Giải thích phương pháp biện chứng là gì? Các loại biện chứng

Icon Author Nguyễn Thu Huyền

Ngày đăng: 2021-06-26 10:10:12

Có lẽ còn khá nhiều bạn đọc mông lung và không hiểu thế nào là phương pháp biện chứng? Một quá trình biện chứng gồm những giai đoạn nào? Chúng có diễn ra tuần tự hay không? Có các loại phương pháp biện chứng nào? Tại sao lại có thể suy ra được những phương pháp biện chứng đó? Tất cả các câu hỏi này của bạn sẽ được chúng tôi giải thích thông qua bài viết này. Kính mời bạn theo dõi để hiểu hơn về phương pháp biện chứng.

1. Giải thích khái niệm phương pháp biện chứng là gì?

1.1. Định nghĩa phương pháp biện chứng là gì?

Phép biện chứng được định nghĩa là một phương pháp triết học, hay cụ thể hơn, nó chính là tư duy con người.

Phép biện chứng là một phương pháp triết học, cụ thể hơn nó chính là tư duy của con người được phát triển theo một cách thức đặc trưng gọi là ba giai đoạn biện chứng.

Phương pháp biện chứng được chứng minh là:

- Sự nhận thức các đối tượng ở trong nhiều mối quan hệ khác nhau chúng có sự ảnh hưởng và ràng buộc tới nhau.

Định nghĩa phương pháp biện chứng là gì?
Định nghĩa phương pháp biện chứng là gì?

- Các đối tượng luôn luôn ở trạng thái vận động biến đổi, chúng không bao giờ đứng im và chúng cũng được nằm trong khuynh hướng chung đó chính là sự phát triển. Đây chính là quá trình thay đổi về cả lượng và chất. Nguồn gốc của sự thay đổi này chính là nhờ sự đấu tranh không ngừng trong các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng. Phương pháp biện chứng chính là sự thể hiện tư duy vừa mềm dẻo, vừa linh hoạt. Nó là sự thừa nhận rằng trong mọi vấn đề thì đều có thể có nhiều sự vật, hiện tượng xảy ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đề thừa nhận một chỉnh thể trong khi nó vừa là chính nó vừa có thể không phải là nó. Thừa nhận hai mặt vừa khẳng định vừa phủ định khác nhau trong cùng một chỉnh thể nó vừa tiến hành loại trừ nhau lại vừa gắn bó khăng khít với nhau.

Các đối tượng luôn luôn ở trạng thái vận động biến đổi
Các đối tượng luôn luôn ở trạng thái vận động biến đổi

Phương pháp biện chứng chính là một cách để phản ánh hiện thực đúng theo cách mà nó đang tồn tại. Nó trở thành phương pháp vô cùng hữu hiệu giúp con người có nhận thức đúng về thế giới. Từ đó tiến hành cải tạo theo hướng đúng đắn.

Xem thêm: Đời sống tinh thần là gì? Nó có ý nghĩa thế nào đối với con người

1.2. Các giai đoạn trong quá trình của phương pháp biện chứng

Có ba giai đoạn của một phương pháp biện chứng đó chính là chính đề, phản đề và cuối cùng là  hợp đề:

- Chính đề chính là việc đầu tiên người ta có một ý tưởng, một xu hướng hoặc một lý thuyết nào đó. Trong một chính đề sẽ có những mặt đối lập luôn tương tác qua lại với nhau. Do đó, như bao sự vật còn tồn tại và phát triển trên đời, một chính đề luôn luôn tồn tại những ưu điểm và nhược điểm riêng, các giá trị hạn chế riêng.

Các giai đoạn trong quá trình của phương pháp biện chứng
Các giai đoạn trong quá trình của phương pháp biện chứng

- Phản đề: Đây chính là xu hướng vận động hoặc một ý tưởng được coi là đối lập với chính đề. Nó được sinh ra nhằm để phản đối cho chính đề. Chính đề và phản đề luôn luôn tác động đối lập với nhau, phủ định nhau cho đến khi một giải pháp chung được tạo ra. Theo một cách giải thích nhất định, vượt lên bên trên tầm quan trọng của chính đề và phản đề là phát hiện được các giá trị riêng của chính chúng, chúng đang cố gắng để bảo tồn các giá trị tinh hoa và mặt hạn chế của cả chính đề và phản đề.

- Hợp đề: Sau quá trình phủ định của chính đề và phản đề thì giải pháp chung được tạo ra gọi là hợp đề. Đến khi hợp đề được tạo ra nó lại có những mặt đối lập riêng. Do đó, nó lại quay trở lại bước thứ nhất trong quá trình biện chứng. Quá trình trên cứ tiếp tục lặp lại, dẫn đến sự phát triển của xã hội. Tạo ra những hợp đề mới hoàn chỉnh hơn cái cũ.

2. Có những loại phương pháp biện chứng nào

2.1. Phương pháp biện chứng cổ đại

Phép biện chứng cổ đại: Chính là phép biện chứng xuất hiện từ thời kỳ cổ đại trong triết học. Các nhà triết học cổ đại ở phương Tây và phương Đông đã xem xét sự thay đổi của thế giới khách quan trong vố số mối liên hệ của các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên, nhưng gì các nhà khoa học biện chứng thời bấy giờ trình bày chỉ là chủ quan, trực kiến chưa thực sự là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học và thực nghiệm.

Chưa là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học và thực nghiệm
Chưa là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học và thực nghiệm

Phép biện chứng này xuất hiện từ thời cổ đại. Có thể nhắn đến sự nổi bật của các phương pháp biện chứng này thông qua nền triết học của các quốc gia như Ấn độ, Hy Lạp cổ đại hay Trung Quốc cổ đại. Nổi bật lên là các thuyết như Ngũ Hành Luận và Biến Dịch Luận của Âm dương gia tại Trung Quốc hay tư tưởng đạo Phật: Vô thường, vô ngã, nhân duyên của Ấn độ. Hoặc ở Hy Lạp các nhà triết học cổ đại đã thể hiện sâu sắc tinh thần của phương pháp luận biện chứng. Một số tác giả hiện đại nhận xét rằng: Triết học chính là tư duy biện chứng được xuất hiện với tinh thần thuần chất phác và tự nhiên chưa bị giao du, gia nhập hay khuấy đục. Chính vì việc người Hy Lạp cổ đại chưa thể đạt tới trình độ phân tích một cách quá tỉ mỉ, phân tích thế giới tự nhiên, cho nên họ quan niệm rằng giới tự nhiên chính là một chỉnh thể rồi đứng về mặt tổng thể để xem xét chỉnh thể đó. Mối liên hệ hay gặp giữa những hiện tượng tự nhiên chưa thể giải thích và chứng minh một cách chi tiết. Đối với những nhà triết học này, mối liên hệ mà họ rút ra chỉ là kết quả của quá trình quan sát trực tiếp.

2.2. Phương pháp biện chứng duy tâm

Phép biện chứng duy tâm: Có thể thấy phép biện chứng này được bắt đầu từ tinh thần và nó cũng được kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là biểu hiện của các ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. Sự đỉnh cao của hình thức cơ bản này là được thể hiện trong triết học cổ điển của Đức, người mà khởi đầu ra là nhà triết học Kant và người mà hoàn thiện tất cả là nhà triết học Hegel Chúng ta có thể nói rằng, lần đầu tiên của lịch sử phát triển của tư duy nhân loại mà các nhà triết học người Đức đã trình bày những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng một cách có hệ thống. 

Phương pháp biện chứng duy tâm
Phương pháp biện chứng duy tâm

Phép biện chứng duy tâm cổ điển của các nhà triết học người Đức là được khởi đầu từ những quan điểm biện chứng của nhà triết học I. Kanto và những quan điểm biện chứng đạt tới đỉnh cao trong triết học của Ph. Hêghen.

Ph. Hêghen là người đã nghiên cứu ra và phát triển từ các tư tưởng biện chứng của thời cổ đại lên một trình độ tầm cao mới có trình độ lý luận sâu sắc, có tính hệ thống lý luận chặt chẽ, và lấy học thuyết là trung tâm về sự phát triển. Tuy nhiên, có thể thấy phép biện chứng trong triết học của Ph. Hêghen là được xây dựng trên lập trường duy tâm (duy tâm khách quan), do đó hệ thống lý luận này chưa phản ánh được đúng đắn tất cả các hiện thực của nhiều mối liên hệ phổ biến hay sự phát triển của các sự việc trong thế giới tự nhiên, xã hội hay cả trong tư duy. Theo lý luận của triết học Ph. Hêghen thì bản thân biện chứng của các quá trình trong giới tự nhiên hay xã hội chỉ là sự tha hoá của các bản chất biện chứng trong “ý niệm tuyệt đối”.

Xem thêm: Hàn lâm là gì? Muôn đường lắt léo của hành trình tìm nghĩa 

2.3. Phương pháp biện chứng duy vật

Trong phép biện chứng duy vật mà do C. Mác và Ph. Ăngghen đã sáng lập đây là hình thức phát triển cao nhất trong phép biện chứng. Phép biện chứng này được xây dựng từ cơ sở kế thừa các giá trị hợp lý có trong lịch sử của phép biện chứng, điều đặc biệt của biện chứng này là được kế thừa từ những giá trị hợp lý và khắc phục các hạn chế trong phép biện chứng của nhà triết học Ph. Hêghen; cùng với đó phát triển phép biện chứng dựa trên cơ sở thực tiễn mới, nhờ đó giúp cho phép biện chứng đạt được đến trình độ hoàn mỹ trên lập trường duy vật mới.

Phương pháp biện chứng duy vật
Phương pháp biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật của hai nhà triết học C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ đi được các tính chất thần bí và từ đó kế thừa những hạt nhân hợp lý hơn trong phép biện chứng duy tâm mà Hêghen để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.

Trên đây là các thông tin cơ bản về phương pháp biện chứng. Đây là một phương pháp học thuật thuộc phạm trù triết học. Có lẽ nó là khá khó hiểu đối với một bộ phận sinh viên. Mong rằng qua sự giải thích ngắn gọn và súc tích nhất có thể mà vieclam88.vn đem lại qua bài viết sẽ giúp bạn tăng thêm hiểu biết về một phương pháp khoa học này.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: