Nhân viên tư vấn thẩm mỹ là gì và công việc chính của họ?

Công việc tư vấn viên từ trước đến nay vẫn không hề dễ, đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu là một tư vấn viên thẩm mỹ giỏi thì bạn sẽ có khả năng kiếm ra nguồn thu nhập tốt dựa trên công việc ấy. Bài viết này là dành cho những ai đang thắc mắc về công việc nhân viên tư vấn viên thẩm mỹ là gì cũng như những ai đang muốn gắn bó với nghề nghiệp này

1. Nhân viên tư vấn thẩm mỹ là gì?

Trước khi đi vào khái niệm nhân viên tư vấn thẩm mỹ, chúng ta cần nhắc lại về công việc tư vấn viên trước. Công việc tư vấn viên không chỉ xuất hiện trong một ngành nghề nhất định mà ngành nào cũng có vị trí này. Đây là công việc được đánh giá là không quá vất vả mà lại có thu nhập tốt nên rất nhiều người muốn thử sức.

“Tư vấn” chính là hành động cung cấp thông tin, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc để khiến một ai đó đưa ra quyết định sau cùng. Như vậy có thể thấy việc làm tư vấn chính là yêu cầu chúng ta đưa ra những lời khuyên và những thông tin cần thiết cho khách hàng. Thường thì vị trí này sẽ hay gặp nhất ở các công ty bán hàng, bán các sản phẩm, dịch vụ khác nhau như bán bảo hiểm, spa làm đẹp…

Nhân viên tư vấn thẩm mỹ
Nhân viên tư vấn thẩm mỹ

Vị trí nhân viên tư vấn rất quan trọng trong dây chuyền bán hàng của doanh nghiệp. Mặc dù tư vấn viên không phải là người có thể đưa ra quyết định cho khách hàng, nhưng lại có thể khéo léo thuyết phục họ thông qua lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ. Bởi lẽ việc tư vấn cũng giống như thuyết phục, nếu như bạn thuyết phục thành công thì khách hàng sẽ mua sản phẩm của công ty và sử dụng. Hiện nay, hầu hết các công ty đều có bộ phận tư vấn, bộ phận này vừa giúp nâng cao doanh số, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của nhãn hàng.

Vậy nhân viên tư vấn thẩm mỹ là gì? Chúng ta dễ dàng suy ra được nhân viên tư vấn thẩm mỹ chính là những người cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc và đưa ra lời khuyên về vấn đề làm đẹp. Họ thường làm việc tại các địa chỉ làm đẹp như cửa hàng spa hay bệnh viện thẩm mỹ. Lương của một tư vấn viên thẩm mỹ khá ổn định, khoảng 10-15 triệu cho các spa từ nhỏ đến trung bình, và sẽ cao hơn khi làm tại các spa lớn và bệnh viện.

Xem thêm: Danh sách việc làm chuyên viên tư vấn thẩm mỹ

2. Công việc của nhân viên tư vấn thẩm mỹ

Công việc chính của nhân viên tư vấn thẩm mỹ đã được thể hiện rất rõ qua tên gọi, đó là tư vấn. Sau khi khách hàng tìm đến cửa hàng thì họ sẽ được bộ phận lễ tân tiếp đón, sau đó dẫn qua bộ phận tư vấn. Vì hầu hết các khách hàng đến thường chưa có quá nhiều kiến thức về lĩnh vực làm đẹp hoặc còn phân vân, cần được hỗ trợ để đưa ra quyết định cuối cùng.

Lúc này, nhân viên tư vấn sẽ đứng ra, dựa vào những thông tin khách hàng cung cấp về tình trạng cũng như nhu cầu làm đẹp để đưa ra những lời tư vấn phù hợp. Họ cần giới thiệu cho khách hàng những cách thức làm đẹp phù hợp với làn da và nhu cầu điều trị. Kết hợp với việc so sánh và đánh giá các phương pháp và sản phẩm làm đẹp để khách hàng quyết định xem có nên sử dụng dịch vụ hay sản phẩm này không. Đồng thời họ cũng cần giải đáp các thông tin và thắc mắc của khách hàng về nhiều mặt khác nhau.

Tư vấn viên thẩm mỹ có công việc giải đáp thắc mắc cho khách hàng
Tư vấn viên thẩm mỹ có công việc giải đáp thắc mắc cho khách hàng

Khi đã thuyết phục được khách hàng sử dụng dịch vụ làm đẹp thì nhân viên tư vấn sẽ hỗ trợ họ trong quá trình bắt đầu và đến khi kết thúc thanh toán. Khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ cũng hoàn toàn có thể yêu cầu nhân viên tư vấn giải đáp các thắc mắc liên quan. Một số địa chỉ làm đẹp cũng sẽ kết hợp những khuyến mãi như giảm giá, combo gói thẩm mỹ, thẻ thành viên… và nhân viên tư vấn sẽ cần phải giới thiệu chúng cho khách hàng.

Cuối cùng, tùy địa điểm mà nhân viên tư vấn sẽ phải gọi điện tìm kiếm khách hàng mới, mời họ đến địa chỉ của bạn để thử những phương pháp thẩm mỹ mới nhất với giá ưu đãi. Trên thực tế, công việc này là của bộ phận khác, nhưng nhiều nơi sẽ tích hợp lại một nhiệm vụ của tư vấn viên thẩm mỹ.

Đọc thêm: Chuyên viên tư vấn tín dụng - Hiểu đúng về tư vấn tín dụng là gì

3. Tại sao lại cần có nhân viên tư vấn thẩm mỹ?

Tư vấn viên cũng nằm trong khâu chăm sóc khách hàng của các địa chỉ này, chính vì vậy nếu đầu tư đội ngũ tư vấn viên sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy rằng công ty của bạn chú trọng đến việc giúp đỡ họ. Bởi lẽ, tư vấn viên đóng vai trò hỗ trợ khách hàng trong khâu quyết định. Ngoài ra, việc có một bộ phận tư vấn viên sẽ khiến cho doanh nghiệp của bạn trông chuyên nghiệp hơn, luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp thông tin cho mọi khách hàng.

Nhân viên tư vấn đóng vai trò quan trọng
Nhân viên tư vấn đóng vai trò quan trọng

Đặc biệt với ngành thẩm mỹ nói riêng, khách hàng trước khi đến luôn phân vân giữa những sự lựa chọn hoặc chưa biết phải làm gì. Nhân viên tư vấn thẩm mỹ sẽ giúp họ đưa ra quyết định dễ dàng hơn, tư vấn làm sao để khách hàng chọn lựa dịch vụ phù hợp với bản thân và nhu cầu làm đẹp của họ.

Trên thực tế đã cho thấy, nhân viên tư vấn góp phần vào tăng doanh thu của nhãn hàng. Bằng những lời lẽ khéo léo, họ lấy được sự tin tưởng và rút ngắn thời gian quyết định của khách. Có thể nói, nhân viên tư vấn cũng là một hình thức tiếp thị dịch vụ và sản phẩm nhưng với một cách khác chuyên nghiệp hơn.

Đọc thêm: Có nên làm tư vấn bảo hiểm nhân thọ không?

4. Yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn của nhân viên tư vấn thẩm mỹ

Nhân viên tư vấn thẩm mỹ cũng có những yêu cầu nhất định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ chia những yêu cầu đó thành ba ý chính để dễ dàng nắm bắt và theo dõi.

4.1. Chuyên môn

Muốn trở thành nhân viên tư vấn, đầu tiên bạn cần có chứng chỉ chứng minh các kiến thức về làm đẹp của bạn là chính xác. Có các khóa học về làm đẹp kèm theo cung cấp chứng chỉ mà bạn có thể theo học trong khoảng thời gian không quá dài, từ ba đến sáu tháng. Những chứng chỉ ấy khiến cho những lời tư vấn của bạn trở nên chắc chắn và đáng tin cậy hơn.

Tư vấn viên thẩm mỹ làm việc tại các thẩm mỹ viện
Tư vấn viên thẩm mỹ làm việc tại các thẩm mỹ viện

Bên cạnh bằng cấp, bạn cũng cần nắm chắc các kỹ năng chuyên môn. Tuy là khách hàng không nắm chắc kiến thức về lĩnh vực thẩm mỹ, nhưng bạn cũng không được nói sai sự thật. Nếu không may gặp phải khách hàng khó tính hoặc hiểu biết thì không những bạn mà nơi bạn làm cũng sẽ gặp rắc rối. Vậy nên, cần phải đảm bảo lời tư vấn của mình là hoàn toàn chính xác nếu bạn không muốn đánh mất niềm tin từ phía khách hàng.

Ngoài những kiến thức làm đẹp sẵn có, bạn cần phải luôn cập nhật những kiến thức mới. thông tin mới. Ngày nay ngành thẩm mỹ rất phát triển, nhiều phương pháp làm đẹp mới ra đời, đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc có khả năng ngoại ngữ là vô cùng tốt, đặc biệt là khi bạn làm trong những thẩm mỹ viện hay bệnh viện lớn. Khi đó, bạn có khả năng sẽ găp khách nước ngoài và tất nhiên họ không thể hiểu những lời tư vấn bằng tiếng việt.

Đọc thêm: Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn và những lưu ý quan trọng

4.2. Kỹ năng

Bên cạnh chuyên môn thì kỹ năng đóng vai trò không kém trong quá trình tư vấn. Kỹ năng và chuyên môn thường sẽ song hành với nhau, nếu thiếu đi một cái thì khó có thể tư vấn thành công. Kỹ năng giao tiếp chính là bí quyết dẫn đến thành công trong nghề này. Giao tiếp ở đây không chỉ dừng lại ở lời nói mà còn thể hiện ở ánh mắt, cử chỉ và giọng nói của bạn.

Việc tư vấn giúp khách hàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp
Việc tư vấn giúp khách hàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp

Một tư vấn viên tốt là người ăn nói rõ ràng, dễ nghe, dùng ngôn ngữ một cách điêu luyện để khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi nghe tư vấn. Không có kỹ năng giao tiếp thì không thể trở thành một tư vấn viên giỏi. Luôn niềm nở và tươi cười với khách hàng dù có trong trường hợp nào. Sẵn sàng trong mọi trường hợp để giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình tư vấn. Ngoài ra có thể kể đến các kỹ năng khác như đàm phán, thuyết phục, biết lắng nghe và chia sẻ…

Ngoài ra một tư vấn viên cũng cần phải có những quy tắc đạo đức riêng trong nghề. Bởi vì ngày nay, nhiều người lạm dụng vị trí này để tạo ra lợi nhuận, tư vấn sai lệch nhằm thúc đẩy doanh thu, khiến cho chất lượng nghề tư vấn viên giảm sút. Tư vấn viên cần phải đảm bảo việc tư vấn chính xác, trung thực, có trách nhiệm với từng câu nói. Đồng thời phải bảo đảm tôn trọng cũng như giữ kín những thông tin của khách hàng dù có được yêu cầu hay không.

4.3. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm là một yếu tố không quá quan trọng, nhưng nếu có thì sẽ là một điểm cộng lớn. Thường thì tư vấn viên hoàn toàn có thể từ những vị trí khác trong ngành thẩm mỹ chuyển sang nếu như thấy thích hợp nhưng với điều kiện tối thiểu là có kiến thức chuyên môn. Có một số địa chỉ làm đẹp lớn thì họ sẽ bắt buộc yêu cầu tuyển tư vấn viên có kinh nghiệm và tất nhiên lương của họ sẽ cao hơn. Muốn tích lũy được kinh nghiệm thì bạn nên đi học, đi làm ở các vị trí khác hoặc những địa chỉ mà chưa yêu cầu có kinh nghiệm.

Tư vấn qua điện thoại
Tư vấn qua điện thoại

Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến việc làm nhân viên tư vấn thẩm mỹ. Bạn đã nắm được nhân viên tư vấn thẩm mỹ là gì chưa? Mong rằng bài viết này sẽ hỗ trợ cho các bạn những thông tin cần thiết nhất về công việc này.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào