Những thông tin cần biết về quản trị thương hiệu là gì

Icon Author Nguyễn Thu Huyền

Ngày đăng: 2022-01-04 09:56:09

Sự cạnh tranh trong kinh doanh diễn ra ngày một gay gắt, để có thể có được cho doanh nghiệp mình một tập khách hàng trung thành thì việc đầu tư và chú trọng vào hoạt động quản trị thương hiệu là điều vô cùng cần thiết. Do đó, có thể nói rằng quản trị thương hiệu chính là một hoạt động nhận được sự quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu quản trị thương hiệu là gì hay quy trình quản trị thương hiệu bao gồm những bước nào hay chưa? Nếu bạn đang sở hữu những thắc mắc này thì vieclam88.vn sẽ giải đáp cho bạn ngay thông qua nội dung bài viết bên dưới.

1. Tổng quan quản trị thương hiệu là gì vai trò và chức năng của quản trị thương hiệu

1.1. Giải thích chi tiết quản trị thương hiệu là gì?

Brand Management hay quản trị thương hiệu là gì được định nghĩa lần đầu tiên vào những năm 1931 bởi nhà nhà khoa học Neil H. McElory tại vùng đất màu mỡ Proter & Gamble. Ông giải thích rằng quản trị thương hiệu là một hoạt động mà người thực hiện  ứng dụng các kỹ năng trong marketing cho một danh mục sản phẩm, một sản phẩm hay là một thương hiệu nào đó nhằm mục đích khiến người tiêu dùng gia tăng được giá trị cảm nhận khi sử dụng thương hiệu hoặc là sản phẩm đó đồng thời việc quản trị thương hiệu cũng nhằm mục đích tăng khả năng có thể tiến hành việc nhượng quyền thương hiệu.

Tổng quan quản trị thương hiệu là một hoạt động marketing
Tổng quan quản trị thương hiệu là một hoạt động marketing

Quản trị thương hiệu là gì là một câu hỏi rộng và có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này. Như Đặng Đình Trạm ông giải thích rằng hoạt động quản trị thương hiệu là những cố gắng của doanh nghiệp, người quản trị thương hiệu nỗ lực nhằm có thể để lại trong lòng khách hàng một ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hay nó cũng hoàn toàn có thể là ấn tượng tốt của khách hàng về bản thân doanh nghiệp.

Từ những tham khảo trên, có thể hiểu quản trị thương hiệu là việc sử dụng các kỹ thuật hay là các chiến lược marketing để phân tích hay là lập kế hoạch về góc nhìn của người tiêu dùng đối với thương hiệu của doanh nghiệp. Theo một cách giải thích khác thì hoạt động này có thể được hiểu là làm sao để có thể quản lý nhận thức của khách hàng đối với doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Mục đích của quản trị thương hiệu là tạo cho khách hàng cảm giác họ nhận được nhiều giá trị hơn khi sử dụng những sản phẩm của doanh nghiệp từ đó xây dựng cho doanh nghiệp một tập khách hàng trung thành.

1.2. Vai trò của hoạt động quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp

Qua những giải thích ở phần trên có lẽ bạn đọc đã hiểu rõ quản trị doanh nghiệp là gì. Trong nội dung mục này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những vai trò của quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp.

Thứ nhất, vai trò quan trọng đầu tiêu của việc quản trị thương hiệu chính là nó quyết định doanh nghiệp có thể tạo ra một tập khách hàng trung thành hay không. Con người có xu hướng trở nên trung thành với những thứ mà họ tin tưởng. Bằng việc truyền tải những thông điệp về sản phẩm và dịch vụ một cách thông minh và nhất quán rằng họ luôn luôn coi trọng khách hàng và cam kết rằng họ sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm có giá trị cao nhất lâu dần việc này sẽ tạo nên một sợi dây tình cảm giữa doanh nghiệp và khách hàng, việc này không chỉ làm tăng doanh số mà nó còn làm cho khách hàng có cái nhìn thiện cảm hơn với doanh nghiệp.

Vai trò thứ hai của việc quản trị thương hiệu đó là quản trị thương hiệu chính là việc tạo dựng thương hiệu, kiểm soát hay là đo lường tài sản của thương hiệu mà doanh nghiệp xây dựng. Việc này khiến cho thương hiệu của doanh nghiệp mang những giá trị riêng biệt, do đó, khi một sản phẩm hay dịch vụ được kết hợp với thương hiệu thì sẽ làm cho khách hàng thấy rằng giá trị mà họ nhận được từ việc sử dụng dịch, sản phẩm là cao hơn so với giá trị nguyên bản của nó.

Vai trò của hoạt động quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp
Vai trò của hoạt động quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp

Vai trò thứ ba của hoạt động bảo vệ thương hiệu đó là bảo vệ tiếng tăm cho sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Một doanh nghiệp thường bị các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh chơi xấu bằng việc gán các tin đồn ác ý vào sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn cung cấp. Do đó, việc doanh nghiệp của bạn sở hữu một thương hiệu mạnh giúp cho họ tránh được nhiều nhất những ác ý đến từ hoạt động cạnh tranh không lành mạnh này.

1.3. Chức năng của hoạt động quản trị thương hiệu trong một doanh nghiệp

Có thể giải thích quản trị thương hiệu là gì bằng các nhìn vào hoạt động phát triển của nó từ khi thương hiệu được khai sinh đến khi thương hiệu không còn được sử dụng nữa. Có thể kể đến một số chức năng quan trọng của quản trị thương hiệu được chúng tôi liệt kê dưới đây:

Chức năng thứ nhất chính là thương hiệu giúp doanh nghiệp có thể xác định được thị trường kinh doanh tiềm năng của họ đồng thời nó cũng giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ động cơ khiến khách hàng sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của họ là gì. Từ đó lên kế hoạch cho các chương trình truyền thông hiệu quả nhất.

Thêm vào đó, thương hiệu cũng là một công cụ để doanh nghiệp có thể truyền tải cam kết của mình đến với khách hàng. Từ đó có thể xây dựng hình tượng thương hiệu phù hợp nhất với thị trường kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn.

Việc quản trị thương hiệu cũng giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt xu thế của thị trường từ đó có những kế hoạch thay đổi hay cải cách phù hợp.

2. Quy trình chuẩn quản trị thương hiệu là gì cho bạn

Ở nội dung mục này chúng tôi cung cấp cho bạn các bước trong một quy trình quản trị thương hiệu chuẩn. Quy trình này bao gồm 4 bước, được chúng tôi trình bày cụ thể giống như nội dung bên dưới.

2.1. Nghiên cứu thị trường mục trong quy trình xây dựng thương hiệu chuẩn

Hoạt động đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện trong quy trình nghiên cứu thị trường. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có thể phát hiện ra được xu thế tiêu dùng của khách hàng, các yếu tố có sự ảnh hưởng tới nhu cầu này từ đó dự đoán ra những nhu cầu mới của người tiêu dùng để có thể quản trị tốt thương hiệu.

Các tiêu thức có thể sử dụng để nghiên cứu mà bạn có thể tham khảo bao gồm những tiêu thức như sau: Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới ý định mua sắm của khách hàng, chúng có ảnh hưởng như thế nào tới ý định hay là nhu cầu và mức độ quan tâm hay là nhạy cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu, đo lường mức độ này, đo lường mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu hay là giá trị mà họ cảm nhận được từ quản trị thương hiệu là gì.

Nghiên cứu thị trường mục trong quy trình xây dựng thương hiệu chuẩn
Nghiên cứu thị trường mục trong quy trình xây dựng thương hiệu chuẩn

Sau khi đã có những phác họa rõ ràng về những yếu tố này thì doanh nghiệp cần tiến hành việc phân khúc thị trường theo các tiêu thức như là nhân khẩu học, thu nhập hay là trình độ học vấn để phân tích một cách kỹ càng hơn về chân dung khách hàng và từ đó đưa ra quyết định đúng đắn về việc lựa chọn tập khách hàng mục tiêu và các chiến lược quản trị thương hiệu.

2.2. Xây dựng thương hiệu trong quản trị thương hiệu là gì

2.2.1. Định vị thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xây dựng

Trong các bước của quy trình quản trị thương hiệu là gì thì định vị thương hiệu chính là việc doanh nghiệp tạo cho mình một hình ảnh như thế nào để vừa có thể cạnh tranh một cách tốt nhất vừa có thể để lại  hình ảnh trong lòng của khách hàng hàng.

Có thể sử dụng 1 trong 4 cách mà chúng tôi cung cấp sau đây hoặc bạn cũng hoàn toàn có thể kết hợp các hình thức định vị thương hiệu này với nhau để có thể định vị thương hiệu một cách tốt nhất. Bạn có thể lựa chọn định vị rộng ví dụ như là sử dụng chiến lược giá thấp cho doanh nghiệp, thương hiệu sở hữu nhiều sản phẩm độc đáo hay là những thương hiệu chỉ phục vụ cho 1 phân khúc thị trường nhất định.

Sử dụng các kênh khác nhau hỗ trợ cho việc định vị thương hiệu
Sử dụng các kênh khác nhau hỗ trợ cho việc định vị thương hiệu

Định vị đặc thù hình thức này có thể được sử dụng và phát triển dựa trên mục tiêu, định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, hay là định vị theo những tính năng của sản phẩm hoặc là theo giá cả và đối thủ cạnh tranh.

Định vị giá trị cho thương hiệu của những dòng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Có một số cách định vị thường được nhiều doanh nghiệp sử dụng ví dụ như sản phẩm có chất lượng cao, chất lượng sản phẩm cao nhưng giá thành thấp và hình thức định vị cuối cùng mà chúng tôi giới thiệu cho các bạn trong phần này là định vị theo tổng giá trị của những sản phẩm thương hiệu mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

2.2.2. Lựa chọn sử dụng các mô hình thương hiệu

Mỗi một loại sản phẩm dịch vụ khác nhau sẽ phù hợp với một mô hình quản trị thương hiệu khác nhau. Bạn có thể lựa chọn sử dụng thương hiệu gia đình thương hiệu cá biệt hay là mô hình đa thương hiệu để xây dựng quy trình quản trị thương hiệu là gì cho doanh nghiệp mình.

Mỗi loại mô hình này đều có những ưu nhược điểm khác nhau và đương nhiên chúng sẽ phù hợp với mỗi loại hình doanh nghiệp, quy mô sản xuất hay là đặc điểm của sản phẩm khác nhau.

2.2.3. Thiết kế một bộ nhận diện cho thương hiệu doanh nghiệp xây dựng

Thương hiệu góp phần làm tăng giá trị cảm nhận. Do đó, thương hiệu phải được cấu tạo từ những thành phần khác nhau và chúng đều đem  lại giá trị cảm nhận và để lại hình ảnh nhất định trong lòng khách hàng.

Một thương hiệu bao gồm hai phần. Phần thứ nhất là phần mà chúng ta có thể phát âm, phần này có thể bao gồm các yếu tố như là tên thương hiệu, logo nhận diện, slogan của thương hiệu hay là nhạc hiệu của thương hiệu bên cạnh đó là một số yếu tố khác. Phần thứ hai của thương hiệu là phần không phát âm được nó bao gồm biểu tượng, hình dạng của thương hiệu, màu sắc chủ đạo, bao bì hay là mùi của thương hiệu.

Thiết kế một bộ nhận diện cho thương hiệu doanh nghiệp xây dựng
Thiết kế một bộ nhận diện cho thương hiệu doanh nghiệp xây dựng

2.3. Phát triển thương hiệu mà doanh nghiệp đã xây dựng được

Bên trong chiến lược phát triển thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng thành thạo các chiến lược khác để thương hiệu có thể phát triển và gây được một dấu ấn sâu đậm. Cần sử dụng các chiến lược như chiến lược marketing – mix. Đa phần các doanh nghiệp ngày nay đều sử dụng chiến lược marketing – mix cho 7P để thương hiệu được quảng bá rộng rãi và đồng bộ nhất.

Sau khi đã có chiến lược phát triển bước tiếp theo mà doanh nghiệp phải làm đó là lựa chọn kênh truyền thông cho thương hiệu. Lưu ý việc lựa chọn kênh cần phù hợp với thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã lựa chọn và sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp cho thị trường.

Một bước không thể thiếu tiếp theo trong quản trị thương hiệu là gì đó là hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Việc này sẽ làm giá trị cảm nhận về thương hiệu của khách hàng được tăng cao đồng thời đây cũng là phương thức khiến hình ảnh thương hiệu tạo được một dấu ấn sâu sắc trong lòng khách hàng.

2.4. Đo lường những giá trị thương hiệu mà doanh nghiệp tạo dựng

Bước cuối cùng trong quy trình này là đo lường giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Giá trị này được thể hiện ở các tài sản sản vô hình gắn với tên và hình ảnh mà một thương hiệu gây dựng được. Những tài sản này có thể làm gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng hoặc là ngược lại.

 Đo lường những giá trị thương hiệu mà doanh nghiệp tạo dựng
 Đo lường những giá trị thương hiệu mà doanh nghiệp tạo dựng

Giá trị này được hình thành từ hình ảnh mà doanh nghiệp tạo dựng được trong tâm trí của khách hàng và sự trung thành hay ưu ái mà khách hàng dành cho thương hiệu. Có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để đo lường yếu tố này.

Qua những gì mà chúng tôi vừa trình bày hy vọng rằng quý độc giả hiểu rõ quản trị thương hiệu là gì và các bước để sở hữu cho doanh nghiệp mình một quy trình quản trị thương hiệu hiệu quả. Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng lại có giá trị vô cùng lớn của một doanh nghiệp.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: