Property manager là gì? Những công việc của một property manager?

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2022-10-01 09:17:49

Property manager là gì? Đây là một khái niệm khá mới với tất cả mọi người hiện nay. Mời các bạn hãy cùng vieclam88.vn tìm hiểu qua bài viết này để biết rõ hơn nhé!

1.  Property manager là gì ? Những công việc cần làm đối với một property manager? 

1.1. Khái niệm của Property manager là gì?

Trước hết property manager là gì? Đây một khái niệm khá mới mẻ đối với mọi người. Property manager dịch theo tiếng anh có nghĩa là “quản lý tài sản”. Quản lý tài sản ở đây có nghĩa là thay thế cho chủ sở hữu để quản lý các tài sản. Những tài sản này thì bao gồm tất cả những tài sản vật chất và tài sản tinh thần như đất đai, nhà cửa hay các công trình khác nhau. Để tiết kiệm thời gian thì chủ sở hữu sẽ thuê những người quản lý tài sản cho mình để họ tiếp nhận các công việc liên quan đến tài sản còn mình sẽ chỉ phải làm việc với người quản lý tài sản thôi. 

property manager là gì
Property manager là gì?

1.2. Một property manager cần phải làm những công việc gì?

Trước khi trở thành một người “quản lý tài sản” thì các chủ sở hữu và người sẽ quản lý tài sản kí với nhau một bản hợp đồng. Bản hợp đồng sẽ có các điều khoản mà cả 2 bên đã đều thống nhất. Theo đó người quan quản lý tài sản sẽ làm các công việc liên quan đến tài sản: 

1.2.1. Thực hiện tìm kiếm khách hàng

- Người quản lý tài sản sẽ làm tất cả các công việc như tìm kiếm khách hàng, thuê nhà, thuê đất, các chi phí phát sinh hay việc thu tiền đều do người quản lý tài sản đảm nhận. 

- Tuy nhiên công việc này khá vất vả bởi cần phải nghiên cứu tìm hiểu về khách hàng, thị trường. Phải hiểu các vấn đề liên quan đến pháp lý và các hợp đồng.

1.2.2. Giải quyết các vấn đề 

-  Lắng nghe, tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ khách hàng và phải giải quyết những ý kiến đó.

- Kiếm tra, sắp xếp để đạt được các tiêu chuẩn. 

1.2.3. Thực hiện các yêu cầu mà chủ sở hữu đặt ra

Hoàn thành được các mục tiêu, các giá trị lợi nhuận và báo cáo định kì về hiệu quả tài chính đã đạt được.

1.2.4. Các công việc liên quan đến giấy tờ và pháp luật, pháp lý

Làm hợp đồng, đàm phán hợp đồng thuê đối với các nhà thầu và các thủ tục giấy tờ khác. 

1.2.5. Quản lý tài chính

Phát triển và quản lý các ngân sách hằng năm, thống kê các dữ liệu và xu hướng để báo cáo về tài chính.

Những công việc mà một property manager phải làm
Những công việc mà một property manager phải làm

1.3. Vậy những lợi ích mà property manager mang lại là gì?

Những chủ sở hữu thực sự rất cần một người quản lý tài sản bởi những lợi ích lợi mà họ đem lại là rất nhiều.

1.3.1. Tiết kiệm được thời gian và công sức cho các chủ sở hữu 

Các chủ tài sản chỉ cần làm việc thông qua người quản lý tài sản mà không cần tốn thời gian để tìm kiếm khách hàng, làm việc với khâu trung gian và các khách hàng khác nhau. 

1.3.2. Tiết kiệm được tiền bạc

Các chủ sở hữu sẽ không phải tốn nhiều tiền để thuê các bên khác  nhau với các tài sản khác nhau, tránh được các tranh chấp và bồi thường không đáng có.

1.3.3. Đạt được các giá trị lợi nhuận mong muốn

 Các quản lý tài sản sẽ tìm hiểu về các ý tưởng, kế hoạch, quảng bá để tìm kiếm được nhiều khách hàng khác nhau. Chủ sở hữu chỉ cần đưa ra con số cụ thể và quản lý tài sản sẽ cố gắng để đạt được tối đa nó.

1.3.4. Mang tính chắc chắn 

Những người quản lý tài sản sẽ là những người hiểu về pháp lý, luật pháp. họ sẽ nghiên cứu về các hợp đồng vì vậy sẽ tránh được những sai sót không đáng có và rủi ro.

Chúng ta có thể thấy rất nhiều những lợi ích mà một quản lý tài sản mang lại. Ngoài ra còn rất nhiều những lợi ích khác chưa thể kể hết được.

Những lợi ích mà property manager mang lại
Những lợi ích mà property manager mang lại

 1.4. Những khó khăn mà property manager có thể gặp phải

 Bên cạnh những lợi ích mà người quản lý tài chính mang lại thì những người quản lý tài sản cũng gặp rất nhiều khó khăn: 

- Chủ sở hữu đặt ra số lượng khá nhiều kiến người quản lý tài sản không thể đạt được mục tiêu đó.

- Gặp những khách hàng khó tính mà những người quản lý tài sản không thể giải quyết được.

- Việc tìm kiếm khách hàng hiện nay cũng khá khó khăn. 

- Vì phải đảm nhận tất cả các tài sản nên sẽ có rất nhiều phát sinh trong quá trình. 

- Đảm nhận rất nhiều công việc đối với cả bên chủ sở hữu và cả về các khách hàng.

Những khó khăn mà property manager có thể gặp phải
Những khó khăn mà property manager có thể gặp phải

2. Xu hướng nghề nghiệp của property manager hiện nay 

2.1. Xu hướng nghề nghiệp của property manager tại Việt Nam 

Sau khi tìm hiểu về property manager là gì thì chúng ta cũng thấy được những tiềm năng một người quản lý tài sản mang lại.  Hiện nay ở Việt Nam những người quản lý tài sản chưa quá nhiều, tuy nhiên nó đang dần trở thành một công việc phát triển mạnh đối với các bạn trẻ. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày càng có nhiều các chủ sở hữu. Ngành bất động sản hiện nay đang rất phát triển ở tất cả mọi nơi trên đất nước đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nhu cầu giao dịch bất động sản, cho thuê nhà ( ở thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...) ngày càng nhiều thì công việc của người quản lý tài sản là rất cần thiết. Các nhà sở hữu không thể quản lý được tất cả các công việc được, đó chính là cơ hội việc làm của người quản lý tài sản. 

Hiện nay mức thu nhập của nghề này cũng rất là cao. Vì chưa có quá nhiều người làm công việc này nên mức thu nhập này cũng là mức thu nhập đáng mơ ước so với các ngành nghề khác. Ngoài mức thu nhập cố định mà chủ sở hữu sẽ trả thì còn có thêm cả hoa hồng khác mà các nhà quản lý tài sản sẽ nhận được. 

2.2. Những yêu cầu cần có để trở thành một property manager

Để trở thành một người quản lý tài sản thì có khá nhiều yếu tố. Tuy nhiên nó cũng không quá khó chỉ cần bạn có sự chăm chỉ và biết học hỏi. Đây là một số kỹ năng mà bạn nên có để trở thành một property manager giỏi.

2.2.1. Kỹ năng mềm

- Kỹ năng đàm phán với khách hàng, giải quyết vấn đề do khách hàng phản hồi.

- Có khả năng quản lý tài chính,báo cáo thống kê tài chính.

- Có khả năng giao tiếp tốt.

- Có hiểu biết về khách hàng, nắm bắt được tâm lí của khách hàng. 

2.2.2. Những kỹ năng về chuyên ngành

- Hiểu biết về xã hội, những xu hướng hiện nay để thực hiện được việc marketing phù hợp.

- Có kiến thức về bất động sản,các thủ tục thuê đất, sang nhượng đất. Tìm hiểu về tình hình bất động sản hiện nay.

- Am hiểu về pháp lý, pháp luật, những thủ tục làm hợp đồng và ký kết hợp đồng.

- Biết xây dựng những kế hoạch, phương án để tìm kiếm được các khách hàng.

Những kỹ năng cần của một property manager
Những kỹ năng cần của một property manager 

2.2.3. Các kỹ năng liên quan khác

Cần phải học thêm các kỹ năng về Excel, Powerpoint, các công cụ, phần mềm liên quan đến marketing.

2.2.4. Khả năng ngoại ngữ

Biết thêm một ngôn ngữ khác ( như tiếng anh, tiếng trung, tiếng hàn,...)  sẽ là một lợi thế đối với người quản lý tài sản.

Trên đây chúng ta đã vừa tìm hiểu về property manager là gì, những lợi ích, khó khăn và những cơ hội nghề nghiệp của property manager. Property manager thực sự là một công việc rất có tiềm năng, sẽ phát triển mạnh, mang lại những giá trị rất đáng có cho bạn trong tương lai. Bài viết này là những thông tin mà vieclam88.vn mang lại cho bạn, hi vọng nó sẽ có ích đối với bạn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: