Những ngôn ngữ khó học nhất thế giới bạn có biết không?

Icon Author Hoàng Yến

Ngày đăng: 2021-06-23 16:26:21

Theo thống kê thì trên thế giới hiện nay có khoảng 6000 ngôn ngữ với các cách đọc, viết và phát âm khác nhau. Mỗi ngôn ngữ lại đem lại một màu sắc riêng mà có bạn có thể cảm thấy dễ hoặc khó học tùy theo tiếng mẹ đẻ của chúng ta khi sinh ra đã được học. Vậy đâu là ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới? Hãy cùng theo chân chúng mình đi qua các nước trên thế giới để tìm hiểu những ngôn ngữ khó học nhất nhé!

1. Tiếng Mông Cổ

Mông Cổ là một quốc gia nằm ở phía Đông Nam Á và người dân ở đây có ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt cho với các nước láng giềng. Với một người thông thường thì sẽ mất khoảng 44 tuần để có thể học được thứ tiếng khó nhằn này. Tiếng Mông Cổ có khá nhiều phương ngữ khác nhau và hiện được nói bởi 5,2 triệu người dân Mông Cổ.

Tiếng Mông Cổ
Tiếng Mông Cổ

Điều làm cho tiếng Mông Cổ hoàn toàn trở nên khác biệt cũng như khó học hơn các ngôn ngữ khác bởi cách phát âm, ngữ pháp và ký tự đều mang đậm bản chất riêng. Việc gặp trở ngại lớn nhất khi học tiếng Mông Cổ đó là việc phát âm phải sử dụng yết hầu khá nhiều khác với các cách phát âm thông thường của người Phương Tây và Đông Á.

2. Tiếng Phần Lan

Giống như tiếng Mông Cổ thì đây cũng là ngôn ngữ chính của phần lớn người dân Phần Lan và với người bình thường cũng phải mất 44 tuần học. Vậy tại sao nói đây là một thứ tiếng khó? Chắc hẳn nhiều bạn đã xem Chúa tể của những chiếc nhẫn tác giả J.R.R.Tolkien người đã tạo ra ngôn ngữ Elvish dựa trên tiếng Phần Lan. Đây là một ngôn ngữ Finno – Ugric mà trong đó các biến thể của ngữ pháp được đẩy lên tới mức độ cực đoan.

 Tiếng Phần Lan
 Tiếng Phần Lan

Tiếng Phần Lan gây khó khăn bởi sự biến đổi tất cả tính từ, danh từ, đại từ, số từ và động từ phụ thuộc vào vai trò trong câu. Bên cạnh đó, hàng loạt các quy tắc đặt câu cũng khiến Phần Lan nằm trong số những ngôn ngữ kỳ lạ nhất ở Châu Âu. Nếu bạn có khả năng dịch tiếng Phần Lan sang tiếng Anh, bạn sẽ có thể nhanh chóng phát hiện ra rằng người nói tiếng Phần Lan hiện đại sẽ có cách thể hiện cảm xúc riêng của họ khác so với những kịch bản dịch truyền thống.

Xem thêm: [Chia sẻ] Kinh nghiệm tự học tiếng Nhật đơn giản và hiệu quả nhất

3. Tiếng Estonia

Estonia là một quốc gia nhỏ nằm ở khu vực Bắc Âu với số dân khoảng 1,1 triệu người và sử dụng tiếng Estonia như là một ngôn ngữ mẹ đẻ. Giống như tiếng Phần Lan và Mông cổ thì ngôn ngữ này cũng phải mất đến 44 tuần học tương ứng với 1,100 giờ. Nguyên nhân khiến cho tiếng Estonia trở thành một ngôn ngữ khó học bởi sự phức tạp trong ngữ pháp cộng thêm với việc không có cơ hội để trau dồi.

Tiếng Estonia
Tiếng Estonia

Theo như nghiên cứu thì có tới 14 trường hợp thay đổi động từ, tính từ cũng như danh từ tùy theo ngữ cảnh cực kỳ phức tạp mà bạn cần phải ghi nhớ theo hàng chục các ví dụ khác nhau. Còn về cơ hội trau dồi thì ở nước Estonia thì tiếng Anh được coi là một thứ tiếng giao tiếp phổ biến trong đất nước của họ. Đồng thời, người dân ở đây cũng có thể nói chuyện tiếng Anh một cách dễ dàng do vậy mà rất có có cơ hội để trò chuyện với người bản xứ chính gốc Estonia.

4. Tiếng Hungary

Tiếng Hungary được sử dụng là ngôn ngữ chính của người Hungary và đồng thời cũng là ngôn ngữ chính của Liên minh Châu Âu (EU). Tiếng Hungary gây khó cho người học bởi những đặc điểm sau đây: cấu trúc kết hợp từ phức tạp, hệ thống liên hợp từ bất quy tắc, cách phát âm khó đọc.

Tiếng Hungary
Tiếng Hungary

Theo như mình được biết thì ngôn ngữ này có 14 nguyên âm đi kèm theo với 18 – 35 cách thể hiện đại trong câu từ. Có thể nói cấu trúc phức tạp cùng với cách phát âm đặt nặng vào việc sử dụng âm thanh của cổ họng khiến cho việc Tiếng Hungary trở thành thứ tiếng kỳ lạ nhất Châu Âu.

5. Tiếng Việt

Tiếng Việt nước ta cũng được xếp trong top đầu những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới. Đây là ngôn ngữ mẹ đẻ của 85% dân số cùng với hơn 4 triệu người dân Việt Nam hiện nay. Người nước ngoài khi được tiếp xúc với tiếng Việt nhận xét rằng hệ thống thống từ vựng, ngữ pháp quá phong phú, đa nghĩa và cách phát âm dấu câu có luyến láy. Điều này không thích hợp với phong cách nói chuyện mạnh mẽ của người phương Tây. Ngoài ra, các câu tiếng Việt có thể hoàn toàn thay đổi ngữ nghĩa nếu đổi vị trí của các từ trong câu.

Tiếng Việt
Tiếng Việt

6. Tiếng Thái Lan

Xếp thứ 6 trong danh sách những ngôn ngữ khó học nhất thế giới đó là tiếng Thái Lan hay còn có tên gọi khác là tiếng Xiêm. Tiếng Trung Thái là ngôn ngữ mẹ đẻ đồng thời cũng là thứ tiếng chính thức được sử dụng chủ yếu tại đất nước Thái Lan. Tiếng Thái Lan gây cho người đọc khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói. Một bảng chữ cái của tiếng thái bao gồm 44 phụ âm, 32 nguyên âm và 6 âm sắc. Thậm chí có nhiều ký tự được đặt ở đầu câu và cuối câu chỉ có một âm sắc. Do vậy, đây là nguyên nhân khiến cho rất nhiều người Phương Tây không thể nói được thứ tiếng này vì thông thường họ sẽ nói các từ dài, không có âm sắc cụ thể.

 Tiếng Thái Lan
 Tiếng Thái Lan

7. Tiếng Hoa

Có thể các bạn thấy rất nhiều người học ngôn ngữ này và được sử dụng phổ biến ở trên thế giới. Tuy nhiên, vì tiếng Quan thoại là một ngôn ngữ có âm sắc nên chỉ cần bạn thay đổi âm điệu cũng có thể ra một nghĩa hoàn toàn khác với cách bạn muốn diễn đạt. Thêm vào đó là hàng ngàn các ký tự cũng như hệ thống phức tạp và phong phú về ngôn ngữ trong các từ đồng âm.

Tiếng Hoa
Tiếng Hoa

Với số dân của người Trung Quốc lên đến 1,2 tỷ người thì việc thứ tiếng này trở nên thông dụng cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa khi chúng ta đi sâu vào tìm hiểu cách sử dụng cũng như cách ngữ nghĩa đặt trong các hoàn cảnh, tình huống khác nhau thì sẽ có rất nhiều điều thú vị đó.

Xem thêm: Nên học tiếng Hàn hay tiếng Trung, học ngôn ngữ nào lợi thế hơn

8. Tiếng Nhật Bản

Được sử dụng và giao tiếp rộng rãi với con số lên đến 128 triệu người nhưng tiếng Nhật cũng được coi là một thứ tiếng khó học nhất thế giới. Tiếng Nhật gây choáng ngợp cho người mới học với việc sử dụng đến 3 bảng chữ cái đó là: kanji, hiragana, katakana cùng với vô vàn ký tự cần ghi nhớ. 3 hệ thống viết cùng với 2 hệ thống âm tiết cũng là những yếu tố khiến cho ngôn ngữ này càng trở nên khó học hơn. Tuy nhiên, theo như đánh giá của những người đã từng học thì tiếng Nhật dễ học hơn tiếng Hoa.

Tiếng Nhật Bản
Tiếng Nhật Bản

9. Tiếng Nga

Mặc dù tiếng Nga khi nghe qua nhiều lần các bạn có thể dễ dàng bắt chước và nói theo một cách hài hước, nhưng để hiểu và học được ngôn ngữ này đòi hỏi bạn phải dành ra một số lượng lớn thời gian và công sức đó.

Để phát âm chuẩn thì người nói tiếng Nga phải thật dự tập trung vào trọng âm, đôi khi cũng có thể mắc sai lầm vì trọng âm có thể làm thay đổi ý nghĩa của các từ. Có thể thấy phát âm trong tiếng Anh rất quan trong những so với độ khó của tiếng Nga thì vẫn còn thua xa nhỉ?

Tiếng Nga
Tiếng Nga

10. Tiếng Ả Rập

Và ngôn ngữ cuối cùng mà vieclam88 giới thiệu cho bạn là tiếng Ả Rập. Tiếng Ả Rập là nhóm ngôn ngữ được gộp chung với nhau do tác động của chính trị và tôn giáo. Nếu như đây là một ngôn ngữ chính của người Ả Rập thì hiện nay đang được nói bởi 422 triệu người. Đây được coi là ngôn ngữ hành lễ của 1,6 tỷ người hồi giáo và đồng thời cũng là một trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc.

Tiếng Ả Rập
Tiếng Ả Rập

Những nét chữ ngoằn nghèo với hình như chiếc móc câu chính là một khó khăn lớn đối với những người mới bắt đọc học tiếng Ả Rập. Với cấu tạo cực kỳ phức tạp và có thể sinh ra rất nhiều danh từ, động từ không cũng hàm nghĩa. Hơn nữa, hầu hết các chữ Ả Rập đều được viết với 4 hình thức khác nhau và tùy thuộc vào vị trí của từng từ cũng là điểm khiến cho người học cảm thấy khó khăn khi đọc.

Như vậy, chúng mình đã cũng nhau đi vòng quanh thế giới để tìm hiểu về những ngôn ngữ khó học nhất. Còn rất nhiều các ngôn ngữ khó nhằn khác mà có thể chúng ta chưa khám phá được hết. Do vây, các bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết để chúng mình cùng nhau chia sẻ những thông tin hữu ích nhé!

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: