Phôi bằng là gì? Kẽ hở trong cấp phát phôi bằng tại Việt Nam

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2022-09-19 08:45:39

Làm bằng tốt nghiệp từ phôi bằng thật là cách thức duy nhất để có được tấm bằng đạt tiêu chuẩn và chất lượng. Vậy để phân biệt được phôi bằng thật và phôi bằng giả ta làm như thế nào? Những kẽ hở lớn trong việc cấp phát phôi bằng sẽ được bật mí tại đây. Cùng vieclam88.vn tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. Phôi bằng là gì?

Phôi bằng là gì
Phôi bằng là gì

Phôi bằng được hiểu là bằng tốt nghiệp nhưng lại được để trắng và trên đó chưa ghi tên người nhận bằng hay bất cứ một thông tin cụ thể nào về người được nhận tấm bằng. Phôi bằng được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp cho các trường Đại học, Cao đẳng hay các trường Trung cấp chuyên nghiệp với số lượng có hạn để có thể quản lý chặt chẽ.Trên phôi bằng sẽ có những hoa văn trang trí đi kèm với tem và chữ ký tương ứng.

2. Kẽ hở trong cấp phát phôi bằng tại Việt Nam

Việc một trường Đại học, Cao đẳng có thể kiếm được hàng trăm phôi bằng làm bằng tốt nghiệp cho sinh viên đào tạo chui không thể không khiến cộng đồng, dư luận xôn xao, bàn tán và đặt câu hỏi về việc có kẽ hở trong việc cấp phôi bằng ở nước ta.

Hình ảnh của một phôi bằng
Hình ảnh của một phôi bằng 

Để có thể mua được phôi bằng, các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp đều phải trình đầy đủ các loại giấy tờ có liên quan đến số lượng sinh viên đầu vào, đầu ra để bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ để quyết định sẽ bán bao nhiêu phôi cho các trường làm bằng tốt nghiệp.

Để tránh những trường hợp phôi bị hư hỏng, sai sót, các trường sẽ thường mua phôi bằng cao hơn từ 5 đến 10% so với số liệu thực tế. Các phôi bằng bị hư sẽ phải được lập biên bản tiêu huỷ, phôi bằng còn dư phải báo cáo về bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Mã số của từng phôi bằng sẽ làm cơ sở để đối chiếu sau nay và được lưu vào sổ của trường.

Hiện nay, bộ Giáo dục và Đào tạo thường bán cho các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp phôi trắng và để cho các trường điền tên người nhận bằng hay bất cứ thông tin cụ thể về người nhận bằng. Đây có lẽ là kẽ hở lớn nhất để các trường có thể đào tạo “chui” lợi dụng việc này. Việc thất thoát phôi bằng 1 phần do bộ không kiểm soát kỹ nên đã tạo kẽ hở cho các trường “lách” luật. Chẳng hạn: một trường Đại học được phép đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế nhưng lại muốn đào tạo thêm ngành Hệ thống thông tin quản lý nhưng chưa được bộ cấp phép. Thế là thay vì đào tạo 100 chỉ tiêu ngành Kinh doanh quốc tế, trường này chỉ đào tạo 65 chỉ tiêu, dành 35 chỉ tiêu còn lại cho ngành Hệ thống thông tin quản lý. Khi lứa sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý tốt nghiệp, hồ sơ xin cấp phôi bằng của 30 sinh viên ngành này sẽ nằm chung với hồ sơ của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế. Với cách làm trên thì bộ không thể biết được.

Phôi bằng tốt nghiệp
Phôi bằng tốt nghiệp

Tuy nhiên với nhân lực hiện nay thì bộ Giáo dục và Đào tạo khó có thể kham nổi công việc kiểm soát số lượng phôi bằng. Bởi vì thông thường hồ sơ đề nghị cấp phát phôi bằng của các trường Đại học, Cao đẳng thường đổ dồn vào thời điểm tháng 7, tháng 8 để cấp cho sinh viên đúng hạn. Áp lực công việc khi đó là rất lớn, nên có nhiều công đoạn bị bỏ qua, chẳng hạn như đối chiếu, so sánh, chỉ đến khi phát hiện ra sự tiêu cực từ nhiều nguồn khác nhau thì chúng ta mới biết được điều đó. Ngoài ra, mỗi đợt tốt nghiệp của sinh viên từng trường, từng khoa lại là một quy trình khá phức tạp, vì bên cạnh những sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn sẽ có sinh viên tốt nghiệp trước hạn, sinh viên lưu ban, sinh viên bảo lưu kết quả học tập,...

Hiện nay, trước những bất cập trong quản lý và cấp phát phôi bằng, các trường Đại học, Cao đẳng kiến nghị rằng đã đến lúc bộ Giáo dục và Đào tạo phải số hoá dữ liệu, đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý phôi bằng. Các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp cũng phải sử dụng ứng dụng khoa học công nghệ để quản lý sinh viên, kiểm tra được thông tin sinh viên đầu vào và đầu ra để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, so sánh số lượng cấp phát phôi bằng. Với quy mô càng ngày càng phát triển các trường đại học, nếu không có công nghệ thông tin thì với hàng trăm ngàn lượt sinh viên của các hệ đào tạo tốt nghiệp mỗi năm, công tác quản lý việc cấp phát phôi bằng ở bộ Giáo dục và Đào tạo càng thêm quá tải, công việc không thể giải quyết được. 

3. Phân biệt phôi bằng thật như thế nào?

 Phân biệt phôi bằng thật
 Phân biệt phôi bằng thật

Với tình hình bằng giả bằng thật xuất hiện lẫn lộn, tràn lan trên thị trường thì liệu có cách nào để nhận biết đâu là bằng thật và đâu là bằng giả không nhỉ? Đừng lo vì vieclam88.vn sẽ chỉ cho bạn một số bí quyết để có thể dễ dàng phân biệt được bằng thật, bằng giả nhé:

3.1. Kiểm tra số hiệu của văn bằng, chứng chỉ trên website của trường

Như đã nói ở trên, mỗi cơ sở đào tạo sau khi cấp phôi bằng cho sinh viên thì toàn bộ những dữ kiện, thông tin về sinh viên hay phôi bằng đó đều sẽ được ghi chép lại trong hệ thống lưu trữ của nhà trường. Đây chính là cách kiểm tra được tấm bằng của mình có phải là thật hay không, là cách tốt nhất và đảm bảo chính xác 100% nha. Việc kiểm tra này rất đơn giản, bạn chỉ cần vào website của trường mà bạn theo học, sau đó tìm kiếm số hiệu của phôi bằng có trên bằng tốt nghiệp của bạn. Bởi vì mỗi sinh viên sẽ có một số hiệu riêng nên bạn có thể dễ dàng biết được chất lượng thực sự của phôi bằng mà mình đang sở hữu trong vài phút rồi. 

3.2. Xác minh trực tiếp tại cơ sở đào tạo của bạn 

Nếu bạn không biết cách tra cứu số hiệu phôi bằng của bạn trên website của trường thì bạn có thể đến trực tiếp cơ sở đào tạo của trường mình xác minh lại thông tin. Bởi vì tất cả những tài liệu, hồ sơ gì liên quan đến người học nhà trường đều lưu trữ lại đầy đủ.

3.3. Phân biệt phôi bằng máy soi bằng giả

Hiện nay, bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thể phát hiện, phân biệt được đâu là bằng thật và đâu là bằng giả bằng máy soi bằng giả. Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực của bộ và cho kết quả chính xác, nhanh nhất nhằm đưa ra những phương án kịp thời, cụ thể để giải quyết những hành vi sử dụng phôi bằng giả. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể kiểm tra bằng phương tiện này bởi vì máy soi bằng giả chỉ xuất hiện tại các cơ sở đào tạo hoặc thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thôi.

3.4. Kiểm tra chữ ký của cơ quan có thẩm quyền 

 Phân biệt phôi bằng thật, phôi bằng giả
 Phân biệt phôi bằng thật, phôi bằng giả

Cách kiểm tra mà được nhiều người truyền tai nhau và sử dụng đó là qua chữ ký xuất hiện trên tấm bằng của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng lừa đảo thì việc nhận diện này lại trở nên khó khăn hơn cả. Chữ ký cơ quan có thẩm quyền xuất hiện trên tấm bằng giả sẽ được tô đậm hơn so với chữ ký thật hoặc sẽ không được rõ nét. Bởi vậy bạn cần phải có sự quan sát thật kỹ, thật tỉ mỉ thì mới có thể xác minh, đoán xem đó là chữ ký của ai, là bằng thật hay là giả.

4. Trách nhiệm của các trường khi tiếp nhận quản lý phôi bằng

4.1. Trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông

Thứ nhất, ban hành các quy chế về bảo quản, sử dụng, cấp phát phôi bằng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng các nhân, đơn vị cụ thể và chế tài xử lý khi để xảy ra vi phạm.

Thứ hai, phải đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị thật tốt để bảo quản phôi văn bằng, chứng chỉ, tránh việc làm hỏng, làm mất phôi bằng.

Thứ ba, việc lập hồ sơ quản lý việc cấp phép, sử dụng, thu hồi, hủy bỏ phôi bằng, chứng chỉ phải minh bạch, rõ ràng.

Thứ tư, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, nơi cơ quan có trụ sở chính trong việc quản lý, kiểm tra, sử dụng phôi bằng.

Quản lí, kiểm tra sử dụng phôi bằng
Quản lí, kiểm tra sử dụng phôi bằng

Cuối cùng, các trường khi tiếp nhận quản lý phôi bằng phải chỉ đạo cấp dưới thực hiện kiểm tra, thanh tra nghiêm túc việc sử dụng phôi bằng, chứng chỉ.

4.2. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng và Trung cấp

Thứ nhất, ban hành quy chế về quá trình, quy trình in đồng thời quản lý việc in ấn, bảo quản, bảo mật, sử dụng, cấp phát phôi bằng.

Thứ hai, việc lập hồ sơ quản lý việc in ấn, cấp phép, sử dụng, thu hồi, hủy bỏ phôi bằng, phải đảm bảo được tình trạng sử dụng đối với từng phôi bằng khi cần xác minh.

Thứ ba, phối hợp với cơ quan công an có thẩm quyền trong việc in ấn, bảo mật, quản lý, sử dụng phôi bằng.

Thứ tư, phải đảm bảo cơ sở vật chất, các trang thiết bị, an toàn, phòng chống cháy nổ trong việc in ấn, bảo quản phôi bằng theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, quy định rõ hơn về việc lập số hiệu, ký hiệu nhận dạng phôi bằng do cơ sở giáo dục in để phục vụ việc bảo mật, nhận dạng và chống làm giả phôi bằng.

Cuối cùng, các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng và Trung cấp phải tổ chức kiểm tra, thanh tra việc in ấn, bảo quản, cấp phát và sử dụng phôi bằng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà vieclam88.vn muốn chia sẻ với các bạn, hy vọng rằng qua bài viết bổ ích này các bạn sẽ biết được phôi bằng là gì và có thể phân biệt phôi bằng thật và phôi bằng giả. Hãy cập nhật những kiến thức bổ ích thường xuyên tại đây để 

trải nghiệm những thông tin mới mẻ giúp bạn mở rộng được vốn hiểu biết của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: