Phí lệ phí là gì? Lệ phí có phải chi phí bắt buộc hay không?

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2020-05-29 10:12:49

Bạn đã từng đóng lệ phí chưa? Tôi dám chắc là bạn đã từng nhiều hơn 1 lần từng đóng lệ phí ở rất nhiều nơi. Cụm từ lệ phí là cụm từ rất quen thuộc và được nghe đến nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được phí lệ phí là gì. Hãy cùng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về phí lệ phí nha.

1. Cách hiểu về phí lệ phí cho bạn dễ hình dung

“Lệ phí” có thể hiểu đơn giản là khoản tiền được đóng góp nhằm phục vụ cho công việc quản lý nhà nước và được nhà nước quy định trong danh mục các phí ban hành kèm theo luật phí và lệ phí,và khoản phí đó được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp các dịch vụ công, thu lệ phí.

Ví dụ như: khi anh A mở công ty kinh doanh về mỹ phẩm anh A cần làm giấy đăng ký kinh doanh và nộp một khoản lệ phí cho cơ quan nhà nước để được phê duyệt và công ty có thể đi vào hoạt động được.

Cách hiểu về phí lệ phí cho bạn dễ hình dung
Cách hiểu về phí lệ phí cho bạn dễ hình dung

Tùy vào từng danh mục khác nhau mà nhà nước sẽ quy định về mức lệ phí khác nhau. Mức thu phí không phải là khoản phí nhằm mục đích bù đắp chi chi phí thiếu hụt. Mức thu phí được tính theo tỷ lệ phần trăm chia cho giá trị tài sản. mức đóng lệ phí được nhà nước công khai thành văn bản, nghỉ định để bảo bảo sự công bằng

2. Phân biệt phí và lệ phí

Phí và lệ phí là hai khái niệm chúng ta rất hay nhầm với nhau. Để phân biệt phí và lệ phí chúng ta sẽ so sánh phí và lệ phí có gì giống và khác nhau kiến chúng ta dễ nhầm chúng với nhau như vậy.

2.1. Về điểm giống nhau

Cả hai đều được kiểm soát và điều chỉnh bởi luật phí, lệ phí do ủy ban thường trực Quốc hội, chính phủ, bộ trưởng bộ tài chính, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, ban hành và triển khai thực hiện. Phí và lệ phí đều có phạm vi áp dụng mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng và chỉ khi những cá nhân hay các tổ chức có yêu cầu đối với nhà nước thực hiện một dịch vụ nào đó. 

2.2. Sự khác nhau giữa “phí và phí lệ phí”

Phí được thu với mục đích nhằm bù đắp cho 1 phần chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ công ngoài khoản ngân sách của nhà nước đã hỗ trợ. Ví dụ như: khi bạn sử dụng phương tiện giao thông đường bộ bạn phải nộp thêm 1 khoản gọi là phí đường bộ.

Phân biệt phí và lệ phí
Phân biệt phí và lệ phí

Lệ phí được thu với mục đích chủ yếu để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp, và nó không dùng để bù đắp chi phí nào cả. Ví dụ như: khi công ty bạn ra 1 sản phẩm mới và nộp hồ sơ yêu cầu về việc sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm đó. Bạn cần trả 1 khoản lệ phí theo quy định để được bảo vệ trí tuệ đối với sản phẩm đó.

Nguyên tắc trong việc xác định các khoản thu và nộp

- Phí để đảm bảo bù đắp chi phí và có tính đến các chính sách phát triển kinh

tế-xã hội của Nhà nước theo từng thời kỳ phát triển của đất nước

- Đảm bảo sự công bằng, công khai và minh bạch, cũng như sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mọi công dân.

- Lệ phí là mức phí được ấn định trước và nó không nhằm mục đích bù đắp chi phí

- Mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng công thức: tỷ lệ phần trăm chia cho giá trị tài sản.

- Được đảm bảo quyền công bằng, công khai, minh bạch và sự bình đẳng trong  quyền và nghĩa vụ công mọi công dân.

+ Cơ quan có thẩm quyền thu

+ Các cơ quan nhà nước; các đơn vị hành chính sự nghiệp; các tổ chức cá nhân thuộc khu vực tư nhân

+ Các cơ quan nhà nước

3. Danh mục 1 số các phí lệ phí thường gặp 

Có rất nhiều các loại lệ phí khác nhau được các cơ quan nhà nước quy định. Tuy nhiên, tôi chỉ đưa ra 1 vài phí lệ phí hay gặp nhất và phổ biến nhất hiện nay. 

3.1. Lệ phí môn bài

- Đối với các tổ chức kinh doanh hoặc sản xuất trong lĩnh vực hàng hóa hay dịch vụ: Nếu vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng thì lệ phí phải nộp là 3 triệu đồng 1 năm; Nếu vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng thì lệ phí phải nộp hàng năm là 2 triệu đồng; Còn đối với các chi nhánh hay văn phòng đại diện, các địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp hay các tổ chức kinh tế nhỏ lẻ khác là 1 triệu đồng 1 năm.

Danh mục 1 số các phí lệ phí thường gặp
Danh mục 1 số các phí lệ phí thường gặp 

- Đối với các cá nhân, hộ gia đình khi sản xuất, kinh doanh về hàng hóa hoặc dịch vụ thì phải đóng với các mức phí sau: Nếu doanh thu đạt trên 500 triệu 1 năm thì lệ phí thu là 1 triệu đồng 1 năm; Nếu doanh thu đạt trên 300 triệu đến 500 triệu 1 năm thì mức lệ phí phải đóng là 500.000 1 năm; nếu doanh thu đạt trên 100 triệu đến 300 triệu 1 năm thì mức lệ phí phải nộp là 300.000 1 năm.

3.2. Phí đăng ký nuôi con nuôi

- Đối với việc nhận nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng cho 1 trường hợp nhận nuôi

- Đối với trường hợp nhận con nuôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài muốn nhận con nuôi là công dân Việt Nam thì mức lệ phí phải nộp là 9 triệu cho 1 trường hợp.

- Đối với trường hợp là người nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam có mong muốn nhận con nuôi là công dân Việt Nam thì mức lệ phí phải đóng là 4.5 triệu 1 trường hợp.

3.3. Lệ phí tòa án

- Mức lệ phí khi giải quyết các vấn đề dân sự: mức lệ phí sơ thẩm giải quyết dân sự là 200.000 đồng; mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự là 200.000 đồng

- Mức lệ phí tòa án giải quyết các việc dân sự liên quan đến Trọng tài thương mại Việt Nam: Mức lệ phí yêu cầu Tòa án chỉ định trọng tài viên, thay đổi trong tài viên là 200.000 đồng; Mức lệ phí yêu cầu toà án xem xét tại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài, về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của hội đồng trọng tài là 300.000 đồng; Mức lệ phí yêu cầu tòa án áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến trọng tài là 500.000 đồng; Mức lệ phí kháng cáo quyết định của toà án liên quan đến trọng tài là 300.000 đồng.

- Mức lệ phí yêu cầu việc công nhân và cho thi hành  tại Việt Nam các bản án, hay quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài trong nước: Đối với người yêu cầu là cá nhân thường trú tại Việt Nam, hoặc các cơ quan tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam thì mức lệ phí là 2 triệu đồng; đối với yêu cầu là cá nhân nhưng không phải là người Việt Nam hay các cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính ở Việt Nam thì mức lệ phí là 4 triệu đồng; yêu cầu là người kháng cáo quyết định của tòa án thì mức lệ phí là 2 triệu đồng.

- Mức lệ phí cho yêu cầu mở thủ tục phá sản là 1 triệu đồng

- Mức lệ phí cho xét tính hợp pháp của cuộc đình công là 1 triệu đồng

- Mức lệ phí bắt giữa tàu biển là 5 triệu đồng

Lệ phí tòa án
Lệ phí tòa án

3.4. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

Lệ phí cho việc cấp giấy chứng nhận đất, quyền sở hữu nhà ở có mức thu tối đa không quá 100.000 đồng cho 1 lần cấp mới, không quá 50.000 đồng với trường hợp cấp lại, cấp đổi, hoặc xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

3.5. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng

-Đối với trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì mức lệ phí phải đóng là 50.000 đồng cho 1 lần cấp giấy

- Đối với các công trình khác mức phí phải nộp là 100.000 đồng cho 1 lần cấp giấy

3.6. Lệ phí sở hữu trí tuệ

- Mức phí khi nộp đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: lệ phí cho tài liệu dạng giấy là 180.000 đồng; lệ phí cho tài liệu điện tử là 150.000 đồng; lệ phí công bố đơn là 120.000 đồng; mức phí có đơn có nhiều hình vẽ là 60.000 cho 1 hình về từ hình thứ 2 trở lên.

- Mức lệ phí để thẩm định nội dung bao gồm: lệ phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung là 120.000 đồng cho 1 điểm độc lập; Lệ phí thẩm định nội dung là 420.000 đồng.

- Mức lệ phí cấp văn bằng bảo hộ là 120.000 đồng

- Mức lệ phí cho việc công bố bằng độc quyền sở hữu sáng chế/ giải pháp hữu ích là 120.000 đồng

- Mức lệ phí duy trì hiệu lực bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích được tính theo thời gian gia hạn mà bạn muốn.

3.7. Lệ phí cấp giấy phép khai thác và nuôi trồng thủy sản

-Mức lệ phí cho việc cấp giấy phép khai thác thủy sản là 40.000 1 lần và lệ phí cấp mới giấy phép hoạt động thủy sản đối với tàu nước ngoài là 200 USD cho 1 lần, Đối với trường hợp gia hạn hoặc cấp lại là 100 USD 1 lần.

Lệ phí cấp giấy phép khai thác và nuôi trồng thủy sản
Lệ phí cấp giấy phép khai thác và nuôi trồng thủy sản

- Mức lệ phí cho việc cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản là 50.000 đồng 1 lần

Qua chia sẻ của tôi về phí lệ phí mong sẽ giúp các bạn hiểu được phí lệ phí là gì. Phân biệt được đâu là phí và đâu là lệ phí để không nhầm lẫn giữa hai loại phí này với nhau. Và giúp bạn biết thêm 1 số loại lệ phí phổ biến, hay gặp và mức lệ phí phải nộp cho các trường hợp đó cụ thể là bao nhiêu. Qua bài chia sẻ của vieclam88.vn mong các bạn sẽ có cái nhìn đúng hơn về phí lệ phí.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: