Các phẩm chất của kiến trúc sư chuyên nghiệp bạn nên biết

Icon Author Phạm Ngọc Diệp

Ngày đăng: 2022-05-20 11:58:37

Nếu nghề báo chí là định hướng dư luận xã hội, nghề bác sĩ là cứu người, thì khi đến với nghề kiến trúc sư, chúng ta có thể nói rằng, đây là nghề nghiệp với những con người tạo ra những công trình mang những dấu ấn đậm nét riêng để lại cho thế hệ mai sau. Vậy bạn có biết kiến trúc sư là nghề gì không? Và các phẩm chất của kiến trúc sư chuyên nghiệp bạn nên biết là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của vieclam88.vn nhé!

1. Giới thiệu về nghề kiến trúc

1.1. Kiến trúc sư là nghề gì?

Kiến trúc sư là nghề gì
Kiến trúc sư là nghề gì

Trong một vài năm trở lại đây, nghề kiến trúc đã trở nên vô cùng hot, đặc biệt nó còn thuộc nhóm ngành top đầu của nước ta với cơ hội việc làm khá là cao, đang dạng, phong phú ở nhiều lĩnh vực, nhiều mảng. Trong điều kiện đang ngày một phát triển như hiện nay, ngành kiến trúc cũng ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình trong xã hội. 

Hiểu nôm na, kiến trúc sư là những người làm thiết kế. Họ có nhiệm vụ là kế thừa, phát triển và đặc biệt là thiết kế nên các công trình, đô thị,... mang đậm bản sắc văn hóa. Những kiến trúc sư sẽ được học tập và đào tạo chuyên sâu về nghệ thuật và cách thiết kế cũng như khoa học thiết kế các công trình. Sau quá trình học tập và đào tạo, họ sẽ được cấp bằng và chứng chỉ về lĩnh vực này. 

Theo đó, công việc của họ chính là sử dụng chất xám và sự sáng tạo của trí óc kèm theo đó là sự khéo léo của đôi bàn tay để hoàn thành các bản vẽ, đồ án đẹp mắt. Những bản vẽ, đồ án này chính là hình ảnh về nhà ở, khu vui chơi, nơi làm việc,... và những công trình này sau sẽ được xây dựng. 

Có thể nói rằng, kiến trúc sư là những người có vai trò hết sức quan trọng và lớn lao. Đặc biệt, gần đây, ngành nghề hiện đang được quan tâm rất nhiều bởi các bạn trẻ.

1.2. Một số nghề nghiệp trong ngành kiến trúc

1.2.1. Quy hoạch xây dựng

Quy hoạch xây dựng được biết đến là công việc tổ chức không gian đô thị, không gian nông thôn và các khu chức năng; tổ chức hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội; nhằm mục đích tạo ra môi trường phù hợp cho người dân sinh sống trên địa bàn và nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và cộng đồng. Đồng thời thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng sẽ được thể hiện thông qua các bản vẽ, sơ đồ và thuyết minh đề tài của đồ án quy hoạch xây dựng. 

Quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng

Quy hoạch xây dựng gồm 3 lĩnh vực chính là quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, cuối cùng là thiết kế đô thị và cảnh quan. 

Về quy hoạch vùng, các kiến trúc sư sẽ quy hoạch xây dựng hệ thống phân bổ các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, khu nông lâm nghiệp hay các khu kinh tế đặc thù,... Mà tất cả những điều này sẽ được dựa trên cơ sở “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội” được phê duyệt trước đó của vùng. Và đặc biệt những người này sẽ có ít tính chất tạo hình mà thay vào đó và thiên về tư duy phân tích, dự đoán và hệ thống. 

Về quy hoạch đô thị, các không gian đô thị như nơi ở, chỗ làm việc, hệ thống các công trình giao thông vận tải,... sẽ được tổ chức, bố trí, sắp đặt bởi các kiến trúc sư này. Ở đây, các kiến trúc sư cũng phải vận dụng sự tư duy hệ thống kết hợp giữa phân tích và dự đoán để lên ý tưởng xây dựng, thiết kế những công trình này.

Cuối cùng là về thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quan. Những “nội thất cho đô thị” sẽ được thiết kế bởi những kiến trúc sư này. Khác với các lĩnh vực trên, ở lĩnh vực này, người thiết kế sẽ chủ yếu thiên về tạo hình các vật thể và phối hợp màu sắc, vật liệu cùng với tỷ lệ phù hợp. Ngoài ra còn có thêm các yếu tố khác như khoảng trống, đường đi bộ, các tấm biển chỉ đường,...

1.2.2. Thiết kế công trình kiến trúc

Thiết kế công trình kiến trúc
Thiết kế công trình kiến trúc

Theo như tìm hiểu, đây chính là ngành nghề hot nhất thu hút nhiều kiến trúc sư. Khác với thiết kế quy hoạch xây dựng cần nhiều thiết kế (hay còn gọi là lao động tập thể, thì thiết kế công trình kiến trúc này lại chỉ cần một người. Ở đây, họ thể rõ năng lực, gu thẩm mỹ, và tính cách của mình qua từng tác phẩm thiết kế. 

Những người sử dụng có nhu cầu, mong muốn như thế nào sẽ bày tỏ ý kiến với kiến trúc sư, từ đó họ phác thảo ra các bản vẽ, sơ đồ các không gian đó kèm theo là các hoạt động tương ứng. Sau đó, họ sẽ chọn một bộ khung phù hợp cho không gian đó. 

1.2.3. Thiết kế nội thất

Thiết kế nội thất
Thiết kế nội thất

Nội thất chính là những vật dụng và các loại tài sản được trang trí, trình bày trong một không gian nhất định. Tại đây, các kiến trúc sư sẽ thiết kế, sáng tạo bố trí không gian và lựa chọn các loại vận dụng để trang trí cho bên trong công trình. Về mảng này, đòi hỏi các nhà kiến trúc sư phải có cái nhìn tinh tế, sự khéo léo và tư duy sâu sắc đối với những đối tượng cụ thể; đặc biệt phải có sự am hiểu tâm lý khách hàng, tìm hiểu được sở thích, thói quen và tính cách của khách hàng để lựa chọn phong cách thiết kế sao cho phù hợp. 

2. Các phẩm chất cần có ở một người kiến trúc sư 

2.1. Có ý thức về thiết kế 

Có ý thức về thiết kế
Có ý thức về thiết kế 

Sự sáng tạo đang hòa quyện để các kiến ​​trúc sư đưa ra một thiết kế đáng để xây dựng. Khả năng sáng tạo và đổi mới thường cho phép họ làm việc trong một tập hợp các tham số nhất định chứa giải quyết các vấn đề thiết kế phức tạp trong môi trường xây dựng đồng thời mang lại giá trị tối ưu.

Một kiến ​​trúc sư giỏi có nhiều kế hoạch cho một thiết kế của mình. Và nó sẽ được trình bày trên bản vẽ cho khách hàng và các nhà xây dựng. Một thiết kế có thể được tạo ra đơn giản bằng cách lắng nghe và quản lý ý tưởng của mình. Bạn phải hiểu rõ các quy trình có trong thiết kế. Ví dụ như làm thế nào để bạn kết hợp được sự hấp dẫn trực quan với chức năng. 

2.2. Kỹ năng lắng nghe 

Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe 

Kiến trúc sư phải thành thạo và chuyên nghiệp trong việc giao tiếp với khách hàng và do đó họ cũng phải là người biết cách lắng nghe ý kiến, quan điểm của người khác. Họ phải sẵn sàng lắng nghe ý kiến ​​của khách hàng và những người xung quanh. Bạn có thể tạo ra một thiết kế tuyệt vời dựa trên những ý tưởng mà bạn được cung cấp bởi ý kiến của khách hàng và những người khác xung quanh bạn. 

2.3. Kỹ năng phác thảo

Kỹ năng phác thảo
Kỹ năng phác thảo

Để có được một thiết kế và phương án chính xác trong bản vẽ, kiến ​​trúc sư phải có kỹ năng phác thảo và vẽ rất thành thạo và chuyên nghiệp. Họ bắt buộc phải vẽ bằng tay hoặc trên máy tính. Kiến trúc sư chỉ cần nắm rõ các phương pháp và quy trình là có thể đưa ý tưởng ra giấy một cách chính xác. 

2.4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề

Phẩm chất mà một kiến ​​trúc sư chuyên nghiệp cần có nhất đó là kỹ năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Kiến trúc sư giỏi tác phẩm của mình gặp vấn đề, trục trặc ở đâu và tìm ra  giải pháp khả thi nhất. Một kế hoạch khác đã được chuẩn bị trước đó phòng trường hợp kế hoạch ban đầu nào gặp vấn đề. Các kiến ​​trúc sư cần phải linh hoạt và dễ dàng thích ứng với những thay đổi bất chợt để có thể giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi “Các phẩm chất của kiến trúc sư chuyên nghiệp bạn nên biết là gì?”. Hy vọng rằng, qua bài viết này tầm quan trọng của kiến trúc sư để mà từ đó rèn luyện và phấn đấu để trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: