Promotion là gì? Những yếu tố làm nên chiến lược Promotion

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-11-13 16:12:46

Đối với những bạn làm ngành Marketing chắc hẳn sẽ đều biết đến 4P bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối và điểm cuối trong chiến lược kinh doanh chính là Promotion. Đây cũng được coi là điểm mấu chốt quyết định 3P trước có thành công được hay không. Cùng mình tìm hiểu Promotion là gì? Những yếu tố làm nên chiến lược Promotion ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Promotion là gì?

Promotion trong marketing là chữ “P” đứng vị trí cuối cùng của chiến lược Marketing Mix. điều này cũng có nghĩa rằng khi thực hiện chiến lược Promotion, các chữ P còn lại bao gồm sản phẩm, giá cả và phân phối đã phải sẵn sàng. Bên cạnh đó Promotion thường được sử dụng truyền thông để tiếp thị tích hợp. Nói theo một cách khác nghĩa là sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để truyền tải các thông điệp của thương hiệu từ các doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng.

Promotion là gì
Promotion là gì

Giả dụ, nếu bạn sở hữu một thương hiệu trang sức, bạn nên sử dụng quảng cáo truyền thông Above the line để quảng bá cho sản phẩm của mình. Còn nếu sở hữu một thương hiệu nhỏ thì có thể sử dụng phương tiện truyền thông in ấn, quảng bá ngoài trời hay sử dụng mạng internet. Do đó, tùy thuộc vào mỗi phân khúc, chiến lược, định vị mục tiêu của bạn sẽ lên được các kế hoạch sao cho phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Promotion thường được chia làm 2 con đường chính đó là:

- Above the line: các hoạt đồng nhằm khuếch trương và xây dựng hình ảnh nhãn hiệu với mục đích bền vững, lâu dài thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: TV, Print & Outdoor Ads và các hoạt động này thường là Brand team đảm nhận.

- Below the line: các hoạt động nhằm phát triển thị trường phân phối, thúc đẩy bán lẻ, tiêu dùng với các mục đích ngắn hạn và tạo điều kiện hiệu quả trực tiếp. Ví dụ như phát hàng mẫu, tiếp thị trực tiếp, khuyến mãi cho người tiêu dùng, tổ chức sự kiện, khuyến mãi cho hệ thống đại lý và bán lẻ.

Phân loại Promotion
Phân loại Promotion

Bên cạnh đó, Promotion còn được kết hợp với các chữ P khác như Price (giá cả) để bán hàng. Xúc tiến thương mại Placement (phân phối) để hàng được phân phối trên các thị trường và product (sản phẩm) để cung cấp nhiều loại sản phẩm cho các kênh khác nhau. Tất cả những yếu tố này sẽ cùng được sử dụng khi quảng bá sản phẩm.

2. Đối tượng nào nên sử dụng Promotion?

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể cung cấp cung cho khách hàng một số lợi ích bổ sung khi mua hàng và đó chính là các thủ thuật của Promotion trong Marketing. Một số các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng chiến lược tiếp thị quảng cáo thể thúc đẩy việc tăng doanh số bán hàng họ nhận được

Mình lấy ví dụ như quảng cáo truyền hình cho nhà hàng Pizza với một suất ăn trưa gồm 2 miếng pizza và đồ uống miễn phí. Chiến lược Promotion này để thu hút sự chú ý vào “lợi ích bổ sung” cho khách hàng là đồ uống miễn phí giúp thúc đẩy lượng khách tới nhà hàng nhiều hơn.

Đối tượng nào nên sử dụng Promotion
Đối tượng nào nên sử dụng Promotion

Một số các doanh nghiệp muốn tăng doanh số của các sản phẩm khó bán lẻ hơn nên họ sẽ thường quảng cáo cho những khách hàng đã mua một sản phẩm liên quan trước đó. Lấy ví dụ nếu như một cửa hàng điện thoại di động muốn khiến việc bán tai nghe và sạc điện thoại nhanh chóng hơn thì cửa hàng có thể cung cấp các trương trình khuyến mại và giảm giá cho khách hàng nếu họ mua các thiết bị này trong cùng ngày mua điện thoại. Bởi nếu khách hàng đã mua một sản phẩm lớn và đắt tiền hơn thì họ có nhiều tiềm năng hơn các khách hàng khác để quan tâm đến việc mua các thiết bị có liên quan đến điện thoại. Do vậy mà việc giảm giá này sẽ khiến khách hàng mua điện thoại cảm giác rằng mình mua ngay lúc này sẽ có lợi hơn rất nhiều.

3. Những yếu tố làm nên chiến lược Promotion

Trong chiến lược Marketing Mix thì Promotion sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc định vị truyền thông. Cũng giống như một chiếc bánh với các nguyên liệu cơ bản là như nhau nhưng nếu bạn thay đổi số lượng của một trong các thành phần thì kết quả cuối cùng sẽ là là khác nhau. Nó cũng tương tự như với Promotion, bạn có thể tích hợp các yếu tố khác nhau trong chiến lượng Promotion để tạo ra một chiến dịch độc đáo. Cụ thể các yếu tố của chiến lược Promotion bao gồm:

3.1. Chiến lược bán hàng cá nhân - Personal Selling

Đây cũng là một cách hiệu quả để quản lý các mối quan hệ với khách hàng. Nhân viên bán hàng sẽ là người thay mặt cho doanh nghiệp. Vì vậy họ phải được đào tạo tốt về phương pháp tiếp cận và kỹ thuật bán hàng cá nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng nhân viên bán hàng khá tốn kém và bạn chỉ nên sử dụng nó khi có lợi tức đầu tư thực sự. Ví dụ như bạn nên sử dụng nhân viên bán hàng để bán xe ô tô hoặc các dịch vụ sửa chữa nhà ở vì đó là những lĩnh vực thu được lợi nhuận cao.

Chiến lược bán hàng cá nhân
Chiến lược bán hàng cá nhân

3.2. Khuyến mại - Sales Promotion

Khuyến mại là các hoạt động khuyến khích, kích thích khách hàng mua trong một thời gian ngắn bằng cách cung cấp cho họ những lợi ích thêm vào nhằm tăng doanh thu (chiến lược kéo). Bên cạnh đó, khuyến mại cũng nhằm vào các trung gian trong kênh phân phối nhằm kích thích họ bán được nhiều hàng hóa cho doanh nghiệp (chiến lược đẩy).

Trong quá trình kinh doanh, thi thoảng chúng ra cũng cần tạo ra những “cú hích” nhằm kích thích thị trường. Hoạt động đó có liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán tuy nhiên haotj động của khuyến mại chỉ có thể duy trì trong một thời gian ngắn. Nếu quá lạm dụng cách này thì sẽ dẫn tới phản tác dụng.

3.3. Quan hệ công chúng - PR

PR được định nghĩa là một hoạt động liên tục được lên kế hoạch nhằm nỗ lực thiết lập và duy trì uy tín, tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng. Có thẻ hoạt động quan hệ công chúng tương đối rẻ nhưng chắc chắn là không miễn phí. Các chiến lược PR thành công sẽ thường có xu hướng dài hạn và lập kế hoạch cho tất cả các trường hợp.

Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng

3.4. Chiến lược tổ chức triển lãm và hội chợ thương mại

Việc tiếp cận qua hội chợ triển lãm là cơ hội rất tốt cho việc lấy thông tin khách hàng mới. Các công ty sẽ thường ít khi buôn bán nhiều ở các sự kiện như vậy bởi mục đích của họ tổ chức ra để nâng cao nhân thức trong tâm trí khách hàng và khuyến khích dùng thử. Ngoài ra, hội chợ và triển lãm vẫn có thể đáp ứng được việc buôn bán và tiếp cận người tiêu dùng.

3.5. Chiến lược marketing trực tiếp - Direct Marketing

Marketing trực tiếp được hiểu như là bất kỳ hoạt động Marketing nào được thực hiện mà không có sự tham gia của nhà phân phối hoặc trung gian. Điều đó có nghĩa các doanh nghiệp cần liên lạc trực tiếp với khách hàng. Các hình thức marketing trực tiếp thường có: gửi thư, gọi điện, gửi Email trực tiếp đến khách hàng, đưa ra các phiếu khảo sát khách hàng trực tiếp, quảng cáo ngay tại điểm bán, tổ chức các sự kiện ngoài trời cho khách hàng.

Chiến lược marketing trực tiếp
Chiến lược marketing trực tiếp

3.6. Tài trợ - Sponsorship

Đây là hình thức doanh nghiệp trả tiền để được liên kết với một nhãn hàng, sự kiện hay hình ảnh cụ thể. Ví dụ như tài trợ cho các giải đấu bóng đá được tổ chức ở Việt Nam thì sự xuất hiện của các giải đấu sẽ luôn đi kèm với các công ty tài trợ.

3.7. Chiến lược quảng cáo

Đây là hình thức tuyên truyền được trả phí để người thực hiện giới thiệu thông tin về dịch vụ, sản phẩm của công ty hay ý tưởng tới khách hàng. Quảng cáo là những hoạt động của doanh nghiệp nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua sắm của khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ của người bán. Có rất nhiều hình thức quảng cáo như: báo chí, tạp chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo kỹ thuật số,...

Chiến lược Quảng cáo
Chiến lược quảng cáo

3.8. Online Promotion

Online Promotion là sự kết hợp của các yếu tố quảng cáo đã nêu ở trên nền tảng kỹ thuật số. Giả dụ như việc sử dụng quảng cáo trực tuyến có trả phí qua mỗi lần nhấp chuột của người dùng trên google hay chạy quảng cáo tài trợ cho các trang web. Các doanh nghiệp trực tuyến sẽ thường gửi email tới khách hàng mục tiêu và đó được coi là một hình thức marketing trực tiếp. Hiện nay, các doanh nghiệp đang sử dụng hình thức quảng cáo rất phổ biến thông quan điện thoại thông minh, quảng cáo trên Youtube, Facebook,...

Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã có thể giúp bạn nắm được khái niệm Promotion là gì? Và những yếu tố làm nên chiến lược Promotion. Từ những kiến thức bạn tích lũy được hay chủ động đưa ra những định hướng phù hợp với sản phẩm và quảng bá thương hiệu ngày càng phát triển trên thị trường trong và ngoài nước.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: