[Operation Manager là gì?] “Sói đầu đàn” của doanh nghiệp

Icon Author Hà Liên Hương

Ngày đăng: 2020-07-25 17:40:18

Operation Manager là gì? Bạn có thể nhìn thấy nhiều trách nhiệm tương đồng của các MG trong doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải EM nào cũng thực hiện những nhiệm vụ hoàn toàn giống nhau. Bài viết của vieclam88.vn sẽ giúp bạn định nghĩa đúng bản chất công việc, chức năng nhiệm vụ và một số vấn đề xoay quanh vị trí Operation Manager nhé!

Việc Làm Marketing

1. Định nghĩa khái niệm Operation Manager là gì?

Định nghĩa khái niệm Operation Manager là gì?
Định nghĩa khái niệm Operation Manager là gì?

Khái niệm Operation Manager có thể không quá phổ biến với chúng ta. Nhưng trên thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty không thể thiếu đi vài trò này. Đặc biệt, nguồn lực về con người luôn được xem là nhiệm vụ chủ chốt, bậc nhất của một Operation Manager. Vậy Operation Manager là gì?

Operation Manager hay hiểu đơn giản là những cá nhân chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của một tổ chức doanh nghiệp. Nói đúng hơn, họ có thể được gọi là Quản lý hoạt động, Quản lý điều hành,... Trên cơ sở bối cảnh của những mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được, các Operation Manager sẽ xác định phương hướng, hoạch định bước đi đúng đắn cho doanh nghiệp.

Họ có thể làm trung gian, tập hợp và kết nối những nhân sự trong tổ chức làm việc để đạt được những yếu tố cần thiết nhất mà họ đã xác định trước đó. Với vai trò của Operation Manager, có thể ví họ như những nhà tư tưởng, biết phê phán và nhìn nhận các khía cạnh theo nhiều góc độ khác nhau. Khác với những nhân viên thông thường, Operation Manager có thể nhìn ra được bản chất của một tình huống, họ biết đưa ra những quyết định phù hợp để giải quyết tình huống đó, sao cho công ty được hưởng các lợi ích tốt đẹp nhất.

Đó cũng là điều chứng minh cho việc Operation Manager cần xử lý êm thấm các tình huống khi chúng phát sinh. Vấn đề này thường liên quan đến mối quan hệ giữa nhân sự, phân công công việc và các chính sách trong doanh nghiệp.

Operation Manager
Operation Manager

Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Operation Manager thường là cá nhân đảm nhận nhiều trọng trách khác nhau. Hầu như là quan tâm và giám sát toàn bộ hoạt động ở nhiều khía cạnh cho doanh nghiệp. Thì ở các tập đoàn hoặc các tổ chức lớn hơn, giới hạn nhiệm vụ của một Operation Manager thường là trong một bộ phận, chuyên về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Chẳng hạn như, Operation Manager sẽ quản lý hoạt động về nhân sự nếu họ có khả năng về khía cạnh này.

Trong các tổ chức có quy mô nhỏ hơn, họ thường là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành cho rất nhiều, hoặc hầu hết các hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của doanh nghiệp. Cụ thể như:

- Tài chính: Quản lý chi phí, chi tiêu, lợi nhuận, lãi lỗ, các cơ chế và quyết định liên quan đến những hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhân sự: Quản lý công tác tuyển dụng và đào tạo, các chính sách về cơ chế lương thưởng, đãi ngộ,...

- Nguyên liệu: Quản lý quy trình bảo quản, nhập xuất nguyên vật liệu, nhập xuất hàng hóa,....

- Marketing: Quản lý các kế hoạch, chiến dịch quảng bá thương hiệu và sản phẩm, theo dõi và lập ngân sách cho các hoạt động,...

2. Nhiệm vụ và chức năng của Operation Manager

Được xem là “thủ lĩnh” trong hoạt động của các doanh nghiệp, Operation Manager thường làm gì hay chính xác chức năng và nhiệm vụ của một Operation Manager là gì? Hãy cùng khám phá thông qua thông tin được vieclam88.vn cung cấp sau đây nhé!

2.1. Quản lý ngân sách hoạt động và thông tin tài chính

Quản lý ngân sách hoạt động và thông tin tài chính
Quản lý ngân sách hoạt động và thông tin tài chính

Nói đến vai trò đầu tiên, các Operation Manager thường đảm nhận trọng trách quản lý ngân sách hoạt động và thông tin tài chính trong tổ chức doanh nghiệp. Nói đúng hơn, họ thường theo dõi, kiểm soát ngân sách và thiết lập ngân sách cho những hoạt động từ nhỏ đến lớn trong công ty. Chi phí cho mọi hoạt động thường được quan sát và theo dõi dưới con mặt của những nhà quản trị.

Operation Manager là người hiểu tiềm lực tài chính của doanh nghiệp nhất. Do đó, họ sẵn sàng đưa ra các quyết định về cắt giảm chi tiêu nhằm đảm bảo sự an toàn và bền vững của ngân sách cho doanh nghiệp tồn tại. Operation Manager cũng là người tham gia trực tiếp vào quá trình phân tích, nghiên cứu về lợi ích của việc chi tiêu, chi phí. Điều này là để xác định và tìm được nguồn hoặc giá thành nguyên liệu sao cho phù hợp. Cuối cùng, họ còn đảm bảo sản lượng sản xuất được đạt mức tối đa thông qua quá trình giám sát các phương thức sản xuất trong doanh nghiệp.

2.2. Quản lý hàng tồn kho và chuỗi cung ứng

Quản lý hàng tồn kho và chuỗi cung ứng
Quản lý hàng tồn kho và chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng và hàng tồn kho là hai trong số các yếu tố và hoạt động quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Mặc dù ở các lĩnh vực hoạt động, các doanh nghiệp khác nhau sẽ tồn tại những phương thức kiểm soát hàng tồn không giống nhau. Các Operation Manager phải trực tiếp điều hành và quản lý các công việc đó. Họ có thể tìm hiểu và đưa công nghệ phần mềm ứng dụng trong quá trình quản lý hàng tồn, để gia tăng hiệu quả của hoạt động này.

Operation Manager cần đảm bảo nguồn nguyên vật liệu ổn định trước khi ham muốn một hoạt động sản xuất có hiệu quả. Do đó, sau khi đảm bảo được các nguồn cung ứng thích hợp, sản phẩm nên được hoàn thiện và được kiểm soát chất lượng đúng quy trình. Tiếp đến, số lượng hàng hóa sẽ được chuyển vào chuỗi cung ứng cho các đối tác bán lẻ, đại lý hoặc những khách hàng trực tiếp.

Nhìn chung, Operation Manager phân công nhiệm vụ, giám sát và điều hành toàn bộ hoạt động chung trong nhiều khía cạnh công việc ở các doanh nghiệp. Trong khi những nhân sự cấp dưới sẽ chỉ hoàn thành nhiệm vụ trong chức trách của mình.

2.3. Quản lý và giám sát nhân sự

Quản lý và giám sát nhân sự
Quản lý và giám sát nhân sự

Nhân sự luôn là yếu tố được chú trọng nhất ở mọi doanh nghiệp. Vai trò của Operation Manager là gì trong hoạt động liên quan đến nhân sự? Họ cần am hiểu và có những giải pháp xử lý tốt về nhu cầu và yêu cầu nhân sự từ doanh nghiệp. Operation Manager thiết lập các kế hoạch, từ khâu tuyển dụng nhân sự, cho đến tiếp nhận và hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới. Bên cạnh đó, họ cũng là người đề ra các chính sách về quy định thưởng phạt, kỷ luật trong doanh nghiệp để các nhân sự chấp hành nghiêm chỉnh.

Operation Manager thường là người nắm bắt tình hình hoạt động của những bộ phận, phòng ban khác nhau. Do vậy, chính họ cũng là cá nhân có quyền và có năng lực điều chỉnh quy trình thực hiện công việc, cũng như tinh chỉnh các nhiệm vụ cho toàn bộ nhân sự, nhằm mang lại năng suất tốt nhất và hướng tới việc đạt được mục tiêu cho doanh nghiệp một cách nhanh nhất.

3. Bạn có phù hợp với vị trí Operation Manager?

Bạn có phù hợp với vị trí Operation Manager?
Bạn có phù hợp với vị trí Operation Manager?

Sau khi đã hiểu bản chất công việc Operation Manager là gì? Hãy tìm hiểu về những yêu cầu đối với vị trí hấp dẫn này, để biết được bản thân có phù hợp trong quá trình ứng tuyển hay không nhé.

Là một vị trí thuộc cấp độ quản lý, Operation Manager thường được các nhà tuyển dụng đề cao về mặt chuyên môn trình độ. Những ứng viên phải sở hữu bằng cấp cao, như cử nhân Đại học trở lên các chuyên ngành về Quản trị nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Truyền thông,... Có bằng cấp càng cao, hoặc các chuyên ngành càng liên quan đến nhiệm vụ công việc, lợi thế của bạn sẽ càng được ưu tiên. Về kinh nghiệm, vị trí quản lý hoạt động thường đòi hỏi kinh nghiệm làm việc tương đương với cấp độ “Giám đốc”, đặc biệt ở các doanh nghiệp lớn, bạn cần phải có 5 - 7 năm làm việc.

Operation Manager là người quản lý và vận hành mọi hoạt động trong doanh nghiệp, để mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Họ cần là người sở hữu rất nhiều phẩm chất và kỹ năng như sau:

phẩm chất và kỹ năng
Phẩm chất và kỹ năng 

- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng cần thiết nhất ở cấp độ quản lý điều hành. Vì hàng ngày, Operation Manager sẽ phải hợp tác làm việc với rất nhiều đối tượng thuộc các phân tầng cấp độ khác nhau. Do đó, am hiểu việc giao tiếp, truyền đạt thông tin, bao gồm cả kỹ năng thương lượng, đàm phán đều là những chìa khóa vô cùng quan trọng để họ đạt được thành công.

- Kỹ năng tương tác: Giao tiếp với tần suất cao, và để mọi quyết định cũng như chiến lược của họ trở về đúng luồng, họ cần đảm bảo sự tương tác giữa các cá nhân họ làm việc và giữa các cá nhân trong từng bộ phận. Tương tác tốt không chỉ giúp công việc được thúc đẩy hiệu quả, gia tăng năng suất theo hướng chủ động, mà còn giúp cho nhân viên được làm việc và hoàn thành nhiệm vụ dưới tinh thần, môi trường thoải mái.

- Kỹ năng lãnh đạo: Operation Manager thường là người tham gia trực tiếp vào quá trình phân công nhiệm vụ cho các nhân viên cấp dưới. Do đó, kỹ năng lãnh đạo giúp họ thuận lợi hơn trong chức trách này, đặc biệt là việc thúc đẩy tinh thần làm việc, giải quyết các xung đột nội bộ, ra các quyết định quan trọng,...

- Kỹ năng quản lý tài chính: Nhiệm vụ của Operation Manager xoay quanh các kế hoạch tài chính, thiết lập ngân sách, quản lý chi tiêu,.... nên họ cần nắm vững và thành thạo các công cụ, phương pháp để hỗ trợ cho những nhiệm vụ này. Đặc biệt, họ cần có tư duy logic, có năng lực nhạy bén trong tính toán.

Đọc thêm: “Senior executive” là gì ? Tố chất và kỹ năng để trở thành một nhà điều hành

4. Cơ hội nghề nghiệp liên quan đến Operation Manager

Cơ hội nghề nghiệp liên quan đến Operation Manager
Cơ hội nghề nghiệp liên quan đến Operation Manager

Như đã nói ngay từ đầu, Operation Manager không chỉ là một chức danh nắm hết toàn bộ hoạt động trong các doanh nghiệp. Ở những doanh nghiệp có quy mô lớn, họ thường được tuyển dụng dưới nhiều chức danh khác nhau. Bạn có thể tham khảo các chức danh như sau:

- Logistics Manager: Những cá nhân đảm nhiệm vai trò quản lý hậu cần hay chuỗi cung ứng thường chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi hoạt động này trong một tổ chức. Theo đó, họ thường đưa ra các quyết định mua bán sản phẩm của doanh nghiệp.

- Financial Manager: Giám sát tình hình tài chính trong doanh nghiệp chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của công việc này. Họ xây dựng các báo cáo tài chính, phân tích và tính toán các dữ liệu liên quan đến ngân sách, chi phí hoạt động, dự báo rủi ro trong các hoạt động đầu tư tài chính hay kinh doanh của các doanh nghiệp. Họ cũng là người tham mưu và cố vấn cho những nhà lãnh đạo các giải pháp và phương án tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Data Manager: Tương tự, các nhà quản lý dự liệu phụ trách hoạt động quản lý hệ thống dữ liệu trong các tổ chức. Họ phải cam kết về hoạt động vận hành ổn định, những khía cạnh liên quan đến an ninh dữ liệu, lưu trữ, trích xuất thuận lợi.

Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành

Mỗi chức danh liên quan đến vai trò Operation Manager thường có những nhiệm vụ và yêu cầu công việc khác nhau. Trong quá trình tìm hiểu các công việc này, hãy chọn cho mình những hướng đi sự nghiệp phù hợp cho riêng mình bạn nhé. Thông qua khái niệm Operation Manager là gì? Timviec365.com.vn hy vọng sẽ giúp ích được bạn trong những mục đích cá nhân!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: