Cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch thế nào?

Icon Author Triệu Thảo

Ngày đăng: 2021-07-13 14:59:03

Sơ yếu lý lịch là bản kê khai chi tiết các thông tin về bản thân, gia đình, quá trình bản thân, thành tích đạt được trong quá trình làm việc và học tập,… Sơ yếu lý lịch cũng là giấy tờ quan trọng trong quá trình xin việc hoặc kê khai giấy tờ. Mỗi mẫu sơ yếu lý lịch sẽ được trình bày theo cách khác nhau. Bạn vẫn thắc mắc không biết cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch ra sao? Cùng vieclam88.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tầm quan trọng của quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch là giấy tờ không thể thiếu trong quá trình bạn đi xin việc. Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch là quá trình học tập và công tác của bản từ thủa bé cho đến hiện tại.

Tầm quan trọng của quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch
Tầm quan trọng của quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch

Nhà tuyển dụng sẽ thông qua đó, đánh giá bạn là người thế nào? Quá trình bản thân có trong sạch hay không? Các trường học và ngành nghề mà bạn theo học là gì? Bạn đã từng làm việc ở đâu và có những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm và ngành học bạn từng theo học sẽ giúp ích gì cho công việc hiện tại bạn ứng tuyển?

Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch cũng giúp các trường học hoặc cơ quan nơi bạn làm việc biết rõ hơn các thông tin về bạn, biết được quá trình học tập hay công tác của bạn suốt nhiều năm qua.

Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch bạn chỉ nên ghi các quá trình học tập và quá trình công tác quan trọng. Những công việc mà bạn làm trong thời gian ngắn và không liên quan đến vị trí ứng tuyển thì không nên đưa vào. Vậy cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

2. Hướng dẫn cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch

Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch gồm có nhiều loại như sơ yếu lý lịch học sinh, sơ yếu lý lịch xin việc hoặc sơ yếu lý lịch cán bộ công chức,…

Hướng dẫn cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch
Hướng dẫn cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch

Cách viết quá trình bản thân ở mỗi loại sơ yếu lý lịch sẽ không giống nhau, vì vậy bạn cần xác định mục đích cụ thể của bạn khi viết sơ yếu lý lịch để dễ dàng hơn trong quá trình viết nhé!

2.1. Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên

Bạn vẫn là học sinh cấp 3 và đang có dự định thi vào ngôi trường Đại học mơ ước, tuy nhiên bạn chưa biết viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch ra sao? Có cần ghi tất cả quá trình bạn theo học hay không? Không biết mục này viết như vậy có đúng không và có sai sót gì không? Vì vậy, bạn cũng như các bạn học sinh cấp 3 đang bối rối không biết cách viết thế nào? Theo dõi ngay dưới đây nhé!

Sơ yếu lý lịch học sinh còn có tên gọi khác là hồ sơ trúng tuyển theo chuẩn mẫu của Bộ giáo dục đào tạo. Đây được coi là giấy tờ quan trọng cho những học sinh cuối cấp, không chỉ cấp 3 mà còn có tiểu học, trung học cơ sở,… Sơ yếu lý lịch là giấy tờ bắt buộc giúp nhà trường quản lý các em học sinh, sinh viên.

Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên
Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên

Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên sẽ chủ yếu là quá trình học tập. Bạn hãy ghi quá trình học tập của bản thân trong các quá trình từ tiểu học đến cấp mà bạn đang theo học. Nếu bạn đang đã học hết cấp 3 thì ghi mốc thời gian theo cấp học, từ cấp tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông.

Mốc thời gian bạn chỉ ghi năm và ghi rõ tên trường ngôi trường bạn theo học, cũng như địa chỉ của ngôi trường đó. Năm học bạn có thể ghi niên khóa học, không cần ghi từng năm học tương ứng với từng lớp học.

Ví dụ:

“Năm 2010 – 2015: Học tại trường Tiểu học ABC, địa chỉ: Xã X, huyện Y, tỉnh Z.

Năm 2015-2019: Học tại trường THCS ABC, địa chỉ: Xã X, huyện Y, tỉnh Z.

Năm 2019-2021: Học tại trường Chuyên Việt Ngữ, địa chỉ: Số 25, đường 1, phường 2, tỉnh 3.”

2.2. Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch cho người xin việc làm

Nếu CV xin việc tập trung vào kinh nghiệm, trình độ và bằng cấp thì sơ yếu lý lịch là bản tóm tắt về thông tin cá nhân, thân nhân, tình trạng hôn nhân, quá trình công tác của ứng viên.

Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch cho người xin việc làm
Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch cho người xin việc làm

Phần quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch xin việc làm giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về quá trình học tập và làm việc của ứng viên. Bạn hãy ghi tóm tắt quá trình học tập từ nơi thiên thiếu đến nay, bạn học tập và tham gia những hoạt động xã hội nào, đi làm ở đâu, giữ chức vụ gì,…

Bạn có thể dựa vào ví dụ của sơ yếu lý lịch cho học sinh, sinh viên để ghi quá trình học tập, còn quá trình công tác, bạn có thể dựa theo ví dụ dưới đây:

“Năm 2014 – 2017: Làm việc tại công ty ABC, chức vụ: Trưởng phòng.

Năm 2017 – 2019: Làm việc tại doanh nghiệp AHV, chức vụ: Quản lý”

Bạn cần ghi rõ thời gian mình làm việc, ghi rõ tên công ty và chức vụ mà bạn làm việc trước đó.

2.3. Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức

Sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức giúp các cơ quan nhà nước nắm được thông tin cá nhân, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quá trình học tập, khen thưởng, kỷ luật,…

Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức
Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức

Quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức sẽ chia ra thành 2 phần là quá trình học tập và quá trình đào tạo.

Quá trình đào tạo bạn cần ghi rõ thời gian bao gồm tháng và năm, tên trường hoặc trung tâm đào tạo, ngành học, hình thức đào tạo, văn bằng, chứng chỉ. Quá trình học tập sẽ là quá trình bạn học tập ở trường từ cấp tiểu học đến Cao đẳng, Đại học hoặc các cơ sở, trung tâm đào tạo ngành nghề, bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ. Bạn cần nêu rõ hình thức đào tạo và các văn bằng, chứng chỉ mà bạn được cấp. Hình thức đào tạo như chính quy, tại chức, chuyên tu, bồi dưỡng,… Văn bằng, chứng chỉ như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư,…

Quá trình công tác bạn cần ghi rõ thời gian
Quá trình công tác bạn cần ghi rõ thời gian

Quá trình công tác bạn cần ghi rõ thời gian từ tháng đến năm và đơn vị công tác, chức vụ mà bạn nắm giữ. Bạn cần ghi rõ bạn đã từng công tác ở đơn vị nào, giữ chức vụ gì, công việc chính bạn được phân công, đảm nhiệm. Bạn cũng có thể kể đến những tổ chức xã hội, chính trị, nghề nghiệp mà bạn tham gia.

3. Những lưu ý khi viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch

Nếu viết tay, sơ yếu lý lịch của bạn cần viết rõ ràng, sạch đẹp, nêu rõ thời gian học tại trường học, đơn vị công tác của bạn. Bạn cũng cần ghi quá trình bản thân thật thu hút, nhà tuyển dụng, trường học hoặc cơ quan sẽ bị ấn tượng bởi bạn.

Những lưu ý khi viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch
Những lưu ý khi viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch

Quá trình công tác, bạn nên ghi những tổ chức, công ty mà bạn đã có được kinh nghiệm làm việc và chọn lọc những công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển. Nếu bạn là học sinh, sinh viên có thể bỏ qua phần này. Trường hợp công ty của bạn thay đổi tên, sáp nhập,… thì bạn không cần ghi thành 2 mục riêng biệt, chỉ cần ghi chú lại là được.

Bạn hãy cố gắng viết chữ thật đẹp, vì “nét chữ, nết người”, qua nét chữ mọi người có thể hình dung ra tính cách con người. Vì vậy, bạn cần viết thật nắn nót, cẩn thận. Tránh viết sai chính tả và tẩy xóa, thống nhất về một màu mực khi viết.

Bạn cần điền quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch trung thực và cần có xác nhận của cơ quan địa phương nơi bạn sinh sống.

Trên đây là cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch và một số lưu ý khi viết bạn nên ghi nhớ. Ngoài ra, bạn hãy theo dõi trang web vieclam88.vn để theo dõi các bài blog, chia sẻ kinh nghiệm về sơ yếu lý lịch, cách viết CV, đơn xin việc và nhiều bài viết liên quan đến ngành nghề nữa nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: