Khi giảng dạy những năng lực cần có của người giáo viên là gì?

Icon Author Phạm Ngọc Diệp

Ngày đăng: 2022-04-23 15:07:53

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy bảo: “Những thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh. Nếu không có thầy giáo để dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng được xã hội chủ nghĩa?”. Chính vì vậy, với nhiệm vụ “vừa dạy chữ, vừa dạy người” của mình, những người giáo viên cần phải có kỹ năng, kiến thức sâu rộng, phẩm chất đạo đức tốt để học sinh noi gương theo. Vậy khi giảng dạy những năng lực cần có của người giáo viên là gì? Bài viết dưới đây của vieclam88.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé.

1. Nghề giáo viên

1.1. Nghề giáo viên là nghề gì?

Ông cha ta thường có câu “không thầy đố mày làm nên”. Câu phương ngôn ấy đã được truyền từ đời này qua đời khác. Qua đó để chúng ta thấy được tầm quan trọng không hề nhỏ của những con người làm nghề giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức, dạy dỗ, giáo dục nhân cách học sinh. Họ là những người “lái đò” không quản mệt nhọc đã đưa biết bao nhiêu thế hệ trẻ cập bến được mơ ước, đi đến tương lai với những chân trời rộng mở, và mở ra cánh cửa hoài bão cho bao người.

Nghề giáo viên là nghề gì?
Nghề giáo viên là nghề gì

Giáo viên chính là những người truyền thụ kiến ​​thức chuyên môn của mình cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên còn giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng cần thiết không chỉ trong học tập mà cả trong cuộc sống hằng ngày như cách cư xử, sự lễ phép với người khác,... Ngoài ra, các hoạt động phong trào, các cuộc thi thiết thực cũng là một điều bổ ích, thú vị giúp học sinh học hỏi, khám phá những điều mới mẻ trong khả năng của họ sẽ được khởi xướng bởi những người giáo viên. Từ đó, giúp học sinh học hỏi nhanh hơn, nhiều hơn, rèn luyện được sức khỏe và phẩm chất đạo đức, năng lực ngày một tốt hơn.   

1.2. Tiêu chuẩn để làm nghề giáo viên 

Như đã nói ở trên, “trồng người” là sứ mệnh thiêng liêng của người làm nghề giáo viên. Chính vì vậy, họ cần có những tiêu chuẩn tốt để làm gương cho học sinh, cho thế hệ trẻ học tập, noi theo. 

1.2.1. Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đam mê với nghề

Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đam mê với nghề
Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đam mê với nghề

Có thể thấy, trong giáo dục, chất lượng giảng dạy của người thầy tỉ lệ thuận với chất lượng học tập của học sinh. Do đó người thầy phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, đặc biệt là niềm đam mê với nghề thì chất lượng học sinh mới tiến bộ, phát triển hơn được. Người thầy giáo, cô giáo phải trải qua một quá trình học tập, thực hành, bồi dưỡng liên tục, kỹ lưỡng để có thể thực hiện tốt các công việc của mình và đảm bảo được chất lượng giảng dạy của mình

Vì thế, cam kết của ngành giáo dục về chất lượng đầu ra của học sinh, sinh viên với xã hội là chuyên nghiệp hóa nghề dạy học nhằm để khẳng định giá trị của nghề dạy học trong xã hội.

1.2.2. Phải có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt

Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những con người có ích cho xã hội. Các thầy cô luôn dạy cho thế hệ trẻ rằng phải trở thành một công dân tốt có tư tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, có ích cho xã hội. Nhưng bản thân những người thầy giáo, cô giáo không làm được điều đó, thì thế hệ trẻ sao noi gương, học tập theo được. Chính vì vậy, giáo viên phải là một tấm gương sáng, mẫu mực, và không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình. Phải sống có lòng nhân ái, bao dung, không thiên vị, xét xử công bằng cho các học sinh, chuẩn mực trong nhận xét đánh giá và phải luôn lấy hiệu quả giáo dục làm mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của mình. 

1.2.3. Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc 

Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

Nhiệm vụ chính của người làm nghề giáo viên chính là dạy học. Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của các thầy giáo, cô giáo là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học cho học sinh và cung cấp cho các em những kiến ​​thức cơ bản, cần thiết của từng môn học trên mỗi lớp. Không chỉ vậy, còn dạy dỗ, chỉ bảo các em từng ly, từng tí, và cung cấp cho các em thêm thông tin kiến thức ngoài kiến thức trong sách vở, trong nhà trường. Đó thực sự là điều bổ ích đối với các em không chỉ khi còn ngồi ở trên ghế nhà trường mà khi bước ra ngoài cuộc sống, xã hội. 

Bên cạnh đó, người giáo viên phải luôn giữ tinh thần trách nhiệm trong công việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ do cấp trên giao phó, ủy thác. Phải luôn gương mẫu, có ý thức, trách nhiệm và có tác phong với học sinh, với nhà trường và xã hội, bằng cách làm việc tâm huyết, luôn sáng tạo. Không chỉ là người truyền đạt kiến ​​thức mà những người giáo viên còn là người hướng dẫn, dìu dắt, hỗ trợ thế hệ trẻ học tập, nâng cao khả năng tự học, tự tìm tòi và khám phá tri thức nhân loại.

2. Những năng lực cần có của người giáo viên

2.1. Luôn trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng 

Luôn trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng
Luôn trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng

Một kiến thức uyên thâm, am hiểu sâu rộng không chỉ những kiến thức chuyên môn mà còn có các vấn đề khác là điều cần có ở một giáo viên. Chỉ khi trang bị cho mình những kiến thức môn học tốt và sự hiểu biết sâu rộng về các môn học khác, bạn mới có thể tự tin tham gia các lớp học, giảng dạy và giải đáp được các thắc mắc của học sinh. 

Không chỉ là người truyền đạt kiến ​​thức mà những người giáo viên còn là người chỉ dạy các em về đạo đức, các kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống; hướng dẫn, dìu dắt, hỗ trợ các em nâng cao tinh thần tự học, tự tìm tòi và khám phá tri thức nhân loại. Chính vì vậy, nếu không có năng lực thật vững chắc, kiến thức sâu rộng, bạn sao có thể hoàn thành tốt sự nghiệp “cầm phấn”, “trồng người” của mình được. 

2.2. Người giáo viên phải trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết

Người giáo viên phải trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết
Người giáo viên phải trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết

Những kỹ năng cần thiết ở đây là gì? Đó là các kỹ năng sư phạm, kỹ năng giảng dạy như cách diễn đạt, trình bày dễ hiểu; giọng nói to, rõ ràng,... Đặc biệt là sự tự tin, khả năng truyền cảm hứng cho học sinh. Bạn là người có nhiều kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn nhưng bạn không biết cách truyền đạt kiến thức của mình cho học sinh thì học sinh của bạn sẽ khó có thể tiếp thu được, và học giỏi là điều khó có thể làm được. Do đó, người giáo viên phải thường xuyên thay đổi phương pháp dạy học, cách tiếp cận học sinh để các em có hứng thú học tập hơn, tiếp thu bài một cách dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, sự kiên nhẫn, khả năng thích ứng, việc huấn luyện đào tạo, hay khả năng lãnh đạo,... cũng là những kỹ năng cần có để việc dạy học của người giáo viên trở nên dễ dàng hơn. 

2.3. Người giáo viên phải luôn nâng cao tinh thần học hỏi

Người giáo viên phải luôn nâng cao tinh thần học hỏi
Người giáo viên phải luôn nâng cao tinh thần học hỏi

Kiến thức là mênh mông, vô hạn. Chính vì vậy, người làm nghề giáo viên, phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức, sự hiểu biết để có thể phổ cập cho học sinh những điều thú vị hơn qua mỗi bài dạy, bài giảng. Là một người thầy giáo ham học hỏi, tìm tòi, họ sẽ không ngần ngại mở rộng tầm nhìn của mình bằng các khóa học hay các chương trình đào tạo, hội thảo. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày một tiên tiến, chúng ta không thể mãi áp dụng mãi những thứ ngày xưa được, nó đã không còn phù hợp. Chính vì vậy mà chúng ta phải tiến bộ hơn, phải nâng cao trí thức để không bị tụt hậu và còn để dạy học tốt hơn cho học sinh của mình.

Trên đây là những năng lực cần có của người giáo viên trong công việc cầm phấn giảng dạy của mình. Để trở thành một người giáo viên vừa tốt vừa giỏi, thì ngay từ bây giờ mỗi người cần phải có ý thức trau dồi và không ngừng hoàn thiện bản thân nhằm góp phần nâng cao phẩm chất và năng lực của bản thân nhé.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: