Hiểu quy định về trang phục công sở để làm đẹp văn hóa công ty

Icon Author Băng Tâm

Ngày đăng: 2021-05-31 08:51:47

Văn hóa công sở được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố, trang phục chiếm một phần trong đó, thậm chí còn là phần quan trọng. Thế nên hầu hết các doanh nghiệp đều đưa ra quy định về trang phục  công sở cho nhân viên tuân thủ theo để vừa giúp cho văn hóa công sở được hoàn thiện lại vừa tạo ra sự uy tín đối với khách hàng.

Mỗi đơn vị sẽ có những nội dung quy định riêng về văn hóa trang phục. Và dù cho công ty bạn có xây dựng nội dung như thế nào thì cũng phải dựa trên những quy định chung đã được pháp luật ban hành.

1. Pháp luật quy định như thế nào về trang phục công sở?

Những quy định mà pháp luật ban hành về trang phục nơi làm việc chủ yếu hướng tới đối tượng công chức, viên chức. Do đó những điều được chia sẻ ngay sau đây sẽ mặc định rằng đó là quy định dành cho họ, cũng đồng thời là cơ sở để các doanh nghiệp dựa vào mà xây dựng nền tảng văn hóa trang phục cho riêng mình.

Quy định về trang phục công sở theo pháp luật
Quy định về trang phục công sở theo pháp luật

Trong quá trình làm nhiệm vụ, có mặt tại nơi làm việc thì công chức cần mặc trang phục đảm bảo lịch sự, luôn giữ tóc tai gọn gàng, giày dép nghiêm chỉnh. Điều 5 trong Quyết định số 67 của Ủy ban nhân dân quy định vấn đề mới nhất về trang phục nơi công sở bao gồm những điều sau đây:

Đối với Nam giới: cần mặc áo sơ mi, quần tây, có sơ vin để đảm bảo phong thái lịch sự nơi làm việc.

Đối với nữ giới: mặc quần tây hoặc mặc váy có độ dài tối thiểu ở mức ngang gối, mặc áo sơ mi có tay, áo dài truyền thống hoặc có thể mặc vest trang trọng.

Với những ngành có quy định riêng về việc mặc đồng phục như ngành công an, ngân hàng, luật,… thì người thực hiện phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định đó của ngành.

Nội dung quy định văn hóa trang phục chốn công sở
Nội dung quy định văn hóa trang phục chốn công sở

Ngoài ra, trong môi trường làm việc còn có quy định về lễ phục. Đó là những nội dung quy định về việc nhân viên tuân thủ mặc các trang phục được yêu cầu trong các cuộc họp quan trọng, các buổi đại lễ.

Thường thì nội dung quy định lễ phục như sau:

+ Với nam giới trong đơn vị, cần mặc áo sơ mi, quần tây, sơ vin và thắt cà vạt. Ngoài ra, trịnh trọng hơn thì có thể mặc bộ comple.

+ Với nữ giới làm việc ở trong đơn vị, lễ phục chủ yếu là bộ áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ.

+ Đối với những nhân viên công chức thuộc đối tượng dân tộc thiểu số họ cũng có thể mặc trên mình bộ trang phục lễ hội theo truyền thống của họ đi làm.

Nhìn chung, trang phục áo sơ mi và quần tây luôn là sự lựa chọn đầu tiên để làm trang phục nơi công sở, nó có thể phù hợp trong mọi hoàn cảnh, mọi môi trường làm việc công sở.

Xem thêm: Phong cách là gì? Không chỉ là những thứ phù phiếm mặc trên người

2. Những quy định về trang phục nơi công sở phổ biến hiện nay

Ngoài những quy định của nhà nước về trang phục đi làm thì tự mỗi doanh nghiệp đều có thể đưa quy định riêng để phù hợp với tính chất, đặc thù hoạt động trong lĩnh vực của mình. Từ môi trường công sở tại Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp nào cũng sẽ có những quy định về trang phục giống nhau ở một vài điểm.

Trang phục nên mặc nơi công sở
Trang phục nên mặc nơi công sở

Nếu bạn đang điều hành doanh nghiệp và chưa đưa ra được những quy định cần thiết về trang phục cho toàn nhân viên của mình thì hãy đọc tiếp nội dung mà Băng Tâm chia sẻ ngay sau đây, qua đó sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều điểm có thể bổ sung vào quy định trang phục và áp dụng tốt tại công ty của mình.

2.1. Không mặc đồ xuyên thấu đi làm

Vải xuyên thấu mặc dù đang là "mốt" của giới trẻ hiện đại nhưng dường như trong thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, nhất là trong văn hóa ăn mặc thì chưa từng chấp nhận một cá nhân ăn mặc theo phong cách xuyên thấu gây phản cảm. Vì thế không có lý do gì để loại trang phục này được chấp nhận ở môi trường văn hóa công sở.

Tất nhiều loại trang phục này không có trong luật cấm, giới trẻ có thể tự do mặc nó trong những môi trường phóng khoáng như bar, vũ trường, đi chơi bè bạn bên ngoài xã hội, và tuyệt nhiên nó sẽ bị cấm trong quy định của văn hóa trang phục tại bất kỳ công ty nào.

Không nên mặc gì khi đi làm?
Không nên mặc gì khi đi làm?

Nếu như trang phục của bạn có phần vải xuyên thấu, hãy chắc chắn phần vải đó được thiết kế tại những nơi có thể chấp nhận như tay áo, vai áo hoặc nếu có vải xuyên thấu toàn bộ thì buộc phải là dạng áo đã có lớp lót phía sau.

2.2. Không mặc quần ngố, quần siêu ngắn khi đi làm

Váy hay quần kiểu ngắn vẫn có thể mặc được khi đi làm, tuy nhiên chúng phải đảm bảo các yêu cầu về độ dài, độ lịch thiệp, không quá ngắn như cách chúng ta diễn tã "siêu ngắn", không quá bó sát vào cơ thể để gây ra cái nhìn phản cảm cho những người đối diện. Luôn đảm bảo trang phục váy hoặc quần có độ dài phù hợp, có độ dày phù hợp.

Cũng không nên lựa mặc những mẫu thời trang "rách tươm" hết chỗ này đến chỗ khác để đi làm. Chúng ta hoàn toàn có thể mặc chúng trong những buổi đi chơi với bạn bè, gia đình để thay đổi phong cách và tạo sự thoải mái, còn khi đi làm, nhất định phải luôn chừng mực và lịch thiệp bạn nhé.

2.3. Nói không với trang phục hở hang

Hãy nói không với trang phục hở hang khi đi làm
Hãy nói không với trang phục hở hang khi đi làm

Hiện nay, thế giới thời trang vô cùng đa dạng, có hàng ngàn hàng vạn mẫu mã khác nhau, độc đáo cho mọi người thỏa sức lựa chọn. Tâm tin rằng, mỗi loại trang phục được thiết kế ra đều có "đất riêng" của nó, có môi trường riêng để sử dụng, chẳng hạn như trang phục sec-xi thường dùng cho các buổi đi bar, trang phục "kín cổng cao tường" thường được chọn cho các buổi ra mắt gia đình người yêu. Vậy thì các trang phục hở hang chắc chắn không được tạo ra để được chọn cho môi trường công sở hay bất kỳ môi trường làm việc nào khác, ngay cả khi chúng ta làm việc trong các môi trường phóng túng hơn thì việc ăn mặc quá hở hang khi đi làm cũng là không phù hợp.

Một số môi trường làm việc tuy không đòi hỏi nhân viên phải ăn mặc kín kẽ quá mức, quầy tây áo sơ mi hay áo có cổ, nhân viên vẫn được phép ăn mặc tự do nhưng nhất định vẫn cần dựa trên nguyên tắc chung của sự lịch thiệp, lịch sử mà lựa trang phục sao cho phù hợp.

Xem thêm: Đi phỏng vấn nên mặc gì? Sự chuẩn bị chu đáo về trang phục

Đơn xin việc làm

2.4. Đồ ngủ, áo ba lỗ, hai dây – tuyệt đối phải nói "không"

Chúng ta không đưa ra đánh giá rằng những loại áo này có lịch sự hay không vì nó có thể sử dụng ở những hoàn cảnh khác. Tuy nhiên nó sẽ là bất lịch sự nếu như chúng ta vô hĩnh mặc chúng đến văn phòng làm việc. Chúng sẽ phù hợp hơn khi mặc đi ngủ hay mặc ở nhà cho thoải mái. Đương nhiên, nếu đã là người đi làm, chắc hẳn bạn cũng phải phân biệt được đâu là trang phục ở nhà đúng không nào.

Bạn có mặc quần ngủ đến chỗ làm?
Bạn có mặc quần ngủ đến chỗ làm?

Tâm không nghĩ bạn lại nhầm, hoặc có thể quên mà cứ thế mặc chúng đi làm. Nhiều khi, dân văn phòng vội vàng mà hay quên thứ này đồ nọ, có thể quên không đem guốc, đi giày mà cứ thế đi cả dép lê trong nhà mà ba chân bốn cẳng phóng tới công ty để kịp giờ làm, tuy nhiên tuyệt đối không thể quên thay trang phục đồ ngủ, đồ mặc nhà để mặc sức chạy tới công ty được.

Như vậy, với những chia sẻ trên đây, rất mong tất cả bạn đọc sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn quy định về trang phục công sở. Không phải cứ điều gì đưa vào quy định chúng ta mới làm cho đúng, cho tốt. Việc chọn cho mình một trang phục phù hợp nơi công sở là điều hiển nhiên và chúng ta tự mình nên cẩn trọng để giữ gìn hình ảnh cá nhân cũng như nét đẹp văn hóa chung đúng theo thuần phong mỹ tục tại Việt Nam.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: