Trả lời cho câu hỏi: Nhân viên bán hàng là gì?

Icon Author Trần Uyên Thư

Ngày đăng: 2024-03-29 15:35:45

Hiện nay, nhân viên bán hàng đang là một ngành nghề rất “hot” thu hút đông đảo người lao động, đặc biệt là giới trẻ. Vậy nhân viên bán hàng là gì? Họ phải làm những công việc như thế nào? Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề này thì hãy cùng vieclam88.vn theo dõi bài viết bên dưới để biết câu trả lời nhé.

1. Những điều cần biết về nhân viên bán hàng

Nhân viên bán hàng là gì?

1.1. Định nghĩa về nhân viên bán hàng

  Nhân viên bán hàng là người tiếp xúc với khách hàng trực tiếp, tư vấn, giới thiệu hàng hóa, là người trực tiếp đem doanh số bán hàng về cho công ty. Nhân viên bán hàng làm việc chủ yếu ở cửa hàng hoặc showroom. Một nhân viên bán hàng giỏi, có năng lực sẽ luôn được các công ty, doanh nghiệp săn đón với những đãi ngộ và mức lương hợp lý.

1.2. Nhân viên bán hàng có quan trọng hay không?

  Hiện nay, ở bất kỳ một cửa hàng tạp hóa hay một siêu thị nào ta đều bắt gặp những hình ảnh các nhân viên vừa bán hàng, vừa tư vấn, giới thiệu sản phẩm cho khách. Nếu như không có họ thì chúng ta sẽ gặp khó khăn rất lớn để có thể tìm được một sản phẩm phù hợp mong muốn của mình. Không chỉ thế nhân viên bán hàng còn là những người đi đầu trong ngành dịch vụ về tiêu chuẩn cách ăn mặc, nói năng và sự nhã nhặn.

Xem thêm: Việc làm nhân viên bán hàng

2. Công việc của nhân viên bán hàng

Công việc của nhân viên bán hàng là gì?

  Một nhân viên bán hàng phải thực hiện các công việc như sau:

  Nhận hàng và có trách nhiệm kiểm đếm mọi mặt hàng được giao, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nhân viên bán hàng có trách nghiệm kiểm tra xem số lượng hàng đã đầy đủ chưa, kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm, bao bì của sản phẩm có vấn đề gì không. Nếu có vấn đề phát sinh gì thì nhân viên bán hàng phải báo cáo lại cho cấp trên để khắc phục. Mọi việc kiểm hay giao nhận đều phải có biên lai giao nhận hàng và cần có đầy đủ chữ ký của hai bên với số lượng chính xác.

  Bảo quản, trông coi, giữ gìn nguyên vẹn hình thức cũng như chất lượng sản phẩm. Sau các bước nhận hàng thì nhân viên bán hàng phải có trách nghiệm bảo quản, giữ gìn và trông coi các sản phẩm bày bán. Hàng hóa được bày theo thứ tự nhất định đã được quy định đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ. Ngoài ra nếu hàng có lỗi hay hỏng hay mất mát thì nhân viên có trách nhiệm báo cáo lại với cấp trên ngay.

  Trưng bày hàng hóa. Bình thường thì hàng hóa được sắp xếp tùy thuộc vào chủ cửa hàng hay quản lí. Song điều đó phải được đảm bảo bởi nhân viên bán hàng. Bởi vì nhiệm vụ của nhân viên bán là duy trì sơ đồ đó, tránh các trường hợp thiếu mặt hàng hay hàng tồn kho không có hướng giải quyết.

  Kiểm kê sản phẩm. Nhân viên bán hàng phải kiểm kê số lượng hàng hóa hàng ngày. Công việc gồm kiểm tra số lượng hàng hiện tại, trong kho và đang bày bán, cập nhật lượng hàng bán hàng ngày và cân đối số liệu để bày lại hàng và kiểm tra doanh thu để nộp tiền. Một số người còn phải kiểm tra tỉ lệ bán chạy của một số mặt hàng để điều chỉnh số lượng hàng hóa cần nhập vào

  Giải quyết các vấn đề của khách hàng. Bất kì việc gì liên quan đến khách hàng thì nhân viên bán hàng sẽ là người chịu trách nghiệm trực tiếp đưa ra hướng giải quyết. Cần nắm rõ quy trình đổi trả hay sửa chữa các mặt hàng để trả lời khách hàng khi họ có yêu cầu. Một điểm nửa là phải chú ý là lỗi đó của sản phẩm hay khách hàng để đưa ra hướng giải quyết đúng nhất.

Trang vàng doanh nghiệp

3. Những tiêu chuẩn để trở thành nhân viên bán hàng

Bạn nghĩ nhân viên bán hàng là gì?

  Nếu bạn muốn tuyển hoặc ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng, hãy lưu ý các tiêu chuẩn sau:

  - Tiêu chuẩn 1: Áp lực kiếm tiền. Vị trí này chỉ tuyển những ai có áp lực có thu nhập hàng tháng để lo cho cuộc sống gia đình. Vậy nên nếu bạn có kinh tế tốt, đi xe máy đẹp, dùng điện thoại iphone, tốt nghiệp đại học muốn đi làm bán hàng để tích lũy kinh nghiệm... thì tất yếu bạn sẽ bị loại. Doanh nghiệp cần những người nghiêm túc, muốn có một công việc thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng tháng tùy theo nỗ lực và thành quả bán hàng để lo cho gia đình; ít nhìn ngang nhìn dọc tìm việc khác lương cao hơn... Do đó, nếu bạn có bằng đại học thì bạn dễ trượt từ vòng ngoài. Mức lương này phù hợp với những người có bằng THPT hoặc trung cấp, cao đẳng.  Muốn trúng tuyển, hãy cất bằng đại học đi, bạn cần công việc có thu nhập ổn định và được chính sách an sinh tốt, bạn nhận thấy đây là công việc bạn yêu thích và thích gắn bó lâu dài... Bạn chấp nhận lăn lộn để có thêm vài trăm ngàn đồng.

  - Tiêu chuẩn 2: Quen lao động vất vả. Bán hàng là rất vất vả, chạy mưa chạy nắng, kiên trì đeo bám... Vậy nên, nếu bạn sợ đen da, nếu bạn chưa quen lao động vất vả, bạn đến ứng tuyển với hình ảnh tiểu thư, công tử… thì chắc chắn bạn sẽ trượt. Người phỏng vấn nhìn từ móng tay, đến những câu hỏi đời thường để xem bạn có chịu được vất vả hay không. Dù bạn hứa sẽ cố gắng, nhưng chỉ sau 1 tuần chạy bán hàng là bạn sẽ chán và bỏ. Vậy nên, ưu tiên tuyển những người đã quen làm các công việc vất vả như đi lính nghĩa vụ về, luôn sẵn sàng xắn tay áo vào việc...

  - Tiêu chuẩn 3: Giao tiếp. Bán hàng chỉ phù hợp với những người mạnh dạn, sẵn sàng giao tiếp và làm quen, kết bạn với những người khác. Nếu bạn sợ giao tiếp, ngại gõ cửa phòng người khác, mạnh dạn xó bếp... thì chắc chắn nghề này sẽ ko phù hợp. Người tuyển dụng chỉ qua cách trao đổi là đánh giá được bạn có phù hợp không.

  - Tiêu chuẩn 4: Thuyết phục. Bạn cần có năng lực đưa ra các luận giải, lý lẽ... để thuyết phục người khác. Do đó, chỉ vài câu hỏi đưa ra để bạn thể hiện năng lực thuyết phục của bạn là đủ để thấy bạn có làm bán hàng được không. Ví dụ, hãy cho biết tại sao tôi tuyển bạn?

  - Tiêu chuẩn 5: Trung thực. Nhân viên bán hàng phải trung thực, tạo được thiện cảm về sự chân thành với người khác. 

  Nếu bạn có 5 tiêu chuẩn trên, bạn sẽ tuyển được nhân viên bán hàng có năng lực và cam kết, gắn bó lâu dài. Ngược lại, nếu bạn muốn được tuyển dụng làm nhân viên bán hàng, hãy lưu ý về các năng lực trên để thể hiện mình thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì

4. Những thách thức đối với nhân viên bán hàng

  Có rất nhiều vấn đề và thách thức đối với đội ngũ bán hàng của các công ti, theo nghiên cứu của tập đoàn Profiles International về mục đích tìm hiểu những thách thức mà đội ngũ bán hàng ở các công ty gặp phải thì đây là một số kết quả nghiên cứu:

- Nhân viên bán hàng cảm thấy thiếu động lực vì thu nhập (lương, hoa hồng...) không đủ.

  - Các công ty, doanh nghiệp không biết cách tuyển dụng.

  - Thiếu sự đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng mới.

  - Các nhân viên bán hàng còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm.

  - Các nhân viên thiếu đi suy nghĩ sáng tạo trong việc tìm kiếm hướng kiếm khách hàng mới.

- Các doanh nghiệp không thực sự nắm rõ điều gì làm cho một nhân viên bán hàng trở nên ưu tú, để có thể tìm ra cách điều chỉnh đội ngũ bán hàng.

  - Thiếu ngân sách khiến cho doanh nghiệp hay công ty không thể đạo tạo một đội ngũ bán hàng một cách hiệu quả.

  - Doanh nghiệp khó xác định kĩ năng của các nhân viên với nhau.

  - Tỉ lệ luân chuyển công việc tại vị trí bán hàng thường cao hơn các vị trí khách rất nhiều

  Theo một số nghiên cứu khác thì vị trí nhân viên bán hàng là một trong những công việc khó tuyển dụng nhất. Số lương nghỉ việc ở vị trí này cũng rất cao khoảng 40% và lương phải trả cho một nhân viên bán hàng không thực sự cao và chi phí phải trả cho một nhân viên bán hàng không hiệu quả thường rất cao. Và sự đồng đều giữa các nhân viên bán hàng cũng được thể hiện rất rõ. Nhân viên bán hàng xuất sắc có thể đem về doanh thu cao hơn trung bình 42% với một nhân viên bán hàng không tốt. Và có thể thấy khoảng cách giữa nhân viên bán hàng tốt và không tốt lên đến 84%.

  Mong rằng, bài viết của vieclam88.vn trên đây sẽ giúp bạn hiểu” nhân viên bán hàng là gì?” Liệu bạn có phù hợp với công việc đó hay không? Từ đó đưa ra những lựa chọn chính xác cho bản thân mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: