OEM là gì? TIPs xây dựng chiến lược kinh doanh OEM hoàn hảo

Icon Author Ngọc Lam

Ngày đăng: 2020-03-07 18:03:10

OEM là gì? Có nên mua hàng OEM không? Là câu hỏi của không ít bạn khi mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực sản xuất. Có một sự thật rằng, khi tình hình kinh doanh ngày càng phát triển, cũng là lúc nhiều lĩnh vực kinh doanh được phát triển hơn. Và hàng OEM cũng có nhiều cơ hội được mọi người biết đến hơn. Để hiểu rõ về bản chất về hàng OEM nghĩa là gì cùng với những kiến thức mới mẻ xoay quanh thì các bạn tham khảo ngay bài viết được chia sẻ dưới đây nhé!

Tìm Việc Làm Kinh Doanh

1. OEM là gì?

Trên thực tế thì thuật ngữ OEM đã xuất hiện từ rất lâu rồi, được sử dụng để nói về những mặt hàng được sản xuất bởi những tổ chức sản xuất thông qua việc áp dụng những thiết bị công nghệ cao, và tổ chức sản xuất không nhất thiết phải cần đến sự trợ giúp của nhà sản xuất khác. Sau đó cung cấp lại cho bên thứ hai khác, và những mặt hàng này cũng sẽ được chính bên thứ hai đó đổi tên thương hiệu thành của mình và bán lại cho khách hàng.

OEM là gì?
OEM là gì?

Và OEM - Original Equipment Manufacturer, dịch sát nghĩa tiếng Việt là "nhà sản xuất thiết bị gốc". Mối quan hệ của OEM cũng thường xuyên bị chồng chéo giữa các doanh nghiệp đưa mặt hàng công nghệ ra thị trường. Hay nói một cách đơn giản, thì các bạn cũng dễ dàng bắt gặp được những hình ảnh về các công ty kinh doanh như một OEM rồi bán hệ thống cho các OEM khác cùng một lúc. Việc này cũng có thể là linh động nhưng mối quan hệ của nhà sản xuất, đại lý cũng trở nên mơ hồ hơn.

Chưa kể đến việc, sau nhiều thời kỳ phát triển thì thuật ngữ OEM cũng đang dần trở thành từ được sử dụng để mô tả những doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong chuỗi phân phối công nghệ thông tin phức tạp. Nghĩa là sẽ có một doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo đúng với những yêu cầu, tiêu chuẩn mà một bên thứ hai khác đặt hàng, rồi những sản phẩm/ mặt hàng đó sẽ được đưa ra thị trường với thương hiệu của bên thứ hai (bên đã đặt hàng). Và những mặt hàng đó đều được gom nhóm lại và gọi chung là hàng OEM. Như vậy các bạn đã hiểu được phần nào về OEM là gì rồi chứ? Cùng tìm hiểu thêm những thông tin xoay quanh của thuật ngữ này nhé.

2. Yêu cầu của hàng OEM

Tuy nhiên không phải bên công ty sản xuất nhận được đơn hàng là có thể sản xuất tùy ý hay không có những tiêu chuẩn gì. Bởi vì quá trình thực hiện OEM thì các công ty cũng phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, đòi hỏi của bên đặt hàng và sản xuất đúng quy trình sản xuất. Bởi thị trường kinh doanh hiện nay ngày càng khốc liệt, khách hàng cũng ngày càng khó tính, nên không các công ty sản xuất cũng không chỉ chú trọng về số lượng mà cả chất lượng như vậy mới nâng cao được năng lực cạnh tranh.

Yêu cầu của hàng OEM
Yêu cầu của hàng OEM

Tóm lại, công ty sản xuất (A) và công ty đặt hàng (B) cũng sẽ phải đáp ứng được hai yêu cầu của hàng OEM, được cung cấp dưới đây:

- Bên B sẽ phải dự báo và đặt trước số lượng yêu cầu về sản phẩm của hàng OEM để bên A nắm rõ mọi thông tin của đơn hàng kịp thời. Bên A sẽ là bên lên kế hoạch sản xuất cụ thể, theo đúng với quy trình và sẽ thực hiện theo đúng với những yêu cầu được đưa ra của bên B cả về số lượng lẫn chất lượng.

- Bên B sẽ không được chủ động đưa ra quyết định đưa hàng OEM khi đang dưới dạng nguyên sản phẩm riêng lẻ ra thị trường một cách tự ý. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì bên B chỉ được thực hiện kinh doanh những mặt hàng OEM sau khi đã lắp ráp, và được tiêu thụ khi sản phẩm đã được hoàn thiện.

Tham khảo: Việc làm quản lý sản xuất

3. Vậy có nên mua sản phẩm OEM không?

Sau khi các bạn đã phần nào hiểu được OEM là gì thì có lẽ cũng nhiều bạn đặt ra câu hỏi liệu mua hàng OEM có nên không? Tuy nhiên cũng thật khó để đưa ra được lời giải đáp chính xác cho câu hỏi này, bởi thực tế thì nhu cầu hay mục đích mua cũng như sử dụng của chúng ta hoàn toàn khác nhau vậy nên tiêu chí đặt ra để mua bất cứ một sản phẩm nào cũng không thể quy chuẩn chung được.

Vậy nên mỗi bạn sẽ tự tìm cho mình câu trả lời chính xác và phù hợp nhất. Trên thực tế thì hàng OEM đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Cụ thể như giá thành của sản phẩm OEM luôn thấp hơn so với những mặt hàng khác, và việc kinh doanh các hàng OEM cũng hoàn toàn hợp pháp. Việc bạn mua những mặt hàng này cũng không hề trái phép, tuy nhiên những vấn đề phát sinh sau khi mua hàng thì việc bảo hành cũng như xử lý lỗi thì có vài khó khăn hơn so với những sản phẩm khác.

Vậy có nên mua sản phẩm OEM không?
Vậy có nên mua sản phẩm OEM không?

Bên cạnh đó, cũng có nhiều sản phẩm OEM được bán ra với nhiều quy định, khi bạn tìm và mua chúng thì cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu và quy định kèm theo sản phẩm. Cụ thể về những điều kiện cụ thể sẽ được kèm theo tương ứng với những loại sản phẩm khác nhau. Và các bạn nên lưu ý rằng đa phần những cửa hàng bán lẻ không kinh doanh sản phẩm OEM, thường sẽ là các đơn vị kinh doanh online sẽ bán nhiều hơn.

Điển hình như, các công ty sản xuất điện tử FOXCONN Đài Loan… cũng thường sản xuất nhiều thiết bị và bộ phận cho các công ty khác như Google, Apple, Xiaomi,… và công ty sản xuất này cũng được gọi như là OEM – nhà sản xuất thiết bị gốc. Và được đóng gói, phân phối một hộp/ thùng luôn thay vì bao bì và chúng không thường được bày bán trên kệ của các cửa hàng.

Như vậy, các bạn cũng đã có thêm thông tin để đưa ra quyết định mình có nên mua sản phẩm OEM hay không rồi đúng không?

4. Những ưu thế của việc sản xuất hàng hóa OEM

Với những chia sẻ ở trên, cũng đủ chúng ta nhận thấy được việc hàng OEM được sản xuất hoàn toàn khác so với phương thức sản xuất kinh doanh truyền thống. Và đây có lẽ cũng là một trong những ưu thế lớn nhất đối với sản xuất OEM này. Đối với những khâu sản xuất thì các doanh nghiệp cũng đã và đang không ngừng đưa  ra những hình thức sản xuất ngày càng mới mẻ, hiệu quả mà lại tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như thời gian.

Những ưu thế của việc sản xuất hàng hóa OEM
Những ưu thế của việc sản xuất hàng hóa OEM

Bên cạnh đó, các công ty cũng có thể áp dụng được những ý tưởng và kết quả mà mình nghiên cứu vào dây chuyền sản xuất và đáp ứng được mọi yêu cầu của bên đặt hàng. Và có một sự thật rằng, với phương thức sản xuất OEM hiện nay, thì bạn có thể bỏ qua một phần, hay thậm chí là toàn bộ một công đoạn sản xuất thì quá trình vẫn được diễn ra một cách an toàn, hiệu quả. Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp còn tiết kiệm được thêm nhiều khoản chi phí đầu tư.

Không chỉ vậy, nhiều chuyên gia còn chỉ ra rằng, một trong những doanh nghiệp sản xuất OEM còn có thể triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh cũng như thử nghiệm với nhiều sản phẩm để khai thác triệt để được thị trường. Và khi đó các doanh nghiệp cũng sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều thành quả nghiên cứu do bên công ty đặt hàng nắm giữ, bởi vì phía bên đặt hàng có thể sẽ chia sẻ những công thức hoặc phương thức sản xuất mà bên công ty sản xuất OEM cần tuân thủ theo. Tuy nhiên, đôi khi các công ty sản xuất cũng cần phải thể hiện được mình là một doanh nghiệp uy tín, đáng tin cậy thì mới có nhiều đơn đặt hàng cùng với việc cam kết không ăn cắp công nghệ, ý tưởng kinh doanh của bên đặt hàng. Vì vậy mà việc xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp sản xuất OEM ngày càng nhiều là điều quá dễ hiểu.

Gợi ý: Việc làm Vật tư - Thiết bị

5. Thành công hơn với chiến lược kinh doanh hàng OEM hoàn hảo

Mỗi chúng ta, ai cũng đều có những hoạch định và chiến lược tương lai dành cho chính mình và để hoạt động sản xuất OEM thành công thì ai cũng cần phải lên được chiến lược hoàn hảo. Và lời khuyên đầu tiên dành cho các bạn chính là phải đề ra cho mình một tiêu chí để có thể từng bước, từng bước thực hiện và để làm được điều này thì tối thiểu OEM là gì? Hay những nội dung chia sẻ ở trên các bạn đều cần nắm được, cùng với đó là những kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây!

5.1. Tìm ra chiến lược hoạt động kinh doanh rõ ràng và đúng đắn

Một trong những yếu tố chủ chốt và cốt lõi đối với việc hoạt động sản xuất kinh doanh chính là thương hiệu, nếu đã xây dựng và tạo dựng được thương hiệu tốt thì việc hoạt động cũng sẽ có nền tảng và dễ dàng tiếp cận được lòng tin khách hàng hơn. Và dù quy mô hoạt động lớn hay nhỏ thì đều cần phải có thương hiệu riêng của mình, khi nghe đến tên thương hiệu cũng đủ biết được chất lượng, mẫu mã và điểm đặc biệt của thương hiệu đó.

Thành công hơn với chiến lược kinh doanh hàng OEM hoàn hảo
Thành công hơn với chiến lược kinh doanh hàng OEM hoàn hảo

Trên thực tế thì khi các bạn có được một chiến lược kinh doanh hoàn hảo cùng với thương hiệu được xây dựng khá hiệu quả thì sản phẩm của bạn vẫn sẽ có cơ hội tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng.

5.2. Nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng để lên hệ thống phân phối

Bạn cần phải tìm hiểu xem đối tượng khách hàng của mình là ai? Tập trung nhiều ở khu vực nào và thường có xu hướng cũng như nhu cầu như thế nào đối với sản phẩm đó. Như vậy sẽ dễ dàng xây dựng được hệ thống phân phối, và thuận lợi hơn trong việc đưa ra được kế hoạch tiếp cận đến với khách hàng.

5.3. Lựa chọn nhà sản xuất uy tín, đáng tin cậy

Với những hoạt động kinh doanh thì việc chất lượng luôn đi kèm với sự uy tín, nhất là đối với thị trường kinh doanh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì việc các doanh nghiệp cạnh tranh cũng mạnh mẽ hơn, vừa phải có giá thành hợp lý vừa phải đạt được chất lượng với những yêu cầu của thị trường và khách hàng khó tính. Điều này cũng không chỉ nhấn mạnh được rằng, việc lựa chọn nhà sản xuất là vô cùng quan trọng. Bên sản xuất cũng cần phải tuân thủ cũng như thực hiện theo đúng với yêu cầu của mình như vậy mới tạo ra được sản phẩm OEM chất lượng.

Không lơ là trong khâu quản lý chất lượng hàng oem
Không lơ là trong khâu quản lý chất lượng hàng oem

5.4. Không lơ là trong khâu quản lý chất lượng

Mặc dù khâu lựa chọn nhà sản xuất đã hiệu quả nhưng doanh nghiệp của bạn cũng không thể vì vậy mà lại lơ là, tỏ ra lỏng lẻo trong khâu quản lý chất lượng. Bởi chưa chắc dây chuyền nào cũng hoàn hảo cả, có thể nó sẽ xảy ra bất cứ sai sót nào và doanh nghiệp bạn cũng cần phải phát hiện được những sai sót đó. Như vậy chất lượng sản phẩm của bạn mới đạt tuyệt đối và nâng cao được tỷ lệ năng lực cạnh tranh với những đối thủ khác.

Hoặc để hiệu quả hơn thì doanh nghiệp cũng nên lập nên một hệ thống giám sát, kiểm soát quá trình hoạt động sản xuất của bên sản xuất được thuê. Như vậy sẽ kịp thời phát hiện được lỗi kịp thời hơn.

Với mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn của thị trường đều có những đặc điểm kinh doanh khác nhau, tuy nhiên các bạn cũng đều cần nghiên cứu cũng như tìm hiểu được chính xác được nhu cầu và xu hướng của thị trường để xây dựng được chiến lược kinh doanh hoàn hảo dành cho mình. Hy vọng những chia sẻ về “OEM là gì?” ở trên đã mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: