hay nói cách khác thì đâu là cơ hội để ứng viên chúng minh năng lực của bản thân.

2.5. Giải đáp thắc mắc của ứng viên

Khi nhà tuyển dụng đã có được những lựa chọn của mình, nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên nào phù hợp, ứng viên nào không phù hợp thì đến bước này là bước ứng viên đưa ra những câu hỏi để để hỏi lại nhà tuyển dụng.

giải đáp thắc mắc của ứng viên
giải đáp thắc mắc của ứng viên

Việc ứng viên đặt ra những câu hỏi hay sẽ giúp ứng viên tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và có được cơ hội vào vòng tiếp theo.

Thông thường ứng viên sẽ đặt ra những câu hỏi liên quan đến quyền lợi cá nhân khi tham gia làm việc tại công ty, những thông tin về chế độ đãi ngộ, thời gian làm việc, mức lương… đây là những câu hỏi thường được nhà tuyển dụng đặt ra ở phần này.

2.6. Kết thúc cuộc phỏng vấn

Sau khi ứng viên hết câu hỏi và nhà tuyển dụng trả lời hết những thắc mắc của ứng viên thì nhà tuyển dụng công bố kết thúc cuộc phỏng vấn và báo cho ứng viên những thông tin cần thiết.

Đưa cho thông tin về thời gian nhận được kết quả trúng tuyển và một số thông tin khác.

 Kết thúc cuộc phỏng vấn
 Kết thúc cuộc phỏng vấn

Trên đây là quy trình phỏng vấn chuẩn được các công ty doanh nghiệp sử dụng nhiều. Nếu bạn đang tìm kiếm một việc làm hay đang chuẩn bị phỏng vấn ứng viên thì có thể tham khảo nội dung trên để hiểu hơn về quy trình phỏng vấn. Người ứng viên khi biết được quy trình phỏng vấn sẽ tự tin hơn, còn nhà tuyển dụng khi nắm chắc được quy trình phỏng vấn sẽ tuyển dụng được hiệu quả hơn. Ngoài quy trình phỏng vấn trên thì bạn còn có thể tham khảo các kiểu phỏng vấn phổ biến sau đây.

3. Các kiểu phỏng vấn phổ biến hiện nay

3.1. Phỏng vấn qua điện thoại

Phỏng vấn qua điện thoại thường được sử dụng để thu hẹp ứng viên, việc phỏng vấn qua điện thoại nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên cũng như nhu cầu của ứng viên. Qua cuộc phỏng vấn điện thoại nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được những ứng viên phù hợp, loại bớt những ứng viên không phù hợp.

Phỏng vấn qua điện thoại
Phỏng vấn qua điện thoại

Với cuộc phỏng vấn qua điện thoại nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi được chuẩn bị trước để xác minh ứng viên đó có phù hợp hay không.

Việc phỏng vấn qua điện thoại có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá được kỹ năng giao tiếp chung của ứng viên.

- Biết được mục tiêu của ứng viên một cách rõ ràng hơn thông qua việc trao đổi trong điện thoại.

- Nhà tuyển dụng còn có thể đưa ra một số câu hỏi như lý do vì sao thay đổi công việc, khoảng cách làm việc mới có đảm bảo hay không. Để xác minh sự phù hợp của ứng viên đó với vị trí nhà tuyển dụng.

- Có một cuộc trò chuyện thẳng thắn với người nộp đơn về mức lương để đôi bên xem có phù hợp hay không.

Với những vị trí việc làm có nhiều ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển nhà tuyển dụng có thể sử dụng phỏng vấn bằng điện thoại để thu hẹp số lượng ứng viên. Tìm ra những ứng viên xuất sắc nhất đến với vòng phỏng vấn.

3.2. Phỏng vấn trực tiếp

Phỏng vấn trực tiếp là một cách làm phổ biến được các công ty, doanh nghiệp thực hiện. Việc phỏng vấn trực tiếp sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được ứng viên một cách chuẩn xác nhất. Nhà tuyển dụng có thể sử dụng quy trình phỏng vấn trên để phỏng vấn trực tiếp ứng viên của mình. Chắc chắn sẽ tuyển dụng được những ứng viên xuất sắc.

 Phỏng vấn trực tiếp
 Phỏng vấn trực tiếp

3.3. Phỏng vấn online

Phỏng vấn online là hình thức phỏng vấn thông qua một ứng dụng gọi facetime. Khi phỏng vấn online nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn sử dụng những phần mềm họp trực tuyến nhất định như Zoom, Google Meet, Skype, Zalo,... Bạn vẫn sẽ phải trả lời các câu hỏi phỏng vấn và thực hiện đủ các quy trình phỏng vấn như phía trên. Khi phỏng vấn trực tuyến thì bạn cần chú ý chuẩn bị thật tốt về tài khoản phỏng vấn, đường truyền mạng và webcam của mình nhé.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ứng viên có thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đưa ra những quy trình tuyển dụng phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nhà tuyển dụng có thể đăng ký các gói tin tuyển dụng trên vieclam88.vn để có thêm nhiều ứng viên. Bên cạnh đó ứng viên cũng có thể tham gia tìm kiếm việc làm trên trang, tại đây có rất nhiều tin tuyển dụng cho ứng viên lựa chọn.

Những tin tuyển dụng trên trang đều được đánh giá cao về chất lượng, ứng viên chỉ cần truy cập vào trang tìm kiếm những thông tin phù hợp là có được rất nhiều tin tuyển dụng.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: