Nhân chứng là gì - Những thông tin về nhân chứng bạn cần phải biết

Icon Author Lê Tuệ Nhi

Ngày đăng: 2021-06-26 11:19:38

Trong hầu hết các cuộc tố tụng đều không thể thiếu người làm chứng hay nhân vật làm chứng. Họ là ai? Nhân chứng là gì? - Bạn đã thực sự hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân chứng chưa? Cùng làm rõ chủ đề này trong bài viết sau đây:

1. Nhân chứng là gì? - Vai trò của nhân chứng

Trang bị những thông tin về pháp luật là điều cơ bản để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong đó bạn cần phải có những khái niệm hiểu biết tối thiểu về nhân chứng là gì. Ở mỗi lĩnh vực sẽ có những cách hiểu khác nhau về nhân chứng.

Dịch theo văn học, nhân là người, chứng là thấy, là thấy sự vật, hiện tượng ở một thời điểm hoàn cảnh, vậy nhân chứng là người làm chứng phụ thuộc vào hoàn cảnh, sự kiện cụ thể nhất định. 

Nhân chứng là ai?
Nhân chứng là ai?

Trong pháp luật, nhân chứng là người biết rõ các tình tiết quan trọng xảy ra trong vụ án và sẽ xuất hiện tại các phiên tòa tổ chức xét xử để làm chứng. Xuyên suốt quá trình điều tra vụ án, nhân chứng sẽ được cơ quan tố tụng triệu tập để trình bày lời khai phục vụ cho vụ án diễn ra nhanh nhất.

Từ khái niệm thì có thể thấy nhân chứng với vai trò rất quan trọng có thể nhắc đến như sau: 

- Là người nắm giữ các tình tiết liên quan đến vụ án và tội phạm bị truy tố.

- Khi có lệnh triệu tập của cơ quan có thẩm quyền, sẽ làm nhân chứng và trung thực cung cấp các thông tin của vụ án. 

Đồng thời chịu trách nhiệm với những lời mình nói ra khi khai báo gian dối, khai báo sai sự thật, không trung thực trong cung cấp lời khai hay trốn tránh không khai khai báo trong trường hợp không gặp bất kỳ khó khăn cản trở nào.

- Nhân chứng sẽ được các cơ quan tổ chức, nơi mà họ đang học tập làm việc tạo điều kiện để thực hiện cung cấp lời khai, tham gia vào quá trình tố tụng.

Xem thêm: Bị can là gì và các quy định hiện hành liên quan đến bị can

2. Quyền của nhân chứng

Tất nhiên khi làm nhân chứng quan trọng trong một vụ án, người làm chứng sẽ được quyền hưởng những đặc ân sau đây:

Đầu tiên, nhân chứng phải được thông báo đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình phải hoàn thành.

Thứ hai, nhân chứng là người có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ bản thân, gia đình, bạn bè khi bị đe dọa về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm tài sản quyền lợi hợp pháp chính đáng theo quy định của pháp luật của mình và người thân.

Thứ ba, nhân chứng cũng có quyền có thể nộp đơn khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan hoặc người có thẩm quyền tố tụng liên quan đến việc đưa người đó đứng ra làm nhân chứng cho vụ án.

Quyền lợi của nhân chứng
Quyền lợi của nhân chứng

Thứ tư, trong quá trình đi lại phục vụ cho vụ án thì người làm chứng sẽ được thanh toán các chi phí này cũng như những chi phí phát sinh khác. Cơ quan triệu tập người làm chứng sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán các khoản phí này.

3. Nghĩa vụ của nhân chứng

Bên cạnh quyền lợi được hưởng thì hiển nhiên nhân chứng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Nghĩa vụ thứ nhất, nhân chứng phải có mặt đầy đủ, đúng thời gian quy định theo yêu cầu triệu tập của cơ quan tố tụng có thẩm quyền gửi đến.

Trong một vài trường hợp sau đây, người làm chứng sẽ bị dẫn giải với tư cách người phạm tội:

- Cố tình vắng mặt, không tham gia triệu tập cung cấp lời khai mà không có lý do chính đáng nào cũng như trở ngại nào.

- Sự vắng mặt của nhân chứng làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra, gây khó khăn trong việc giải quyết thông tin và xử lý tội phạm.

Nghĩa vụ mà nhân chứng phải tuân thủ
Nghĩa vụ mà nhân chứng phải tuân thủ

Nghĩa vụ thứ hai, nhân chứng phải trình bày đúng, trung thực, khách quan và chính xác những gì đã biết, đã thấy, đã nghe có liên quan đến tình tiết của vụ án cùng với lý do mà mình biết được những thông tin đó.

4. Tại sao cần bảo vệ nhân chứng?

Bảo vệ nhân chứng là các hình thức, biện pháp được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền tố tụng nhằm mục đích bảo vệ người làm chứng, gia đình và người thân của họ khỏi sự đe dọa, ức hiếp, ràng buộc và mua chuộc của những người có hành vi xấu. 

Các hoạt động bảo vệ nhân chứng được yêu cầu phải đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người làm chứng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho họ hợp tác tham gia vào quá trình điều tra vụ án, cung cấp thông tin về tội phạm và những người có liên quan.

Áp dụng bảo vệ nhân chứng là việc làm rất cần thiết và quan trọng trong quá trình điều tra vụ án bởi các lý do sau:

Thứ nhất là, nhân chứng và người thân của họ thuộc đối tượng dễ bị đe dọa và mua chuộc bởi tội phạm và người thân của tội phạm hòng làm thay đổi kết quả vụ án.

Thứ hai là, dưới sự bảo vệ của cơ quan tố tụng cũng như pháp luật Nhà nước thì người làm chứng sẽ có tự tin yên tâm phối hợp với cơ quan chức năng để cung cấp lời khai trung thực khách quan mà không sợ bị đe dọa, ràng buộc hay mua chuộc.

Chương trình bảo vệ nhân chứng
Chương trình bảo vệ nhân chứng

Thứ ba là, việc sử dụng chương trình bảo vệ nhân chứng là trách nhiệm của Nhà nước và cơ quan điều tra có thẩm quyền trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 

Nhờ đó, người dân càng tin tưởng vào vai trò của Nhà nước và pháp luật và vì thế, họ cũng sẽ tích cực tham gia đấu tranh, ngăn ngừa tội ác, đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho đất nước.

Để đảm bảo được tốt nhất về quyền và nghĩa vụ của nhân chứng thì chương trình bảo vệ nhân chứng đã xuất hiện. Như vậy, người dân có thể an tâm thực hiện tốt trách nhiệm của mình đồng thời cũng đảm bảo được tính mạng, lợi ích và quyền của bản thân.

Xem thêm: Tố tụng hình sự là gì và những nguyên tắc, chức năng cần biết 

5. Những câu hỏi liên quan đến nhân chứng

Đã có rất nhiều các câu hỏi thắc mắc liên quan về chủ đề nhân chứng là gì. Cùng vieclam88.vn lần lượt tháo gỡ những câu hỏi này nhé:

Câu hỏi: Những trường hợp nào không được làm nhân chứng?

Trường hợp thứ nhất: Người bào chữa cho người bị buộc tội/tội phạm.

Trường hợp thứ hai: Người có khiếm khuyết về ý thức, tinh thần, không có khả năng nhận thức về những gì đã xảy ra, không có khả năng cung cấp và khai báo các thông tin về tội phạm.

Câu hỏi: Có thể từ chối ra tòa làm nhân chứng hay không?

Nhân chứng phải có nghĩa vụ tham gia triệu tập hỗ trợ cho quá trình điều tra và xét xử khi cơ quan tố tụng, cơ quan điều tra có thẩm quyền đã thực hiện đầy đủ các thủ tục triệu tập và giải thích cụ thể lý do, quyền lợi, nghĩa vụ của công dân.

Nhân chứng trước tòa
Nhân chứng trước tòa

Và trong trường hợp người làm nhân chứng không thể ra tòa thì có thể làm đơn xin đề nghị xét xử vắng mặt nhân chứng. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải cung cấp lời khai đầy đủ chính xác tại cơ quan điều tra.

Câu hỏi: Chương trình bảo vệ nhân chứng của Việt Nam gồm những gì?

Trong văn bản pháp quy của Chính phủ có đưa ra các biện pháp bảo vệ nhân chứng bao gồm:

- Tổ chức bố trí các lực lượng phương tiện bảo vệ nơi ở, nơi học tập và làm việc của người làm chứng.

- Giữ bí mật thông tin địa chỉ của người làm chứng.

- Thực hiện thay đổi thông tin nhận dạng của người làm chứng khi cần thiết.

- Nhà nước sẽ cung cấp, hỗ trợ chi phí cho người đứng ra làm chứng.

Đây là những câu hỏi phổ biến mà được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Tất nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình thì bạn cũng cần phải nắm rõ những nội dung này.

Bảo vệ nhân chứng
Bảo vệ nhân chứng

Tóm lại có thể thấy rằng nhân chứng là người rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình điều xét xử tội phạm. Mong rằng với chủ đề nhân chứng là gì mà vieclam88.vn vừa trình bày ở trên thì các bạn độc giả có thể đảm bảo thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.

Tham gia bình luận ngay!

captcha
Chưa có bình luận nào

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ Đỗ Xuân Mạnh: