Operation executive là gì? Ý nghĩa của nó đối với doang nghiệp

Icon Author Nguyễn Trâm

Ngày đăng: 2022-06-30 18:35:10

Trong một doanh nghiệp, việc thiết lập cầu nối giữa sếp và đội ngũ nhân viên để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng là rất cần thiết. Đó là nghĩa của cụm từ  Operation executive. Vậy Operation executive là gì? Ý nghĩa của nó đối với doang nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé

1. Tìm hiểu về Operation executive

Operation executive là một thuật ngữ Tiếng anh trong chuyên ngành có nghĩa là điều hành hoạt động đối với một công ty, doanh nghiệp. Cụm từ này còn rất quen thuộc với bất cứ những doanh nghiệp và công ty nào vì các doanh nghiệp nào cũng đều có ban điều hành nổi bật là Ban giám đốc điều hành của công ty, doanh nghiệp.

Tìm hiểu về Operation executive
Tìm hiểu về Operation executive

Trong bộ máy điều hành của công ty, bộ phận quản lý điều hành sẽ bao gồm đại hội cổ đông của công ty, bộ phận quản lý và các bộ phận khác bao gồm: Đại hội cổ đông, Ban kiểm soát nội bộ, giám đốc và các Phó giám đốc. Đây chính là bộ phận chính để quản lý và điều hành để một doanh nghiệp có thể hoạt động một cách trơn tru và mượt mà hơn.

2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 

2.1. Đại hội cổ đông

Đại hội cổ đông chính là một trong các bộ phận được nói là không thể thiếu trong một doanh nghiệp và cũng là bộ phận hình thành nên sự phát triển của công ty. Đây có thể nói là một cơ quan có thẩm quyền tối cao nhất trong lĩnh vực đối với doanh nghiệp. Bộ phận này bao gồm rất nhiều người liên quan đến một vấn đề trong công ty, doanh nghiệp và theo tất cả những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có thể quyết định tới tất cả những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Có nghĩa là họ có thể điều hành, có những quyết định về việc quản lý, có tầm nhìn, những giá trị cốt lõi, đưa ra các chiến lược và phương hướng hoạt động của công ty như là: Các hoạt động kinh doanh, hoạt động nhân sự, hoạt động tổ chức sự kiện, hoạt động lãnh đạo bộ máy,...

Đại hội cổ đông
Đại hội cổ đông

Vậy tại sao họ lại có quyền hành cao đến như vậy? Vì đơn giản họ chính là những người khai sinh và sáng lập nên tổ chức, doanh nghiệp đó và họ cũng là những người trực tiếp góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Những nguồn tài chính, những hoạt động định kỳ của công ty đều do họ quyết định.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy đại hội cổ đông trên những phim của Hàn Quốc với những ánh mắt sắc như dao, những câu nói đầy quyền lực, những uy thế của những nhà lãnh đạo đại hội cổ đông thì bạn có thể liên tưởng đến ngoài đời những đại hội cổ đông của những doanh nghiệp lớn cũng vậy, họ cũng có những vai trò to lớn giống như vậy đó.

2.2. Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là những người thuộc thành phần quản trị của công ty và họ có những vấn đề liên quan đến những lợi ích của công ty đó . Những trường hợp liên quan đến các lợi ích của công ty để có thể thuộc quyền đại diện của đại hội cổ đông thì hội đồng quản trị mới không thể quyết định các vấn đề để có thể thay đổi.

Một hội đồng quản trị của công ty thường sẽ có là 5 người. 5 người này sẽ do đại hội cổ đông bầu ra với những người sẽ có quyết định điều hành của công ty. Những người này họ sẽ có những quyền điều chỉnh và giám sát những hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như là điều hành các vấn đề liên quan đến những công việc nội bộ của công ty và các tình hình nhân sự của công ty.

2.3. Ban kiểm soát

Ban kiểm soát không phải là bộ phận có chức năng điều hành trực tiếp của công ty, tuy vậy chức năng của họ sẽ là rất quan trọng. Ban kiểm soát sẽ là bộ phận giám sát những hoạt động của công ty, để báo cáo lên  cho cấp cao hơn về tình hình hoạt động của công ty. Từ đó các cấp cao hơn cũng có thể dễ dàng nắm bắt được các hoạt động của công ty và có những phương hướng và điều chỉnh sao cho hợp lý. Trong ban kiểm soát thường thì sẽ có 3 người và 3 người này cũng sẽ do hội đồng cổ đông bầu ra

 Ban kiểm soát
 Ban kiểm soát

 

2.4. Giám đốc và các phó giám đốc

Đối với một công ty hay một doanh nghiệp nào đó thì bạn sẽ thường chỉ thấy vai trò của một người giám đốc xuất hiện. Thế nhưng có một sự thật phải thừa nhận rằng họ không phải là người có quyền lực cao nhất trong một công ty. Tuy nhiên trong một số trường hợp thi việc điều hành quản lý cũng sẽ được ủy quyền lại cho những giám đốc hay là phó giám đốc tại công ty và họ cũng sẽ là người điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh thường ngày của công ty đó. Giám đốc hay những phó giám đốc có thể là những thành viên của công ty nhưng họ cũng có thể được thuê về để có thể quản lý cho một doanh nghiệp.

3. Cách điều hành quản lý phát triển của một doanh nghiệp

Bạn cũng có thể làm một phép thử để có thể thấy được những điều bất ổn của việc không có những người lãnh đạo, những người điều hành quản lý của công ty đến với những công ty thì sẽ ra sao? Cơ chế hoạt động của một doanh nghiệp như một mắt xích và được hoạt động dưới sự lãnh đạo của những người lãnh đạo, những người quản lý. Chính vì thế sự không có mặt của những người quản lý sẽ gây ra một vấn đề SOS đối với bất kể các doanh nghiệp nào trên mọi lĩnh vực hoạt động nào đi chăng nữa.

Điều hành hoạt động có sự quan trọng nhất định đối với các doanh nghiệp, nó giống như là một điều kiện tiên quyết cho bộ máy phát triển của doanh nghiệp có thẻ hoạt động trơn tru, mượt mà. Với những sự điều hành thì trước tiên một nhà quản lý sẽ có những phẩm chất bắt buộc như sau:

3.1. Đạt được các mục tiêu của việc quản lý

 Đối với những người điều hành thì họ phải có những cách điều hành và khả năng quản lý riêng cho từng bộ phận trong công ty. Không những vậy, họ cẩn phải hoàn thành một cách xuất sắc những nhiệm vụ quản lý mà mình đã được giao hằng ngày để có thể báo cáo lên cấp trên.

3.2. Duy trì môi trường làm việc ổn định

Ở một khía cạnh nào đó bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của việc điều hành của một công ty để có thể duy trì được sự ổn định, sự chuyên nghiệp một cách liên tục. Bạn cũng có thể tưởng tượng nếu một ngày mà sếp không đi làm chắc là nhân viên trong công ty cũng có thể trở nên “loạn”. Việc duy trì sự điều hành liên tục của một công ty sẽ duy trì đến các hoạt động của các nhân viên trong công ty một cách ổn định nhất để có thẻ có những lối đi đúng đắn trong các công việc trong công ty.

Duy trì môi trường làm việc ổn định
Duy trì môi trường làm việc ổn định

3.3. Đánh giá năng lực của nhân viên

 Đây là điều kiện cần thiết để có thể giúp cho những sếp, những người lãnh đạo có thể hiểu được rõ nhân viên của mình hơn để họ có thể đánh giá những năng lực làm việc của từng nhân viên mà mình quản lý. Khi điều hành các hoạt động của nhân viên trong doanh nghiệp bắt buộc những người điều hành phải duy trì được tính thường xuyên của một doanh nghiệp, bắt buộc người lãnh đạo phải phân công những công việc cho từng người đối với rất nhiều phòng ban khác nhau. Ban lãnh đạo cũng có thể thông qua tình hình này để có thể đánh giá cho năng lực làm việc của mỗi nhân viên, khen thưởng khích lệ những nhân viên đạt thành tích cao trong công việc và bồi dưỡng nhân viên còn yếu kém.

Đánh giá năng lực của nhân viên
Đánh giá năng lực của nhân viên

3.4. Là những người có tầm nhìn xa

 3.4.1. Đưa ra các quyết định quan trọng

 ối với các bộ phận trong doanh nghiệp thì các trưởng phòng, các lãnh đạo thường là người đưa ra các quyết định các tầm nhìn chiến lược của mình đến với nhân viên của từng phòng ban đó. Không những thế họ còn là người đưa ra những kế hoạch chiến lược, những lối đi đúng đắn cho nhân viên của mình để có thể điều hành được cả một phòng ban trong công ty. Họ phải thể hiện được những sự uy quyền trong việc điều hành trong công ty.

Là những người có tầm nhìn xa
Là những người có tầm nhìn xa

3.4.2. Phải bắt kịp xu thế của thị trường

Những người lãnh đạo cũng phải bắt kịp những xu thế của thị trường. Sự cạnh tranh của các công ty trên thị trường thương mại càng lớn khiến cho các nhà lãnh đạo luôn phải có những quyết định đúng đắn để có thể lãnh đạo các nhân viên của mình. Bởi vậy họ phải trang bị cho mình ngay lập tức tầm nhìn chiến lược đặc biệt để có thể điều hành công ty để có thể khẳng định những thương hiệu công ty của mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt với những công ty khác.

Tổng hợp lại những ý trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của Operation executive đặc biệt là ở trong vấn đề quản lý doanh nghiệp. Phải nói đây thật sự là một trong những bộ phận cần thiết và tuyệt đối không thể thiếu cho mỗi một doanh nghiệp , tổ chức.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: