Quy trình phát triển sản phẩm mới chuẩn 7 bước cho doanh nghiệp

Icon Author Nguyễn Đinh Hương

Ngày đăng: 2021-02-01 16:11:15

Phát triển sản phẩm mới ở thị trường mới là một vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Chính vì thế mà hầu như họ đều phải tuân thủ theo quy trình phát triển sản phẩm. Vậy quy trình đó như thế nào? Muốn biết rõ thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây bạn nhé!

Đối với quy trình phát triển sản phẩm mới thì sẽ bao gồm khá nhiều bước khác nhau như: bước lên ý tưởng, sàng lọc ý tưởng, phát triển và thử nghiệm, ước tính lợi nhuận đạt được, xây dựng phương án marketing, thử nghiệm thực tế thị trường và bước thương mại hóa. Cụ thể từng bước trong quy trình như thế nào thì bạn hãy đón đọc trong nội dung các phần sau nhé.

1. Phát triển sản phẩm mới là gì?

Phát triển sản phẩm mới là việc tạo ra hoặc cải tiến các sản phẩm đang có nhằm mang lại lợi ích lớn hơn cho người dùng. Phát triển sản phẩm mới liên quan đến việc sửa đổi một số chi tiết của sản phẩm hoặc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới có thể đáp ứng nhu cầu của đối tượng mục tiêu hiện tại.

2. Quy trình phát triển sản phẩm mới hiệu quả

2.1. Lên ý tưởng cho sản phẩm mới

Hầu hết hình thái của tất cả sản phẩm đầu tiên chính là những ý tưởng được cho là táo bạo, có phần điên rồ. Đối với một số doanh nghiệp lớn thì họ có riêng một bộ phận chuyên đảm nhận việc lên ý tưởng hay phát triển sản phẩm mới. Còn với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc này sẽ do phòng marketing, phòng phát triển sản phẩm đảm nhận.

Lên ý tưởng cho sản phẩm mới
Lên ý tưởng cho sản phẩm mới

Có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể đưa ra được những ý tưởng của mình, cụ thể bạn có thể tìm kiếm các ý tưởng thông qua việc khảo sát khách hàng, từ gợi ý của đối tác, nhà phân phối. Một số doanh nghiệp sẽ áp dụng phương pháp dựa vào sản phẩm đối thủ mà nảy ra những ý tưởng mới.

Nhìn chung những ý tưởng mới này phải thật sự độc đáo, bước đầu phù hợp với tình hình doanh nghiệp và có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng. Khi đưa được ra càng nhiều ý tưởng thì việc chọn lọc lại càng thuận lợi hơn.

2.2. Sàng lọc ý tưởng sản phẩm

Sau khi đã tập hợp cũng như lên được ý tưởng cho bước đầu tiên thì đến bước 2 này doanh nghiệp sẽ tiến hành chọn lọc ý tưởng. Như đã nói ở trên khi có càng nhiều ý tưởng thì việc tiến hành sàng lọc lại càng thuận lợi hơn, mọi người sẽ đưa ra được lựa chọn phù hợp và tốt nhất. Đối với một ý tưởng được cho là phù hợp với tình hình thì phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như sau:

Sàng lọc ý tưởng sản phẩm
Sàng lọc ý tưởng sản phẩm

+ Ý tưởng phải mang tính khả thi, có nghĩa là phải thực hiện được. Khi đưa ra những ý tưởng về sản phẩm thì kèm theo đó phải là những đối tượng khách hàng phù hợp, có thể tiếp cận được. Đặc biệt quá trình sản xuất, phát triển các sản phẩm đó thì phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, máy móc của doanh nghiệp.

+ Ý tưởng mang tính thương mại hóa, tức là doanh nghiệp có thể đưa ra các ý tưởng sản phẩm trong quá trình sản xuất phù hợp với khả năng tài chính của mình.

+ Ý tưởng đó phải đem về lợi nhuận, đương nhiên rồi, khi thực hiện phát triển sản phẩm mới doanh nghiệp sẽ đặt khá nhiều niềm tin và hy vọng vào sản phẩm, đặc biệt là lợi nhuận.

+ Ý tưởng đó có khả năng cạnh tranh, trên thị trường hiện nay có rất nhiều đối thủ khác cũng đang tìm cơ hội “vượt mặt” doanh nghiệp bạn. Bởi vậy mà sản phẩm phát triển phải có tính cạnh tranh cao thì mới có thể duy trì lâu dài trên thị trường.

Thông qua những tiêu chí như vậy mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn và đưa ra ý tưởng phù hợp, có tính đột phá cao nhất để thực hiện.

2.3. Tiến hành phát triển, thử nghiệm sản phẩm

Sau quá trình sàng lọc ý tưởng, khi đã có lựa chọn tốt nhất thì doanh nghiệp sẽ bắt tay ngay vào quá trình thử nghiệm sản phẩm với mô hình nhỏ trước. Những khía cạnh trong giai đoạn này sẽ bao gồm khả năng vận hành sản phẩm, độ an toàn, độ ứng dụng, tính năng của sản phẩm,…

Tiến hành phát triển, thử nghiệm sản phẩm
Tiến hành phát triển, thử nghiệm sản phẩm

Những bộ phận tham gia vào trong quá trình thử nghiệm này có thể là phòng R&D, phòng marketing, người quản lý, lãnh đạo và nhân viên một số bộ phận khác.

Thông thường trong quá trình thử nghiệm sản phẩm mới thì các thông tin sản phẩm sẽ được đảm bảo tuyệt đối, nếu như thông tin bị rò rỉ ra bên ngoài có thể sẽ khiến đối thủ nắm được thóp, ăn cắp ý tưởng và đẩy nhanh quá trình sản xuất hơn.

Đặc biệt là thông qua quá trình thử nghiệm sản phẩm mô hình này thì doanh nghiệp cũng có thể dự trù được quy mô, nguồn nhân lực, kinh phí để sản xuất quy mô lớn là bao nhiêu.

2.4. Tiến hành xây dựng phương án marketing cho sản phẩm

Bước quan trọng tiếp theo trong quy trình này chính là xây dựng chiến lượng marketing mix cho chính sản phẩm đã được thử nghiệm đó. Nếu như doanh nghiệp bạn đang sử dụng mô hình 4Ps thì tức là bạn đã có được yếu tố đầu tiên chính là sản phẩm. Giờ đây doanh nghiệp của bạn chỉ cần xác định nốt các yếu tố còn lại để có được chiến lược marketing hoàn hảo nữa. Các yếu tố đó bao gồm:

Tiến hành xây dựng phương án marketing cho sản phẩm
Tiến hành xây dựng phương án marketing cho sản phẩm

+ Yếu tố Price:  Giá của sản phẩm mới khi tung ra thị trường là bao nhiêu? Những chiến lược về giá nào sẽ được thực hiện?

+ Yếu tố place: Doanh nghiệp cần phải thực hiện các cách nào để có thể theo dõi đối tượng của mình tốt hơn, tiếp cận khách hàng tốt hơn và đặc biệt những kênh nào sẽ chịu trách nhiệm phân phối cho sản phẩm.

+ Yếu tố Promotion: Doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ khác để xúc tiến và quảng bá cho sản phẩm của mình, bên cạnh đó cũng sẽ kèm theo những thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng thông qua sản phẩm.

2.5. Ước tính lợi nhuận thu về

Sau khi đã có chiến lược marketing sản phẩm đầy đủ nhất, đã sẵn sàng đưa sản phẩm ra thị trường thì bước tiếp theo trong quy trình chính là ước lượng doanh thu mà sản phẩm mới đó đem lại cho doanh nghiệp.

Ước tính lợi nhuận thu về
Ước tính lợi nhuận thu về

Trước tiên cần phải xác định được điểm hòa vốn của mình, dự trù trong bao lâu thì có thể đạt hòa vốn. Tiếp theo đó mới vạch ra kế hoạch kinh doanh để đẩy nhanh doanh thu, tăng lợi nhuận về cho doanh nghiệp.

Khi ước tính lợi nhuận thu về cũng chính là tạo thêm một phần động lực giúp cho doanh nghiệp thực hiện phát triển sản phẩm tốt hơn đó.

2.6. Thử nghiệm sản phẩm trong thị trường

Sau khi các doanh nghiệp đã có được mô hình thử nghiệm sản phẩm thành công, các bước, các khâu chuẩn bị để thử nghiệm trên thị trường cũng đã sẵn sàng thì sẽ tiến hành đưa sản phẩm vào thị trường. Những mục tiêu có thể đặt ra trong giai đoạn thử nghiệm tiếp theo này có thể là:

Thử nghiệm sản phẩm trong thị trường
Thử nghiệm sản phẩm trong thị trường

+ Những phản ứng, thái độ khi sử dụng sản phẩm của khách hàng, những đánh giá của khách hàng về sản phẩm mới.

+ Phản ứng của những đối thủ cạnh tranh về sản phẩm mới được kiểm nghiệm đó

+ Những hiệu quả, các khoản chi phí vận hành kênh phối sản phẩm

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất sản phẩm mà doanh nghiệp có thể triển khai theo nhiều mô hình khác nhau. Có thể chọn sản xuất sản phẩm mới có hạn nhưng cũng có thể tặng kèm sản phẩm khi khách hàng mua sản phẩm khác hoặc tri ân khách hàng cũ.

Sau khi thực hiện xong bước này thì doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh và cân đối lại những chiến lược marketing mà mình đã đề ra trước đó sao cho phù hợp nhất.

2.7. Thương mại hóa sản phẩm

Thương mại hóa sản phẩm
Thương mại hóa sản phẩm

Sau khi các bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới được hoàn thiện, đem đến những dấu hiệu, hiệu quả tích cực thì doanh nghiệp sẽ cân nhắc để thương mại hóa sản phẩm tốt hơn. Tiến hàng sản xuất với số lượng lớn, phân bố ở nhiều thị trường hơn và đem lại doanh thu lớn hơn.

Đó chính là các bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới cho trong các doanh nghiệp. Quy trình này cần phải được thực hiện tương đối khắt khe và chính xác để đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: