Portfolio Management là gì? Hé lộ những điều hay ho bạn cần biết

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2022-11-22 10:12:44

Portfolio Management là gì? Thuật ngữ này là một từ tiếng Anh chỉ một khái niệm được coi là nhân tố quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy chúng ta cần biết những thông tin gì về Portfolio Management? Trong bài viết này, vieclam88.vn sẽ gửi đến bạn những điều hay ho đằng sau khái niệm này nhé!

Portfolio Management được hiểu sang nghĩa tiếng Việt bằng một thuật ngữ có tên là quản lý danh mục đầu tư. Khái niệm này được hiểu là sự lựa chọn, ưu tiên và kiểm soát các chương trình và dự án của một tổ chức, một doanh nghiệp sao cho phù hợp, đáp ứng được các mục tiêu chiến lược và năng lực cung cấp của doanh nghiệp, tổ chức đó. 

Portfolio Management là gì?
Portfolio Management là gì?

Các nhà đầu tư và doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh của họ thông qua quy trình quản lý danh mục đầu tư liên quan đến việc xem xét các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Duy trì hoạt động này một cách hiệu quả giúp họ thu về lợi nhuận cao hơn và mức rủi ro thấp nhất có thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Có 5 khía cạnh cần xét đến để giúp quản lý đầu tư hiệu quả bao gồm:

2.1. Chấp nhận rủi ro

Rõ ràng rằng, khi các nhà đầu tư chấp nhận đưa tài sản của mình vào một mối đầu tư có mức độ rủi ro cao, thì mức lợi nhuận họ thu được nếu thành công là cực kỳ lớn. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu họ thất bại, thì cũng là thua lỗ một khối tài sản khổng lồ. Danh mục đầu tư lý tưởng phải là sự nhìn nhận, cân đo đong đếm một cách cẩn thận về mức độ rủi ro và khả năng có thể chấp nhận rủi ro của các nhà kinh doanh.

5 khía cạnh của Portfolio Management
5 khía cạnh của Portfolio Management

2.2. Đo lường hiệu suất

Đầu tư là cả một quá trình có liên quan mật thiết đến nhau. Chính vì thế mà chỉ cần một mắt xích trong đầu tư gặp trục trặc thì có thể dẫn đến thất bại. Việc theo dõi sát sao với quá trình kinh doanh, thiết lập điểm chuẩn và tiến hành đo lường hiệu suất giúp các nhà đầu tư điều chỉnh số vốn của mình.

2.3. Phân bổ tài sản

Điều chỉnh và phân chia tài sản khác nhau kéo theo mức độ ổn định khác nhau. Để đưa được mức độ rủi ro về con số thấp nhất và tối ưu hoá được lợi nhuận, việc kết hợp nhiều loại tài sản chính là một lời khuyên để giữ cân bằng trong biến động của thị trường và đầu tư phù hợp.

2.4. Đa dạng hoá

“Không ai đem bỏ hết trứng vào một giỏ” chính là lời thức tỉnh phù hợp nhất ở khía cạnh này của Portfolio Management (quản lý danh mục đầu tư). Những nhà đầu tư thông thái sẽ luôn biết cách phân bổ tài sản và lựa chọn đa dạng những hạng mục đầu tư.

2.5. Tái cân bằng

Trước những biến động vốn vẫn luôn hoạt động trong bất kỳ một lĩnh vực, một nền kinh tế nào thì việc tái cân bằng là quá trình không thể thiếu để đảm bảo được số vốn đầu tư và lợi nhuận sau đó.

3.1. Quản lý danh mục đầu tư nhằm những mục đích gì?

Mục tiêu của Portfolio Management
Mục tiêu của Portfolio Management

Những chiến lược trong quản lý dự án đầu tư tập trung vào việc chọn nhóm đầu tư tối ưu dựa trên các tiêu chí về thu nhập, mục tiêu, thời gian và khả năng chịu rủi ro của các nhà đầu tư. Vì thế, mục tiêu của quản lý danh mục đầu tư bao gồm:

- Đạt được mục tiêu lâu dài về tài chính

- Quản lý các nhu cầu về thanh khoản

- Tính toán về mức độ rủi ro và khả năng chấp nhận của nhà đầu tư

- Cải thiện trình độ danh mục đầu tư

- Đảm bảo phân bổ nguồn lực được tối ưu hoá

- Tối đa hoá mức lợi nhuận thu được

- Bảo vệ thu nhập khỏi rủi ro của thị trường

3.2. Các hình thức của quản lý danh mục đầu tư

Quá trình quản lý danh mục đầu tư đến từ nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng:

Các hình thức của Portfolio Management là gì
Các hình thức của Portfolio Management là gì

3.2.1. Quản lý danh mục đầu tư chủ động

Với hình thức này, các nhà quản lý danh mục đầu tư tập trung đẩy mạnh các giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác bằng một sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng về số lượng và tính thời điểm để có thể đem về mức lợi nhuận tối đa nhất có thể cho khách hàng của họ. Hiểu đơn giản về hình thức quản lý đầu tư này là hoạt động mua vào với giá thấp và tung ra thị trường khi sản sinh lợi nhuận cao hơn.

Để tiến hành các hạng mục đầu tư trong hình thức này, các nhà đầu tư tiến hành nghiên cứu định lượng về các công ty dựa trên các tỷ lệ để chứng minh cho khẳng định của mình. Các nhà quản lý đầu tư cũng thường chọn cách trải đều tài sản trên nhiều lĩnh vực nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro.

Thành công của loại hình quản lý đầu tư này hoàn toàn được quyết định bởi người quản lý. Chính vì vậy mà một nhà quản lý đầu tư thông thái, có chuyên môn phù hợp và nhạy bén, có kỹ thuật đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cực cao trong hình thức này.

3.2.2. Quản lý danh mục đầu tư thụ động

Danh mục đầu tư thụ động là một hình thức trái ngược hoàn toàn so với hình thức đầu tư chủ động. Với loại hình quản lý này, việc quản lý danh mục đầu tư sẽ được tiến hành bằng việc xây dựng và quản lý danh mục đầu tư của các quỹ chỉ mục. Thực tế cho thấy, các quỹ này mang lại mức lợi nhuận thấp hơn nhưng chúng lại có tính lâu dài và đem lại mức lợi nhuận theo thời gian. Mục tiêu của hạng mục đầu tư này là tiết kiệm chi phí và thu lợi nhuận từ sự ổn định.

5 hình thức cụ thể của Portfolio Management
5 hình thức cụ thể của Portfolio Management

3.2.3. Quản lý danh mục đầu tư tự do

Tại đây, các nhà quản lý đầu tư được chọn sẽ thay mặt các nhà đầu tư và tự chủ để đưa ra các quyết định về tài chính dựa theo mục tiêu và mong muốn rủi ro của họ. Những quyết định về tài chính này cũng có thể bao gồm giấy tờ và việc nộp đơn ngoài quản lý đầu tư.

3.2.4. Quản lý danh mục đầu tư không tự chủ

Với hình thức này, vai trò của các nhà quản lý danh mục đầu tư chi dừng lại ở việc tư vấn về các kế hoạch đầu tư và người nắm trong tay quyền quyết định thuộc về các nhà đầu tư.

4.1. Lên kế hoạch/ đặt mục tiêu

Hiểu được nhu cầu của các nhà đầu tư chính là điều đầu tiên cần biết trong quá trình quản lý danh mục đầu tư. Quá trình này được tiến hành qua một vài giai đoạn:

- Xác định mục tiêu và hạn chế quản lý danh danh mục đầu tư. Các mục tiêu có thể bao gồm tăng giá vốn, lợi nhuận, mức độ rủi ro và biến động trong tầm kiểm soát của các nhà đầu tư. Trong khi đó, những hạn chế bao gồm thời gian thanh khoản, khung thời gian và thuế. 

- Khi kế hoạch đã được thiết lập và phát triển, điểm chuẩn để theo dõi hiệu suất của danh mục đầu tư và thực hiện những điều chỉnh trong quá trình đầu tư cũng được hình thành từ đây. 

Quá trình của Portfolio Management
Quá trình của Portfolio Management

4.2. Tiến hành

Sau khi kế hoạch và mục tiêu đầu tư đã được thiết lập, các bước tiến hành sẽ được thực hiện như sau:

- Phân tích, xác định các loại tài sản nằm trong danh mục đầu tư.

- Đầu tư vào các danh mục đã chọn hoặc các danh mục thay thế khác để phân tán rủi ro, hạn chế tổn thất và tạo ra lợi nhuận

4.3. Phản hồi

Khi tài sản đã được quy đổi thành các loại hình đầu tư thì việc theo dõi hiệu suất của chúng là một quy trình không thể bỏ qua. Quy trình này được tiến hành trong một khoảng thời gian để đo lường về hiệu quả của việc đầu tư. Đồng thời cũng là cơ sở để điều chỉnh và tái cân bằng theo biến chuyển của thị trường nhằm tối ưu hoá lợi nhuận đạt được.

Bên trên là những thông tin cho câu trả lời Portfolio Management là gì. Website cung cấp những thông tin hữu ích mà bạn cần nắm được, đặc biệt là khi tìm hiểu để chuẩn bị tiến hành một dự án, kế hoạch đầu tư. Để có thêm những thông tin bổ ích khác về lĩnh vực tài chính, đầu tư, truy cập website vieclam88.vn.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: