Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả nhất

Icon Author Trần Thùy Trang

Ngày đăng: 2021-06-23 14:58:39

Ai ai cũng biết rằng trẻ em là mầm non tương lai của đất nước là thế hệ cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt vì một tương lai tươi sáng của đất nước. Nhưng hiện nay có một vấn đề nổi cộm đó là tình trạng trẻ chậm phát triển hơn so với độ tuổi đang dấy lên một nguy cơ với các thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Vậy phương pháp dạ trẻ chậm phát triển trí tuệ như thế nào là đúng đắn và khoa học tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này.

 1. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ

1.1. Chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ là Mental Retardation hay Intelligent Disable (ID) là hiện tượng vĩnh viễn xảy ra ở trẻ được đặc trưng bằng việc trí thông minh dưới mức trung bình. Gây ra các hạn chế về sức khoẻ và hoạt động thích ứng.

Một trong những danh mục bao gồm nhiều cấp độ khác nhau và mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến tương lai đó chính là chậm phát triển triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Vấn đề chậm phát triển trí tuệ thường xảy ra ở bản thân mỗi cá nhân và khả năng thích ứng của cá nhân với môi trường sống.

Ví dụ như những khó khăn về hoạt động trí tuệ và sự phát triển bình thường của trẻ đó là vấn đề giải quyết khó khăn, khả năng giao tiếp và khả năng học hỏi kém. Nhiều khả năng và hành vi có thể đem lại những thách thức lớn cho trẻ do chúng không có khả năng tự làm được như vệ sinh, thói quen, hoặc thậm chí là kỹ năng xã hội yếu kém.   

Chậm phát triển trí tuệ là gì
Chậm phát triển trí tuệ là gì

Chậm phát triển trí tuệ xả ra ở tất cả các chủng tộc và các nền văn hoá khác nhau mặc dù có tỷ lệ ở nam cao hơn ở nữ. 

Nói chung, chậm phát triển trí tuệ là do hoạt động của não bộ và sự phát triển của não bộ kém từ trước khi sinh, trong quá trình được sinh ra và thời thơ ấu của trẻ. 

Những nguyên nhân tiềm ẩn của việc trẻ bị chậm phát triển trí tuệ đó là khả năng bị thiếu hụt nhiễm sắc thể (hội chứng Down), rối loạn di truyền (hội chứng Fragile X, suy giáp); lỗi chuyển hoá, chấn thương sọ não và nhiễm trùng (thiếu oxy trong khi sinh, viêm màng não mủ); sinh non hoặc sinh sớm thấp bé nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Người mẹ lạm dụng chất kích thích trong khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. Trong quá trình mang thai mà người mẹ bị nhiễm rubella hoặc tăng huyết áp thì đều gây kích thích và ảnh hưởng đến đứa trẻ. 

Xem thêm: TOP 6 phương pháp dạy học tích cực hiệu quả và dễ thực hiện

1.2. Các triệu chứng của trẻ bị chậm phát triển trí tuệ

- Không đạt được các cột mốc trí tuệ.

- Ngồi, bò và đi muộn hơn so với trẻ cùng lứa tuổi.

- Vấn đề học nói và khó nói thể hiện rõ ràng.

- Có vấn đề về trí nhớ và không có khả năng hiểu được hậu quả của hành động có thể kể đến như không có các phản xạ có điều kiện và không học được các phản xạ không có điều kiện. 

- Không có tư duy logic và suy nghĩ như các đứa trẻ bình thường.

Các triệu chứng của trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Các triệu chứng của trẻ bị chậm phát triển trí tuệ

- Hành vi của trẻ không phù hợp với lứa tuổi, thiếu sự tò mò, lúc nào cũng tỏ ra ngơ ngác, khó khăn trong việc học tập, IQ dưới mức 70.

- Không thể sống một cách độc lập với bố mẹ chúng do những thách thức về giao tiếp với người lạ hoặc tương tác với người khác không phải là bố mẹ. 

Một đứa trẻ khi gặp phải các vấn đề về chậm phát triển trí tuệ sẽ có biểu hiện như sau: 

- Khá hiếu chiến và sống phụ thuộc. 

- Xa lánh và cách xa thế giới cũng như hoạt động của con người. 

- Không có hành vi tìm hiểu sự chú ý từ xung quanh. 

- Trầm cảm trong giai đoạn thanh thiếu niên. 

- Thiếu kiểm soát và bồng bột dễ gây ra xung đột. 

1.3. Mức độ của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Có 3 mức độ chính đó là chậm phát triển trí tuệ nhẹ, chậm phát triển trí tuệ trung bình và chậm phát triển trí tuệ nặng. 

- Chậm phát triển trí tuệ nhẹ: trẻ thường mất nhiều thời gian để học nói nhưng lại không giao tiếp được. Gặp các vấn đề khó khăn trong việc đọc và viết. Không thể trưởng thành theo đúng lứa tuổi của trẻ và đặc biệt chỉ số IQ chỉ từ 50 đến 69. 

Mức độ của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Mức độ của trẻ chậm phát triển trí tuệ

- Chậm phát triển trí tuệ trung bình: chậm hiểu và sử dụng ngôn ngữ, có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp và khả năng học đọc viết cơ bản không thể thực hiện được. Nói chung là không thể có khả năng sống một mình có chỉ số IQ khoảng 35 đến 49.

- Chậm phát triển trí tuệ nặng: suy giảm vận động gây thiệt hại nghiêm trọng đến sự phát triển bất thường của hệ thống thần kinh trung ương. Thường có chỉ số IQ thấp từ khoảng 20 đến 34, có thể dẫn đến bất động giao tiếp phải sử dụng phi ngôn ngữ và không có khả năng quan tâm đến nhu cầu của chính bản thân. Sống khá giống với người thực vật. 

2. Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả

2.1. Những phương pháp cơ bản nhất

- Tìm hiểu mọi thứ liên quan đến nguyên nhân chậm phát triển ở trẻ. Bố mẹ càng tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển của trẻ thì càng tốt và càng dễ dàng trong việc điều trị. 

- Khuyến khích trẻ làm việc một cách độc lập nhưng vẫn cần có sự giám sát của bố mẹ. Hãy để trẻ thử những điều mới mẻ và khuyến khích trẻ tự làm. Cung cấp những chỉ dẫn để trẻ có thể thực hiện tốt hơn. 

Những phương pháp cơ bản nhất
Những phương pháp cơ bản nhất

- Cho trẻ tham gia các hoạt động theo nhóm và hoạt động xã hội thường xuyên. Tham gia các lớp học nghệ thuật và hướng đạo sinh sẽ giúp trẻ xây dựng các kỹ năng xã hội. 

- Cho trẻ theo học tại các trường chuyên biệt dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ theo dõi sự tiến bộ của con và củng cố những gì mà con bạn có thể làm được thông qua thực hành ở nhà. 

- Cha mẹ nên có hướng điều trị cho con từ sớm để có thể điều trị kịp thời và giảm thiểu các triệu chứng và diễn biến ngày càng xấu đi của con cái. Thường xuyên trao đổi với các bác sĩ tâm lý để có được những nguồn tư vấn và hỗ trợ về tinh thần. 

2.2. Liệu pháp về ngôn ngữ cho trẻ

Cách khắc phục nhanh chóng và dễ dàng nhất được các ông bà bà mẹ áp dụng đó là liệu pháp ngôn ngữ. Liệu pháp ngôn ngữ sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng về tư duy ngôn ngữ và hiểu được bố mẹ chúng đang nói gì. 

Liệu pháp về ngôn ngữ cho trẻ
Liệu pháp về ngôn ngữ cho trẻ

Đồng thời thông qua những liệu pháp được sử dụng sẽ giúp trẻ có thể từ từ học được các ký hiệu ngôn ngữ và khả năng vận động bằng miệng của trẻ. 

Ví dụ như các liệu trình về popsicle, sử dụng ngón tay, còi và ống hút để rèn luyện cho trẻ khả năng hoạt động của cơ miện trong lúc nói chuyện. Từ đó trẻ có thể hình thành thói quen giao tiếp.

Xem thêm: Tìm hiểu đặc điểm riêng và các phương pháp dạy học ở tiểu học

2.3. Liệu pháp hành vi 

Đó là việc sử dụng các phương pháp điều trị về mặt tâm lý cho trẻ. Trẻ cần điều trị bằng liệu pháp hành vi là những trẻ hung hăng không kiểm soát được hành vi và ngôn ngữ của mình, luôn có những hành động tự phát và không thể tự làm mọi thứ một cách độc lập.

Liệu pháp hành vi
Liệu pháp hành vi 

Liệu pháp hành vi sẽ dạy trẻ cách để hành động có suy nghĩ và bản năng hơn. Kết hợp với các phương pháp điều trị về tâm lý và vật lý trị liệu để trẻ có thể hoàn thành các nhiệm vụ cơ bắp và khả năng vận động hiệu quả. 

Thường xuyên khen ngợi trẻ khi chúng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Về cơ bản các phương pháp dạy trẻ này thường không thể phát huy tác dụng ngay lúc đó mà cần phải qua một quá trình lâu dài điều trị. 

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua những nguyên nhân cơ bản và từng mức độ khác nhau. Cùng tham khảo bài viết này của vieclam88 để cải thiện tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ trong giai đoạn hiện nay nhé. 

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: