Các phẩm chất nhà quản trị giỏi trong doanh nghiệp

Icon Author Trương Thanh Hằng

Ngày đăng: 2021-06-23 15:15:20

Hầu hết mọi doanh nghiệp đều cần có những nhà quản trị giỏi để vận hành, dẫn dắt doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Vậy những nhà quản trị cần có những phẩm chất nào? Hãy cùng mình tìm hiểu những phẩm chất nhà quản trị cần phải có để trở thành một người có thể dẫn dắt doanh nghiệp nhé.

1. Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp

Nhà quản trị trong doanh nghiệp là những người đứng ra tổ chức và quản lý các hoạt động trong doanh nghiệp. Nhà quản trị sẽ thực hiện nhiệm vụ ra kế hoạch công việc, chỉ đạo, giám sát, phân bổ, sắp xếp công việc cho người lao động và nguồn tài chính của doanh nghiệp để đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu phát triển. Vị trí của nhà quản trị trong một doanh nghiệp khá đa dạng, tùy vào cơ cấu của từng doanh nghiệp, nhà quản trị có thể là giám đốc điều hành, trưởng phòng,…

Nhà quản trị là ai trong doanh nghiệp?
Nhà quản trị là ai trong doanh nghiệp?

Nhà quản trị đóng một vai trò không nhỏ trong doanh nghiệp, bao gồm những vai trò sau:

- Nhà quản trị là người đại diện cho doanh nghiệp.

Với quyền hạn của mình nhà quản lý sẽ đại diện cho doanh nghiệp và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác nhau để phát huy vai trò của mình. Nhà quản trị thường sẽ phải có mặt trong những buổi kí kết quan trọng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng là người đứng ra chủ trì các họp, các sự kiện quan trọng của doanh nghiệp để thể hiện vai trò người đại diện của mình.

- Nhà quản trị là người lãnh đạo doanh nghiệp.

Trong mỗi một doanh nghiệp, nhà quản trị chính là những đầu tàu có nhiệm vụ dẫn dắt tất cả nhân viên dưới quyền thực hiện theo đúng mục tiêu của doanh nghiệp. Nhà quản trị thường sẽ không trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động mà sẽ là người đứng ra phân công, giao việc cho cấp dưới sau đó theo dõi và đánh giá kết quả của từng bộ phận để đưa ra những phương án khắc phục phù hợp.

Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp
Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp

- Nhà quản trị là cầu nối của các mối quan hệ trong doanh nghiệp.

Nhà quản trị vừa có vai trò là cầu nối tạo sự gắn kết giữa các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp vừa là người duy trì các mối quan hệ với những cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp nhằm phục vụ cho công việc, đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp.

- Nhà quản trị là người đưa ra các quyết định trong doanh nghiệp

Mọi quyết định trong một doanh nghiệp sẽ cần có nhà quản trị thông qua và phê duyệt thì mới được đưa vào thực thi. Việc quyết định dựa theo ý kiến của nhà quản trị sẽ tạo ra sự đồng nhất, nhất quán trong mọi công việc của doanh nghiệp.

Xem thêm: Câu trả lời sáng tỏ: Quản lý và quản trị khác nhau như thế nào?

2. Những phẩm chất của nhà quản trị giỏi

Với một vị trí nắm nhiều vai trò quan trọng như vậy, nhà quản trị cần đảm bảo những phẩm chất gì để có thể trở thành một nhà quản trị giỏi? Không phải ai cũng có thể trở thành một nhà quản trị và không phải nhà quản trị nào cũng trở thành một nhà quản trị tài giỏi, lỗi lạc của doanh nghiệp. Để có thể trở thành một nhà quản trị giỏi, mỗi nhà quản trị đều phải không ngừng phải phấn đấu, trau dồi và hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Dưới đây là những phẩm chất cần có của một nhà quản trị giỏi.

Nhà quản trị phải có đạo đức tốt
Nhà quản trị phải có đạo đức tốt

2.1. Đạo đức tốt

Một công ty, doanh nghiệp được coi là phát triển không chỉ bởi những giá trị về mặt tài chính mà quan trọng hơn cả là những giá trị về mặt đạo đức của nó. Một nhà lãnh đạo, một nhà quản trị mà không có đạo đức thì sẽ không thể dẫn dắt, phát triển công ty một cách lâu dài. Chưa nói đến yếu tố từ bên ngoài, ngay cả những người lao động, nhân viên cấp dưới họ cũng sẽ nhìn vào phẩm chất đạo đức của những nhà quản trị để lựa chọn gắn bó hoặc không. Một người quản trị có đạo đức tốt thì mới có thể trở thành tấm gương cho tất cả nhân viên, giúp cho nhân viên nhân viên hoàn toàn tin tưởng và cống hiến cho doanh nghiệp.

2.2. Kỹ năng giao tiếp

Với một vai trò là cầu nối trong doanh nghiệp thì một nhà quản trị giỏi không thể thiếu xót được kỹ năng giao tiếp. Đối với nội bộ doanh nghiệp, người quản trị cần có lối giao tiếp mềm mỏng, sâu sắc nhưng đôi lúc cũng phải quyết đoán để đưa ra những quyết định phù hợp trong doanh nghiệp. Một người quản trị có khả năng giao tiếp giỏi thì mới có thể truyền đạt được những mong muốn, phương hướng của mình đến với toàn thể nhân viên.

Kỹ năng giao tiếp của nhà quản trị
Kỹ năng giao tiếp của nhà quản trị

Đối với ngoại giao bên ngoài, họ phải là người khéo léo, mềm mỏng trong giao tiếp để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp, tạo thêm tiềm lực phát triển cho doanh nghiệp.

2.3. Khả năng quyết đoán

Là một người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định lớn cho doanh nghiệp, nhà quản trị phải là một người có tính quyết đoán và sáng suốt. Bởi việc điều hành một doanh nghiệp không có nghĩa là lúc nào mọi thứ cũng trôi qua một cách êm đềm theo đúng như những kế hoạch đã vạch ra sẵn. Nhà quản trị giỏi phải là người luôn sẵn sàng đương đầu với mọi vấn đề có thể xảy ra và đưa ra những lựa chọn sáng suốt và nhanh chóng nhất để kịp thời khắc phục các vấn đề.

Những quyết định mà họ đưa ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp, vì vậy nếu chọn một nhà quản trị thiếu sáng suốt và quyết đoán sẽ gây ra rất nhiều các thiệt hại cho công ty cũng như làm chậm sự phát triển của cả một doanh nghiệp.

2.4. Sự tự tin của người lãnh đạo

Phẩm chất của nhà quản trị tài ba
Phẩm chất của nhà quản trị tài ba

Nhà quản trị giống như một người đại diện cho cả doanh nghiệp vì vậy năng lượng của nhà quản trị cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến toàn bộ nhân viên. Để duy trì được năng lượng tích cực cho doanh nghiệp thì nhà quản trị, trước hết cũng phải là một người luôn tự tin, rạng ngời trước nhân viên.

Không những vậy, sự tự tin của nhà quản trị còn được thể hiện trong những quyết sách lãnh đạo, một người luôn tự tin với những công việc mình làm sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc sẽ khiến cho nhân viên luôn nể phục và sẵn lòng cống hiến.

2.5. Khả năng dẫn dắt và thúc đẩy nhân viên

Nhà quản trị chính là những người phải dẫn dắt doanh nghiệp ngày một phát triển không ngừng. Vì vậy, trước tiên nhà quản trị phải là một người có khả năng dẫn dắt được nhân viên, đưa ra các định hướng phát triển cho từng bộ phận để hướng tới một mục tiêu chung là phát triển doanh nghiệp. Họ cũng phải là người nắm bắt được năng lực, tính cách của cấp dưới để thúc đẩy, hướng dẫn cấp dưới phát huy được thế mạnh của mình.

Xem thêm: Phân tích vai trò của nhà quản trị trong hoạt động doanh nghiệp

2.6. Đồng hành cùng nhân viên

Một nhà quản trị giỏi không phải chỉ cần hiểu được nhân viên của mình mà trên hết phải là người đồng hành, cùng phát triển với những cộng sự của mình. Nhà quản trị cần phải tạo được những mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên của mình. Chìa khóa thành công của một nhà quản trị chính là tôn trọng nhân viên của mình và ngược lại, nhân viên cũng luôn dành một sự tôn trọng cho bạn chứ không phải chỉ là sự đối phó trong công việc. Hãy khiến cho cấp dưới của mình, nhân viên của mình làm việc một cách vui vẻ, tự nguyện nỗ lực hết mình. Điều này sẽ khiến cho hiệu suất công việc tăng lên đáng kể.

Nhà quản trị phải luôn đồng hành cùng nhân viên
Nhà quản trị phải luôn đồng hành cùng nhân viên

2.7. Có tinh thần trách nhiệm

Nhà quản trị là người gánh vác của doanh nghiệp trên vai vì vậy họ không thể không có tinh thần trách nhiệm của một người đứng đầu. Họ sẽ người chịu mọi trách nhiệm liên quan đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Tinh thần trách nhiệm không chỉ thể hiện ở việc luôn nỗ lực hết mình để phát triển doanh nghiệp mà còn phải được phát huy khi doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng, xảy ra những sóng gió. Người quản trị phải là người vững tay chèo lái đến cuối cùng để vực dậy doanh nghiệp, để động viên nhân viên tiếp tục làm việc, cố gắng xây dựng lại doanh nghiệp.

Hy vọng các thông tin trên đây của vieclam88 đã giúp bạn hiểu được thế nào là một nhà quản trị giỏi và những phẩm chất nhà quản trị giỏi cần phải có là như thế nào.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: